Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết

Snow09:28 27/04/2024

 2  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Đàn gà cứ biến mất rồi lại xuất hiện khiến anh nông dân cảm thấy kỳ lạ. Quyết tâm điều tra rõ ràng mọi chuyện, người này đã lần theo dấu vết để rồi phát hiện bí mật khổng lồ dưới lòng đất.

Những công trình bí ẩn và những bí mật nằm sâu dưới lòng đất đôi khi lại được người dân bình thường tình cờ phát hiện ra. Đơn cử, lăng mộ Tần Thủy Hoàng cùng đội quân binh mã hàng nghìn người đã được một người nông dân tìm thấy trong lúc đào giếng.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 1

Đi xa hơn về châu Âu, tại Thổ Nhĩ Kỳ, công trình vĩ đại được UNESCO công nhậnDi sản Thế giới năm 1985 này ẩn chứa thứ gì? Và người ta phát hiện nó ra sao?

Cách đây 61 năm, cụ thể là vào năm 1963, một nông dân Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy đàn gà của mình liên tục mất tích rồi lại xuất hiện như một phép màu. Nóng lòng muốn giải đáp bí ẩn, anh ta đã lần theo dấu vết của đàn gà đến một vết nứt trên tufa - loại đá núi lửa tạo thành các ống khói cổ tích của vùng đất thần tiên Cappadocia và nhìn thấy thứ chưa từng chứng kiến trong đời sau những nỗ lực định mệnh.

Theo đó, khi dùng búa tạ đ.ập vào bức tường tufa, người đàn ông ở thị trấn Derinkuyu của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một đường hầm tối. Sự tò mò pha lẫn sợ hãi nhưng không kém phần háo hức, anh nông dân nọ đã châm đuốc đi xuống bên dưới.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 2

Không ai ngờ, lối đi đó lại mở tiếp ra những đường hầm sâu hơn, được xây dựng một cách có tổ chức hơn. Tiếp nối những đường hầm là chằng chịt những gian phòng lớn nhỏ khác nhau.

Từ việc đàn gà mất tích rồi quay lại đến cú vung búa định mệnh năm 1963 đó, thế giới có thêm một Di sản UNESCO: Thành phố ngầm đa tầng tên Derinkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Derinkuyu, có nghĩa là "giếng sâu", là một thành phố ngầm 18 tầng, sâu 76 mét, và khổng lồ đến mức có thể chứa đủ 20.000 người cùng các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 3

Về mặt địa chất, Derinkuyu nằm ở Cappadocia, một khu vực ở trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng với cảnh quan tuy hiểm trở nhưng giống như miền cổ tích đẹp tuyệt vời ngoài đời thực, với vô vàn ống khói đá thách thức thời gian.

Những ống khói cổ tích bằng đá cao đó là kết quả của sự xói mòn của một loại đá được gọi là tuff. Được tạo ra từ tro núi lửa và bao phủ phần lớn khu vực, không quá cứng. Nhờ đó mà người dân địa phương trong nhiều thiên niên kỷ đã tự đào hố để làm nhà ở, phòng chứa đồ, đền thờ hoặc nơi trú ẩn... bên trong đá tuff và dưới lòng đất.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 4

Cappadocia có hàng trăm ngôi nhà dưới lòng đất, trong đó có khoảng 40 ngôi nhà có ít nhất hai tầng. Nhưng tính đến năm 1963, không có nơi nào khổng lồ hoặc nổi tiếng như Derinkuyu.

Về mặt lịch sử, ghi chép lịch sử có rất ít điều để nói về nguồn gốc của Derinkuyu. Một số nhà khảo cổ suy đoán rằng, phần lâu đời nhất của khu phức hợp 18 tầng có thể đã được đào vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên bởi người Hittite, những người thống trị khu vực vào thời điểm đó; hoặc người Phrygian, vào khoảng năm 700 trước Công nguyên.

Dù họ là ai đi nữa thì cũng có kỹ năng xây dựng tuyệt vời: Thứ nhất, đá mềm khiến việc đào hầm tương đối dễ dàng, nhưng việc chui vào hang là một rủi ro lớn. Vì vậy cần có những trụ đỡ lớn để hầm không sập. Bất ngờ hơn là khảo sát cho thấy, chưa có tầng nào ở Derinkuyu bị sập.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 5

Tiếp theo về hệ thống thông gió, chống ngạt. Khi tách biệt khỏi thế giới bên trên, thành phố Derinkuyu được thông gió bởi tổng cộng hơn 15.000 trục, hầu hết rộng khoảng 10 cm. Điều này đảm bảo đủ thông gió cho đến tầng thứ tám.

Thứ ba, cấu tạo của Derinkuyu. Các tầng trên được sử dụng làm nơi sinh hoạt và ngủ nghỉ - điều này rất hợp lý vì chúng là những nơi được thông gió tốt nhất. Các tầng thấp hơn chủ yếu được sử dụng để lưu trữ.

Ở phần trung tâm thành phố ngầm là những không gian được sử dụng cho nhiều mục đích: Có chỗ cho máy ép rượu, vật nuôi, tu viện và những nhà thờ nhỏ. Nổi tiếng nhất là nhà thờ hình chữ thập ở tầng 7. Qua đó đủ thấy những người xây dựng nên công trình này phi thường đến mức nào.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 6

Theo các nhà khảo cổ, có hai điều chắc chắn hơn về khu phức hợp dưới lòng đất Derinkuyu. Đầu tiên, mục đích chính của nỗ lực này chắc hẳn là để ẩn náu khỏi chiến tranh, xung đột.

Derinkuyu được sử dụng nhiều làm nơi ẩn náu cho người dân địa phương trong các cuộc chiến tranh giữa người Byzantine và người Ả Rập, kéo dài từ cuối thế kỷ 8 đến cuối thế kỷ 12; trong các cuộc đột kích của người Mông Cổ vào thế kỷ 14; và sau khi khu vực này bị người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman chinh phục.

Thứ hai, những bổ sung và thay đổi cuối cùng đối với khu phức hợp, mang dấu ấn Cơ đốc giáo rõ rệt, có niên đại từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 7

Ngoài ra, một giả thuyết khác cho rằng Derinkuyu đóng vai trò là nơi ẩn náu ôn hòa cho người dân khi những mùa khắc nghiệt trong khu vực kéo đến. Mùa đông Cappadocia có thể rất lạnh, còn mùa hè cực kỳ nóng.

Mặc dù Derinkuyu được xây dựng rất tài tình, nhưng nó không phải là thành phố ngầm duy nhất ở Cappadocia. Với diện tích 445 km vuông, nó chỉ là thành phố lớn nhất trong số 200 thành phố ngầm bên dưới đồng bằng Anatolian.

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 8

Nhiều thành phố này được kết nối với Derinkuyu thông qua các đường hầm được đào cẩn thận, với một số đường hầm kéo dài tới 9km. Tất cả chúng đều được trang bị các lối thoát hiểm trong trường hợp cần phải quay trở lại mặt đất ngay lập tức.

Ngày nay, Derinkuyu là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất của Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ). Khách tham quan có thể trải nghiệm cuộc sống dưới lòng đất chỉ với 60 lira Thổ Nhĩ Kỳ (56 nghìn VND).

Thấy gà biến mất rồi xuất hiện, nông dân không tin vào mắt khi lần theo dấu vết - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Khai quật 'cỗ xe tình yêu' trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Tin tài trợ
Tại quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã khai quật được một nhóm xe kéo - trong đó có cỗ xe sáu con cừu quý hiếm.

Tranh cãi về chiều cao thực của vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc

Tin tài trợ
Thanh kiếm đồng dài gần một mét được tìm thấy trong lúc khai quật di tích gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng làm dấy lên suy đoán ông có thể cao trên 1,9 m.

Bí ẩn đằng sau những chiếc áo giáp đá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Tin tài trợ
Một cuộc nghiên cứu mới đã hé lộ những bí mật kỳ diệu từ quá khứ huyền bí của Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng, khi mà những bàn tay tài hoa của người xưa đã mở ra xưởng chế tạo áo giáp đá với kích thước tựa như người thật, gửi thông điệp của sự bền...

2 lý do khiến giới khảo cổ không dám bước vào lăng mộ Tần Thủy Hoàng dù đã tìm thấy 49 năm

Tin tài trợ
Tần Thủy Hoàng là một hoàng đế tham vọng. Các tài liệu lịch sử cho thấy ông bị ám ảnh bởi việc uống thủy ngân để được trường sinh bất tử. Ông thường uống rượu có tẩm thủy ngân và có thể đã c.hết vì ngộ độc thủy ngân ở t.uổi 49, BBC thông tin.

Đâu là nguyên nhân khiến các nhà khảo cổ chưa dám đi vào bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Tin tài trợ
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những miền đất hứa mà các nhà khảo cổ, nhà sử học cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu muốn khám phá nhất.

Bí ẩn bức tượng nằm ngửa, hai tay chống đất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Tin tài trợ
Bức tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng khiến các nhà khảo cổ học vô cùng kinh ngạc.

Tiết lộ choáng từ vật lạ trong kho báu Tần Thủy Hoàng 32.000 món

Tin tài trợ
Một kho chứa khổng lồ với 32.000 cổ vật, bao gồm những bộ áo giáp đá đắt giá, đã tiết lộ một kế hoạch chưa từng biết mà Tần Thủy Hoàng được kỳ vọng sẽ thực hiện ở thế giới bên kia.

Tại sao Tần Thủy Hoàng lại kiên trì uống thủy ngân mỗi ngày cho đến c.hết?

Tin tài trợ
Nhờ phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nguyên nhân cái c.hết bất ngờ của vị vua nổi tiếng tàn bạo cũng dần được hé mở. Các nhà khoa học tin rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến cái c.hết của Tần vương là do vị vua này đã uống thủy ngân mỗi ngày.

Phát hiện mới về đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: "Sống động như người thật"

Tin tài trợ
Với cách sắp xếp đặc biệt này, đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau khi chiến đấu.
hằng du mụclouis phạmmộng khachâu bùiblackpinkchồng miduphạm như phươnglisaroséthủy tiênquay lénmidu