Thạch Kim Long "Bão ngầm": Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường

N.P17:08 04/11/2022

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Gần 30 năm làm nghề, vì vẻ ngoài gai góc nên Thạch Kim Long - người thủ vai thầy Páo trong " Bão ngầm" thường chỉ được giao cho hai loại vai: hoặc là nông dân hoặc là giang hồ. Từng tạo dấu ấn cả ở truyền hình và điện ảnh dù nhiệt huyết với nghề nhưng đời thực mưu sinh, nam diễn viên lại vô cùng vất vả.

Thạch Kim Long được khán giả biết đến qua nhiều dự án truyền hình như: Bão ngầm, Người gác mộ, Trái tim bé bỏng, Mùa len trâu, Dưới cờ đại nghĩa, Mùa chim én xôn xao, Rừng đen, Đừng đốt.... Khi tham gia bộ phim Vó ngựa trời Nam, nam diễn viên gây ấn tượng bởi lối nhập vai chuyên nghiệp, ngoại hình mạnh mẽ, gai góc.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 1

Thạch Kim Long sinh năm 1970 trong một gia đình nông dân ở Đồng Tháp. Vốn từ nhỏ đã đam mê diễn xuất nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, dang dở chuyện học hành, anh không có cơ hội được đi theo con đường chính chuyên.

Năm 18 tuổi, Thạch Kim Long quyết định rời quê lên TP.HCM để thực hiện ước mơ. Nam diễn viên vào Sài Gòn học khóa diễn xuất điện ảnh trong 9 tháng. Học cùng với anh thời đó có diễn viên Chi Bảo, Trung Dũng, Cascader Quốc Thịnh, Hoài An... Sau khi hoàn thành khóa học, anh vào nghề diễn bằng những vai quần chúng, ngoài ra còn làm đủ các công việc khác để mưu sinh, từ thợ hồ, chạy bàn quán cà phê, bảo vệ nhà hàng, cho đến phụ bán thịt ngoài chợ... Trong suốt quá trình ấy, anh nhiều lần bỏ về quê, rồi nhớ nghề, lại lộn lại Sài Gòn.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 2

Thạch Kim Long xuất thân trong gia đình nông dân bình thường nên việc sống ở nơi đô thị thật không hề dễ dàng gì. Anh đã phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như bảo vệ nhà hàng, thợ hồ, phụ bán thịt heo, chạy bàn quán cà phê... Sau khi dành dụm được ít tiền, Thạch Kim Long đã theo học bổ túc chương trình trung học.

Sau khi có tấm bằng tốt nghiệp nhưng cơ hội vẫn chưa đến nên Thạch Kim Long đã về quê làm ruộng, cưới vợ. Tuy nhiên, niềm đam mê, khao khát được diễn xuất đã thôi thúc anh dắt vợ con lên thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống và chờ cơ hội.

Dù được những người bạn trong nghề giúp đỡ nhiệt tình nhưng với tính cách của anh mọi thứ vẫn rất khó khăn. Theo những phóng viên mảng điện ảnh miền Nam đã tiếp xúc với anh cho biết với cái cách của Thạch Kim Long, khó mà nghĩ tới chuyện anh "tự quảng cáo" về mình. Cách đây nhiều năm, khi phóng viên đến phỏng vấn, Thạch Kim Long chỉ im lặng, lắng nghe, mỉm cười, làm việc...

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 3

Thời điểm ấy, ngoài là một diễn viên, Thạch Kim Long là một người bán cà phê chuyên nghiệp, một "ông chủ" đồng thời với anh chạy bàn. Khi vợ pha cà phê thì anh rửa ly tách, vợ dọn dẹp thì anh pha cà phê, bưng bê... Nhưng trong rất nhiều buổi sớm, khi vợ bận đưa con đến trường, tiện thể ghé chợ thì quán chỉ có mình anh chạy tới chạy lui. Vẫn thường mặc chiếc áo thun, quần soóc, dép lê...

Trong cuộc sống, Thạch Kim Long không đặt ra những dự định lớn lao, nam diễn viên Đồng Tháp tận tình thu xếp cuộc sống mỗi ngày. Anh là người chạy bàn cà phê quán cóc kiếm sống để tiếp tục chờ đợi những vai diễn, chứ không phải là một nghệ sĩ đã nổi tiếng thành đạt rồi, đang "diễn" ở quán cà phê của mình. Anh là người cha, người chồng có trách nhiệm. Vẫn thu xếp thời gian mỗi ngày để tập thể dục thể hình. Chờ đợi nhưng không nôn nóng. Vẫn âm thầm học hỏi để vươn lên trong cuộc sống, trong nghề diễn.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 4

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 5

Trong quá khứ, năm 1996, Thạch Kim Long mới có cơ hội va chạm với diễn xuất. Vì là tay ngang, không có nhiều kinh nghiệm, con đường theo đuổi nghệ thuật của Thạch Kim Long rất vất vả. Suốt 10 năm đầu sự nghiệp, anh chỉ xuất hiện trong những vai phụ, ít đạo diễn mời đóng phim. Điều này dẫn đến thu nhập bấp bênh, lo toan cơm áo gạo tiền.

Nhờ kinh nghiệm mười mấy năm chăn trâu cắt cỏ, gắn bó với ruộng đồng sông nước mà Thạch Kim Long được mời tham gia phim "Mùa len trâu", dù trước đó, vai diễn này đã được giao cho người khác. Nhưng sự thành công ngoài mong đợi của bộ phim có kinh phí sản xuất 1 triệu đô không làm cho Thạch Kim Long đổi đời. Cuộc sống diễn viên của anh vẫn tiếp tục với những vai quần chúng. Chán nản, anh quyết định tạm bỏ nghề diễn chuyển qua làm thiết kế, dựng cảnh cho các đoàn phim.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 6

Bỏ nghề vì thu nhập bấp bênh, Thạch Kim Long may mắn được diễn viên Kiều Trinh giới thiệu với đạo diễn Vương Đức. Anh bất ngờ lột xác qua vai Hoạt trong bộ phim "Rừng đen" - phim giành giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16. Sau đó, anh tiếp tục tỏa sáng với vai thượng sĩ phiên dịch Huân trong phim "Đừng đốt" - phim giành giải Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16.

"Tôi rất biết ơn Kiều Trinh vì đã giới thiệu tôi với đạo diễn Vương Đức. Nhân vật Hoạt là vai diễn tôi rất thích. Nó gần với tôi, một người sống nội tâm nhưng ưa thích hành động. Tôi không ngại gian khó. Tôi thích đắm chìm trong cảm xúc nhân vật. Trong phim tôi là nhân vật đó, tôi không nghĩ hoặc quên mất mình là diễn viên. Tôi luôn ao ước được mời tham gia những vai đầy cá tính như thế" - Thạch Kim Long nói về vai Hoạt.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 7

Kể từ đó, Thạch Kim Long được nhiều khán giả biết đến. Nam diễn viên sau đó tiếp tục trở lại với khán giả qua bộ phim "Bão ngầm". Dù là vai phụ thầy lang Páo nhưng nam diễn viên vẫn khiến khán giả yêu mến bởi lối diễn xuất vô cùng chân thật và hết mình với nghề. Anh cũng mong khán giả tiếp tục đón nhận và ủng hộ anh trong con đường nghệ thuật nhiều gian khó.

Đến năm 2010, Thạch Kim Long tiếp tục gây ấn tượng khi đảm nhận nhân vật Chín Quỳ trong Vó ngựa trời Nam. Anh được đánh giá cao bởi lối nhập vai chân thật, tính cách làm việc nhiệt huyết dù chỉ là tay ngang.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 8

Vì xuất thân trong gia đình nông dân khó khăn, nên cuộc sống của Thạch Kim Long ở TP.HCM chẳng được suôn sẻ. Nam diễn viên từng phải làm nhiều nghề để mưu sinh như thợ hồ, phục vụ, bảo vệ, phụ bán thịt heo. Dẫu cơ cực, nhưng Thạch Kim Long vẫn nỗ lực tiết kiệm để học bổ túc chương trình trung học, có được con chữ, kiến thức.

Thạch Kim Long là người chồng, người cha có trách nhiệm. Dù cuộc sống có nhiều khó khăn, anh vẫn luôn thu xếp cuộc sống chu toàn. Đến thời điểm hiện tại, gia đình nam diễn viên đã ít khó khăn hơn trước. Ở tuổi 52, Thạch Kim Long vẫn miệt mài hoạt động nghệ thuật dù chỉ được đảm nhận những vai phụ, ít lên sóng. Nghị lực của nam diễn viên gốc Đồng Tháp nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 9

Dù trải qua nhiều khó khăn, vất vả mưu sinh, Thạch Kim Long vẫn giữ niềm đam mê nghệ thuật. Ở tuổi 52, nam diễn viên miệt mài đóng phim, dù chỉ đảm nhận những vai phụ, cát-xê bấp bênh. Bên cạnh đó, Thạch Kim Long còn được khen ngợi khi yêu thương, chăm sóc gia đình nhỏ chu toàn.

Đến tận bây giờ, anh vẫn như vậy, vẫn là nam diễn viên hồn hậu, yêu nghề dù nghề rất cực khổ và không mang lại nhiều thu nhập cho anh. Anh vẫn sống bình dị, tận hiến cho nghệ thuật và mưu sinh bằng đôi bàn tay gầy gò của mình.

Thạch Kim Long Bão ngầm: Chật vật diễn xuất vẫn nghèo và cuộc sống bán nước quán cóc ven đường - Hình 10

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
việt phương thoa mất bahằng du mụcvợ quang hảiá hậu phương nhichu thanh huyềnjack (j97)ca sĩ jacktôn bằngtriệu lộ tưbé solquỳnh lươngjackxuân sơnthiên ânhồng loan