Động đất Nhật Bản: Bí ẩn ánh sáng xuyên trời, đàn chim bay kì lạ trước thảm họa
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nhiều người mất tích, ra đi, nhà cửa đổ sập, đường sá ngập trong mảnh vỡ,... Đó là cảnh tượng thương tâm sau khi Nhật Bản bị tấn công bởi một trong những trận động đất-sóng thần mạnh nhất lịch sử cách đây tròn 13 năm.
Vào lúc 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter ngoài khơi Thái Bình Dương, với tâm chấn ở độ sâu khoảng 29 km so với mực nước biển đã làm rung chuyển Đông Bắc Nhật Bản. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, và là trận động đất mạnh thứ tư trên thế giới theo thống kê hiện đại, bắt đầu vào năm 1900. Trận động đất gây ra sóng thần cao tới 10 mét và có sức hủy diệt cực mạnh, tàn phá gần như tất cả các thị trấn ven biển trải dài từ tỉnh Hokkaido ở phía Bắc đến tận tỉnh Chiba giáp thủ đô Tokyo.
Khi thủy triều rút đi, trong khoảnh khắc thế giới bỗng đột ngột thay đổi với người dân khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Nhà cửa, xe cộ, cây cối...bị cuốn phăng và dạt vào bên đường tựa như những món đồ chơi của con trẻ. Những người còn sống chật vật trong một bãi rác khổng lồ và lấm lem bùn đất. Họ bàng hoàng khi nhận ra nhiều người thân của họ đã vĩnh viễn rời xa. 13 năm đã trôi qua, họ vẫn sống trong sự tìm kiếm và những nỗi khắc khoải chẳng thể nguôi ngoai...
Theo các nhà khoa học, trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã dịch chuyển Trái Đất trên trục quay của nó khoảng 10-25 cm bằng cách phân phối lại khối lượng và hệ lụy là rút ngắn thời gian của một ngày khoảng 1,8 micro giây. Hơn 5.000 dư chấn với cơn lớn nhất có cường độ 7,9 độ Richter, đã tấn công Nhật Bản trong năm sau trận động đất. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đảo chính Honshu bị dịch về phía đông 2,4 m, làm cho một số phần trên đất liền của Nhật Bản rộng hơn trước; bờ biển phía bắc cách Honshu 400 km của Nhật Bản bị lún khoảng 0,6 m (nhưng sau khoảng 3 năm, bờ biển này đã trồi trở lại và tiếp tục tăng lên vượt quá độ cao ban đầu của nó).
Mảng Thái Bình Dương của Trái Đất trượt về phía tây gần tâm chấn 24 m và nâng đáy biển ngoài khơi tỉnh Miyagi lên 3 m. Một báo cáo của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản cho biết, đáy biển ở khu vực giữa tâm chấn và Rãnh Nhật Bản đã di chuyển 50 m về phía Đông-Đông Nam và dâng lên khoảng 7 m do hậu quả của trận động đất. Ở Nam Cực, sóng địa chấn từ trận động đất đã tác động sông băng Whillans, làm nó dịch chuyển khoảng 0,5 m; sóng thần đã phá vỡ các tảng băng trôi khỏi thềm băng Sulzberger, cách đó 13.000 km. Tảng băng trôi chính có kích thước 9,5x6,5 km và dày khoảng 80 m; tổng cộng 125 km2 băng đã bị phá vỡ.
Khi sóng thần băng qua Thái Bình Dương, một cơn sóng cao 1,5 m đã giết chết hơn 110.000 con chim biển làm tổ tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Midway Atoll. Ở Na Uy, nước trong các vịnh hẹp phía Nhật Bản dâng lên tụt xuống khi sóng địa chấn từ trận động đất chạy qua. Trận động đất tạo ra một tiếng ầm tần số thấp được gọi là sóng hạ âm, truyền vào không gian và được phát hiện bởi vệ tinh Goce. Năng lượng bề mặt của sóng địa chấn từ trận động đất nếu được khai thác, đủ cấp cho một thành phố như Los Angeles trong cả năm. Các tòa nhà bị phá hủy bởi sóng thần đã giải phóng vào không khí hàng nghìn tấn hóa chất phá hủy tầng ôzôn và khí nhà kính.
Thảm họa kép năm 2011 cũng đã tàn phá hơn 120.000 ngôi nhà. Số người phải di dời trong những năm qua đã giảm đều đặn, song tính đến tháng 12/2022, vẫn còn hơn 31.000 người phải tạm trú tại Tohoku, Kanto, và một số vùng khác ở Nhật Bản. Trong khoảng 21.000 người phải di dời, phần lớn là người dân từng sinh sống tại tỉnh Fukushima.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), thảm họa kép này có thể gây thiệt hại lên tới 235 tỷ USD. Đánh giá của WB cho thấy, mức độ tàn phá đối với nhà ở, kết cấu hạ tầng, công nghiệp và nông nghiệp ở các tỉnh Fukushima, Iwate và Miyagi rất nghiêm trọng. Ngoài việc khiến hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, trận động đất và sóng thần còn gây ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Sau thảm họa kép năm 2011, Nhật Bản đã chi hơn 83 triệu USD để sử dụng các tia laser theo dõi mọi chuyển động dù là nhỏ nhất của Trái đất. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng những công trình có sức chống chịu mạnh mẽ hơn trước động đất.
Nhật Bản rất coi trọng kỹ năng chống chọi với thảm họa, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã thường xuyên được tham gia những buổi diễn tập về kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thiên tai.
Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì? Đức Trí10:13:22 03/05/2024Người dùng mạng xã hội đang vô cùng xôn xao trước bức ảnh chụp lại được khoảnh khắc kỳ lạ trên bầu trời, xuất hiện tại bãi biển Cửa Lò - Nghệ An. Nhiều người cho rằng đây là điềm báo xấu, báo hiệu thiên tai sắp tới.
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo