Ba mẹ đều là F0, bé trai cắp nách em nhỏ vào khu cách ly khiến ai nấy xót xa
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ tích cực câu chuyện của anh Phạm Phúc Lợi, hiện là giảng viên khoa Du lịch và Việt Nam học của trường Đại học Nguyễn Tất Thành mong muốn tiếp thêm "vắc-xin" tinh thần để người nhận có chút vui vẻ, mau chóng khỏi bệnh qua những hộp cơm có những dòng chữ được anh nắn nót viết.
Nam giảng viên 8X chia sẻ: "Gọi những suất cơm đặc biệt ấy là "Cơm chữ", "Lạc quan đã giúp tôi ngoạn mục vượt qua những biến cố của cuộc đời nên tôi hiểu giá trị tinh thần quý báu hơn bao giờ hết". Mỗi ngày, 15 - 20 hộp cơm trong số 300 hộp trao đi sẽ có những lời nhắn nhủ "cưng xỉu" do anh Lợi nghĩ ra và tự tay nắn nót viết. Do không đủ nhân lực và không có nhiều thời gian nên nam giảng viên chỉ viết ngẫu nhiên thay vì làm hàng loạt. Điều này sẽ giúp người nhận thêm hào hứng, xem như là cái duyên đặc biệt. Ban đầu, trên hộp cơm chỉ là vài dòng nhắn đơn giản như: "Ăn là yêu người nấu, không ăn là "gấu" của người mang cơm", "Người nấu phần cơm này chưa có người yêu"...
Về sau, anh Lợi "đầu tư" hơn bằng những câu thơ dí dỏm, thậm chí có cả hình vẽ để tăng thêm phần sinh động: "Dịch bệnh chưa thể mua cua / Hôm nay tạm món cà chua sốt cà" và câu "Cơm này đi khắp muôn nơi / ai mà nhận được, cả đời thương tôi" hay câu "Yêu nhau mấy núi cũng trèo / Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng giao cơm"...Biết đến hành động ý nghĩa của nam giảng viên trẻ qua những bài đăng trên trang cá nhân, nhiều bạn bè đã nhiệt tình đóng góp những câu thơ dí dỏm để anh có thêm "chất liệu" nhắn nhủ trên các hộp cơm. Nam giảng viên dí dỏm: "Phần này có được sự góp sức của các "nhà thơ chuẩn mực" gửi về nên thi vị, còn mấy câu bá đạo là mùi của mình".
Các bài cập nhật mỗi ngày về "cơm chữ" của anh Lợi đều thu hút hàng ngàn lượt "thả tim" và hàng trăm bình luận khen ngợi ý tưởng độc đáo, đáng yêu giúp truyền năng lượng tích cực trong thời gian này, netizen bình luận: "Nấu cơm này thấy vậy cũng cực lắm, mà nghĩ ra mấy câu này giúp người nhân thấy vui và hạnh phúc khi ăn". Ngoài ra nhiều người nhận xét: "Nhận được hộp cơm này là vừa được ăn no vừa được thêm tinh thần là ai cũng vui khỏe để đẩy lùi dịch bệnh". Trở thành tình nguyện viên của Gian Bếp Yêu Thương gần 20 ngày qua, anh Lợi vừa cùng mọi người nấu nướng, chuẩn bị hàng trăm phần cơm vừa tranh thủ làm việc online đều đặn vào mỗi tối. Để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, các thành viên trong Gian Bếp Yêu Thương đã tạm xa gia đình, vào sinh hoạt tại trường trong vài tháng qua.
Nam giảng viên tâm sự: "Đằng sau hàng trăm suất ăn mỗi ngày chỉ vỏn vẹn chưa tới 10 người, đa phần vừa bận bịu sách vở, giảng đường, dạy học với công việc online, vừa nấu vừa sắp xếp, tìm nguồn duy trì là một nỗ lực không hề nhỏ. Chưa kể áp lực nấu nướng đôi lúc cũng khiến chúng mình căng thẳng". Tuy nhiên, anh Lợi chỉ chọn chia sẻ những điều tích cực, vui vẻ lên trang cá nhân. Anh Lợi nhắn nhủ: "Những việc của nhóm đang làm còn nhẹ nhàng so với nhiều trái tim nhân ái hoạt động trong xã hội. Chúng ta cùng nhau cố gắng vượt qua khó khăn, thử thách này nhé! Hứa hẹn về một Sài Gòn sớm bình yên và khỏe mạnh".
Trước đây, mạng xã hội cũng ấm lòng giữa những ngày giãn cách khi nhìn thấy những dòng chữ được viết nắn nót rất đẹp cùng nội dung ý nghĩa trên bức thư tay của cô bé 7 tuổi Hải Anh ở Bắc Ninh tựa như liều "vắc-xin tinh thần" dành cho các bạn khó khăn. Ngoài viết thư tay Hải An còn tặng kèm một chiếc điện thoại cho các bạn cùng trang lứa gặp khó khăn khi học online đã khiến nhiều người vô cùng xúc động. Do năm học mới đã chính thức bắt đầu cũng được 3 tuần. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nên nhiều tỉnh thành vẫn phải học trực tuyến. Tuy nhiên, để có thể trang trải đầy đủ thiết bị học tập cũng là một thách thức lớn đối với nhiều phụ huynh. Thấu hiểu được khó khăn đó, không ít cuộc vận động đã được các cơ quan đoàn thể huy động để có thể thu nhận và cung cấp thiết bị nhằm hỗ trợ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Được biết, Hải An hiện đang sống tại Bắc Ninh, khi biết đến chương trình quyên góp thiết bị học tập cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, em đã cùng mẹ quyên góp một bộ đầy đủ gồm điện thoại mới, sim, thẻ điện thoại để các bạn có thể học online. Nội dung bức thư của Hải Anh như sau: "Chào bạn, tớ tên là Nguyễn Hải Anh, năm nay tớ 7 tuổi. Tớ ở Bắc Ninh. Mẹ tớ nói, bạn không có điện thoại để học Zoom, nên tớ và mẹ gửi tặng bạn chiếc điện thoại này. Mong bạn học thật tốt!". Chữ viết nắn nót, chân thành của Hải Anh đã khiến nhiều cư dân mạng xúc động. Không ít người bày tỏ, bức thư này tựa như một liều "vắc-xin tinh thần" khiến mọi người ai đọc cũng thấy ấm lòng giữa mùa giãn cách.
Món quà ý nghĩa của Hải Anh đã được chuyển đến bạn Tùng Linh (lớp 4), hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Vì gia đình chưa đủ điều kiện kinh tế, thế nên cậu bạn và gia đình phải trên một căn nhà nổi bên sông Hồng. Dịch bệnh ập đến bất ngờ, cả bố và mẹ của Tùng Linh đều chưa thể tìm được việc mới, khiến việc học trực tuyến của hai anh em gặp nhiều khó khăn. Thế nên khi nhận được món quà từ Hải Anh, Tùng Linh và bố mẹ đều rất vui mừng. Dù không quen biết nhau, thế nhưng hành động của Hải Anh đã khiến mẹ Tùng Linh vô cùng cảm động vì giờ đây, cậu bạn sẽ có thể tham gia học trực tuyến cùng bạn bè và không còn nỗi lo không theo kịp chương trình. Chia sẻ về dự án này, đại diện quỹ One Egg A Day cũng chia sẻ, trước tình hình bệnh dịch phức tạp, nhiều bạn nhỏ không có thiết bị để học tập trực tuyến. Dự án được kêu gọi với mục đích nhận hỗ trợ về thiết bị học tập cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có gia đình của Tùng Linh.
Đặt hàng qua mạng gặp giãn cách và cái kết "khô lời" sau 2 tháng Hậu Hậu17:46:26 10/10/2021Thời gian gần đây, sinh hoạt và công việc của người dân bị ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh còn kéo dài và chưa có dấu hiệu suy giảm. Ở rất nhiều nơi, việc ship hàng (đặt qua mạng) bị chậm trễ khá nhiều, tuy nhiên khách hàng cũng hoàn toàn thông...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo