Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Những câu chuyện ly kỳ về thời phong kiến Trung Hoa vẫn luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt. Trong đó, vị trí thư đồng khiến nhiều người tò mò vì được phân ra tới 6 loại.
Cụ thể, trong các bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, các thư sinh khi lên kinh thành thi cử để ra làm quan thường có một thư đồng đi theo để phụ việc vặt. Các thư đồng này ngoài việc mài mực cho thư sinh còn có nhiệm vụ giúp các công việc vặt trong cuộc sống như giặt giũ, lo cơm nước thậm chí kiêm nhiệm tất cả các nhiệm vụ lớn nhỏ.
Theo từ điển tiếng Việt, thư đồng có nghĩa là cậu bé giúp việc trong phòng sách. Tuy nhiên, ở thời phong kiến, ngoài việc giúp đỡ chủ nhân trong việc học, thư đồng còn làm chân chạy vặt, đảm nhận tất cả các công việc để chủ nhân chú tâm vào việc thi cử, đèn sách.
Theo Sohu.com, ở thời phong kiến, những thanh niên nghèo chỉ có một cách duy nhất để thay đổi cuộc đời là miệt mài đèn sách để chờ thời cơ ra kinh thành thi cử để có cơ hội làm quan. Một khi được làm mệnh quan triều đình hay may mắn hơn nếu đỗ Trạng nguyên, sẽ có cơ hội được làm phò mã, một bước nhận được vinh sủng. Vì lý do đó, các thư sinh nghèo đều kiên trì việc đèn sách để mong một ngày đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.
Để ngăn cản việc các thư sinh bị phụ nữ mê hoặc, các gia đình đều thuê hoặc mua đứt một thư đồng để giúp họ chuyên tâm việc đèn sách, dùi mài kinh sử.
Thời xưa, thư đồng được phân ra làm 6 loại:
Loại thứ nhất là giúp thư sinh sắp xếp việc nhà. Các thư đồng này tương đương với bảo mẫu hiện tại và người giúp việc riêng trước đây.
Loại thứ hai là thư đồng chuyên giúp thư sinh thu dọn thư phòng, vai trò cao hơn người hầu một chút, các thư đồng này ít nhất phải biết chữ để tránh vứt sổ sách giấy tờ quan trọng.
Loại thứ ba là thư đồng có nhiệm vụ bảo vệ chủ nhân, trách nhiệm này không khỏi khiến người ta nhớ đến rất nhiều thư đồng trông có vẻ lương thiện, kín đáo nhưng thực ra lại là cao thủ với những bí mật ẩn giấu. Đây là thư đồng dành cho những thiếu gia hay con của các thương nhân giàu có muốn con cái đi theo con đường quan lộ.
Loại thứ tư giống như quan hệ công chúng hiện nay, có nhiệm vụ giúp đỡ các thư sinh giải quyết một số vấn đề cá nhân riêng tư.
Loại thứ năm là thư đồng đi cùng các thư sinh, trông có vẻ cao cấp hơn các thư đồng thông thường, cùng học với thư sinh và cùng đó đây để tìm hiểu về nhân tình thế thái.
Loại thứ sáu là để đáp ứng nhu cầu sinh lý của thư sinh vì khi đó các thư sinh được giáo dục nghiêm khắc và không được phép tiếp cận phụ nữ. Tuy nhiên, điều này tới nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Theo Sohu, hệ thống này phổ biến ở Quảng Đông và Phúc Kiến lân cận. Thời điểm đó, con trai khoảng 16 tuổi thường nhận một người đàn ông lớn tuổi hơn chưa vợ làm anh trai kết nghĩa. Sau một nghi lễ nào đó, hai người ăn ngủ với nhau như vợ chồng cho đến khi người lớn tuổi kết hôn. Một số vẫn duy trì mối quan hệ ngay cả khi một hoặc cả hai người đã kết hôn, thậm chí họ còn yêu nhau ở tuổi ngoài ba mươi. Cha mẹ hai bên cũng coi con trai của nhau như con rể và sẽ chịu một phần chi phí khi con trai bên kia lấy vợ.
Phải đến cuối thời nhà Thanh sụp đổ, những hình thức hôn nhân như "tình anh em" mới dần biến mất khỏi tầm mắt của chế độ xã hội.
Ngoài vị trí thư đồng, ở thời phong kiến, còn rất nhiều "công việc" lạ khiến ai nghe xong cũng đỏ mặt.
Cụ thể, hoàng tộc Trung Quốc cổ đại rất coi trọng việc nối dõi tông đường. Ngay cả phò mã của công chúa cũng được lựa chọn từ hàng nghìn người. Trước khi kết hôn, phò mã phải vượt qua đánh giá của " cung nữ thử hôn".
Những khiếm khuyết, khả năng chăn gối, gia đình phò mã... là những yếu tố để công chúa quyết định kết hôn với người đó hay không.
Nói một cách đơn giản, thân phận thực sự của cung nữ thử hôn chính là thị nữ thân cận bên cạnh công chúa. Chức năng chính của nàng là mở đường cho công chúa, thử lòng phò mã cũng như cuộc sống ở phủ của chàng. Sau khi sống trải nghiệm, cung nữ này sẽ trở về cung bẩm báo lại với chủ nhân. Ở trong phủ phò mà và bản thân chàng có bất kỳ khuyết điểm nào cũng đều được kể lại tường tận. Công chúa là người có thân phận cao quý, cung nữ tuyệt đối không được đùa giỡn, giấu giếm hay bịa đặt. Hầu hết các cung nữ thử hôn cũng đều không dám đùa giỡn với tính mạng của mình.
Trong hầu hết các trường hợp, những cung nữ thử hôn sẽ được phò mã hoặc công chúa giữ lại phủ, trở thành thê thiếp hoặc người hầu cho họ. Dẫu vậy, cung nữ thử hôn vẫn là nô lệ. Sau khi vào phủ phò mã, nàng có thể bị chính công chúa làm nhục. Dù sao cung nữ này cũng đã cùng phò mã ân ái, không tránh khỏi công chúa ghen tị. Rơi vào hoàn cảnh này, người cung nữ sẽ bị hạn chế ở khắp nơi trong phủ, địa vị thấp hèn, vận mệnh nằm trong tay công chúa.
Trên thực tế, những cung nữ thử hôn đều là những cô gái trẻ, lớn lên trong chốn thâm cung và chưa bao giờ trải qua chuyện tình cảm nam nữ. Họ không trải đời, không thể phân biệt tốt xấu. Nói cách khác, sự hiểu biết của họ về khía cạnh này rất ít. Mặt khác, những chàng phò mã tương lai biết rõ về việc thử hôn nên họ không bao giờ để lộ ra mặt xấu của mình trước mặt các cung nữ này. Những gì mà cung nữ thử hôn thấy chỉ là biểu hiện giả dối. Do đó, khi trở về bẩm báo chủ nhân, mô tả của họ thường không giống với tình hình thực tế.
Thái giám sau khi tịnh thân phải ở nơi này 1 tháng mới cho ra ngoài! Bảo Nam16:40:42 11/11/2024Thái giám là công việc không được đánh giá cao nhưng lại có thể được nhiều ngân lượng và có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cái giá của việc trở thành thái giám chính là phải trải qua quá trình tịnh thân, mất khả năng nối dõi tông đường .
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo