Chu Long Quảng - "Phật Tổ" của Tây Du Ký được dân quỳ lạy, cúng trái cây, càng già càng giống Phật
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Phân đoạn này đã gây tranh cãi lớn trong dư luận khi mới lên sóng. Theo đó, nhiều người cho rằng đạo diễn Dương Khiết xây dựng cảnh phim như vậy để làm rõ hơn bản lĩnh và sức mạnh của Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cảm thấy đây là 'hạt sạn' cực vô lý bởi Ngọc Hoàng là người cai quản trời đất, ắt phải có đủ bản lĩnh thu phục Tôn Ngộ Không.
Tây Du Ký là một bộ phim được đạo diễn Dương Khiết khởi quay từ năm 1982 và trở thành tác phẩm kinh điển trong suốt hơn 35 năm qua với sự tham gia của Lục Tiểu Linh Đồng, Từ Thiếu Hoa, Trì Trọng Thụy, Diêm Hoài Lễ... Sau khi phát sóng, bộ phim đã tạo nên một trào lưu phim và nhận được sự đánh giá rất cao, đạt tỉ suất người xem 89,4%, số lần phát lại vượt quá 3.000 lần và trở thành bộ phim tuổi thơ của biết bao thế hệ. Đây cũng là một trong những phiên bản chuyển thể thành công và nhận được sự yêu mến nhiều nhất của khán giả. Tuy nhiên, phần phim này có nhiều 'hạt sạn' cực vô lý. Trong đó, có 3 một phân đoạn từng gây tranh cãi lớn trong suốt 35 năm, kể từ khi Tây du ký bắt đầu lên sóng.
Đó là cảnh phim về Ngọc Hoàng khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung. Được biết, Ngọc Hoàng vốn là người cai trị trời đất, thần thông quảng đại khiến ai ai cũng phải cúi đầu kính nể. Thế nhưng khi chuyển thể thành phim năm 1986, đạo diễn Dương Khiết đã để Ngọc Hoàng Đại Đế phải chui xuống gầm bàn né tránh Tôn Ngộ Không.
Điều này đã khiến khán giả hết sức bất ngờ trước hình ảnh một Ngọc Hoàng trên cả vạn người mà lại phải sợ hãi Tôn Ngộ Không tới mức trốn tránh, bất lực cầu cứu sự trợ giúp của Phật Tổ Như Lai. Sau đó, Phật Tổ Như Lai chẳng cần tốn quá nhiều sức lực để ngăn chặn và phong ấn Tôn Ngộ Không xuống chân Ngũ Hành Sơn.
Phân đoạn này đã gây tranh cãi lớn trong dư luận khi mới lên sóng. Theo đó, nhiều người cho rằng đạo diễn Dương Khiết xây dựng cảnh phim như vậy để làm rõ hơn bản lĩnh và sức mạnh của Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cảm thấy đây là 'hạt sạn' cực vô lý bởi Ngọc Hoàng là người cai quản trời đất, ắt phải có đủ bản lĩnh thu phục Tôn Ngộ Không.
Trên thực tế, trong nguyên tác, tác giả Ngô Thừa Ân cũng không miêu tả cảnh Ngọc Hoàng bất lực chui xuống gầm bàn trốn tránh khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung. Cụ thể, trong trích đoạn này, Ngọc Hoàng vẫn bình tĩnh và cho người 'truyền Như Lai' tới ngăn chặn Tôn Ngộ Không. Có thể thấy, trong bản gốc Ngọc Hoàng đang hạ chỉ cho Phật Tổ Như Lai làm nhiệm vụ chứ cũng không phải cầu cứu, nhờ vả như trong phiên bản phim năm 1986.
Sau khi thu phục Tôn Ngộ Không, Phật Tổ Như Lai đã nói: Ngươi chỉ là một con khỉ thành tinh, có bản lĩnh gì để tranh đoạt ngôi vị Thiên Tôn? Ngọc Đế từ nhỏ đã tu hành, cực khổ trải qua một vạn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp kéo dài khoảng mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm, ngươi tính xem ông ấy đã tu hành bao nhiêu năm?'.
Trở về Thiên cung, Phật Tổ Như Lai cũng bày tỏ sự kính trọng khi xưng 'bần tăng' và gọi Ngọc Hoàng là 'Đại Thiên Tôn'. Điều này cho thấy rõ Phật Tổ Như Lai lợi hại tới vậy mà cũng cúi đầu trước Ngọc Hoàng, ắt hẳn đây là nhân vật vô cùng lợi hại.
Bởi vậy, trong phiên bản năm 1986, việc đạo diễn Dương Khiết cho nhân vật Ngọc Hoàng chui xuống gầm bàn khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung đã trở thành một 'hạt sạn' cực vô lý, làm mất đi hình ảnh cao quý của ngài.
Chi tiết chọn gánh hành lý
Mặc dù suốt chặng đường thỉnh kinh người gánh hành lý luôn là Sa Tăng nhưng người chọn gánh hành lý cuối cùng lại không phải Sa Tăng mà là Bát Giới.
Ba thầy trò Đường Tăng gặp hòa thượng Ô Sào, ông nói đường thỉnh kinh không khó nhưng sẽ gặp nhiều yêu quái. Bát Giới được nhận làm đồ đệ thứ hai, hơn nữa Ngộ Không lại là kẻ tính khí nóng nảy, chỉ giỏi võ công. Bởi vậy trách nhiệm gánh hành lý do Bát Giới đảm nhiệm. Lúc đó vẫn chưa thu nhận Sa Tăng. Sau này Sa Tăng là tiểu đệ, nhận về mình việc gánh hành lý vất vả. Thực ra không phải như vậy.
Lúc Như Lai luận công ban thưởng có nói: "Chư Ngộ Năng, ngươi vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, vì tại hội bàn đào uống say mà chọc ghẹo tiên nga nên bị giáng xuống trần đầu thai, quy về đại giáo, phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, có công gánh vác hành lý, thăng ngươi làm chính quả Tịnh Đàn sứ giả. Sa Ngộ Tĩnh, người vốn là Quyển Liêm đại tướng, do làm vỡ chén Lưu Ly ở hội bàn đào nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái, sau phò tá Đường Tăng, có công dắt ngựa, thăng làm chính quả Kim Thân La Hán".
Trên đường thỉnh kinh, Ngộ Không trở thành người dắt ngựa, Sa Tăng gánh hành lý, còn Bát Giới việc gì cũng không làm.
Điểm thứ hai đó là Bát Giới và Sa Tăng cũng đeo vòng kim cô
Trong Tây Du Ký, không chỉ có Ngộ Không đeo vòng kim cô mà Bát Giới và Sa Tăng cũng đeo. Năm đó Như Lai nói Quan Âm Bồ Tát thành lập đoàn thỉnh kinh. Quan Âm liền thu nhận 3 tên yêu quái đi phò tá Đường Tăng, nếu cả 3 không nghe lời thì đều phải đeo vòng.
Thế nhưng chỉ có Ngộ Không không nghe lời nên bị đeo vòng kim cô, còn Bát Giới và Sa Tăng nghe lời nên không bị đeo. Quan Âm mang hai chiếc vòng còn lại cho Hắc Hùng Tinh và Hồng Hài Nhi đeo. Vì vậy, chiếc vòng mà Bát Giới và Sa Tăng đeo trong phim không có "xuất xứ" rõ ràng.
Dù vậy, có là một tác phẩm được chăm chút kỹ lưỡng đến đâu thì cũng không thể tránh được sai sót. Chưa kể nếu lỗi sai đó đến từ hoàn cảnh làm phim - thời đại công nghệ chưa cao (kỹ xảo chưa đẹp mắt, bối cảnh dàn dựng sơ sài) thì người xem có thể dễ dàng thông cảm. Theo nhiều diễn viên tham gia kể lại thời đó điều kiện làm phim hạn chế, thậm chí một diễn viên phải đóng nhiều vai khác nhau. Vì vậy, không thể tránh khỏi các lỗi về hậu kỳ, trang phục.
Đối với khán giả mến mộ điện ảnh xứ Trung thì Tây Du Ký phiên bản năm 1986 luôn được nhắc đến là một trong những bộ phim kinh điển nhất. Từ lần đầu lên sóng đến nay đã trải qua hơn 3 thập kỷ nhưng sức hút của bộ phim đình đám này chưa bao giờ giảm nhiệt. Chỉ cần nhắc nhớ là cả bầu trời ký ức lại trở về, đặc biệt mới đây, khi Tây Du Ký được thông báo lên sóng truyền hình trở lại vẫn khiến bao khán giả dẫu đã xem đi xem lại bao lần thích thú.
Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn vào thập niên 80, khi mà kỹ xảo điện ảnh vẫn còn chưa phát triển nhiều. Vốn đầu tư 6 triệu nhân dân tệ tuy là một khoản tiền rất lớn nhưng cũng không đủ trang trải cho toàn bộ phim, các diễn viên cũng chỉ nhận được thù lao tượng trưng, ít ỏi. Phim được làm trong 6 năm trời ròng rã, từ năm 1982 đến năm 1988 thì hoàn thành.
Nhân viên đoàn phim đã phải vô cùng khốn khổ vì cảnh bồng lai. Để tạo được khung cảnh chốn bồng lai mây mờ giăng phủ và các Thần tiên bay trên những tầng mây, đoàn phim 'Tây Du Ký' đã phải rất vất vả. Vào thời điểm đó, các thiết bị hiện đại chưa có nên để tạo được một lượng mây lớn trong mỗi cảnh quay, ê kíp làm phim đã phải huy động rất nhiều bình băng khô.
Theo đó, vật liệu băng khô là chất liệu Carbon dioxide (CO2) khi hòa tan sẽ cho ra loại khói màu trắng. Loại khói này có thể bay lập lờ trên mặt đất, tạo thành khung cảnh mây khói mờ ảo thần tiên. Những cảnh trên thiên đình đều sử dụng đến vật liệu này. Đạo diễn Dương Khiết cho biết, mỗi cảnh quay phải cần đến mấy chục bình và cứ hai người thì phải có trách nhiệm ôm một bình như vậy.
Theo đó, trước khi tiến hành quay, nhân viên phụ trách mây khói phải cho "vận hành" để khói phủ khắp mặt đất, tạo cảm giác những lớp mây dày đặc trên trời. Trong quá trình quay vẫn không được phép ngừng lắc những chiếc bình "tạo" mây.
Vì âm thanh tạo ra từ những chiếc bình này khá ồn, ngay đến tiếng của diễn viên cũng bị tiếng phát ra từ những bình tạo khói át mất. Có lần khi đang tiến hành quay thì có một vài bình khói rơi vào tình trạng hết "nhiên liệu", phải dừng để thay bình khác. Lúc này, những diễn viên đang diễn trong cảnh mây khói tiên cảnh đành phải đứng chịu trận vì loại khói này khá lạnh.
Nhiều diễn viên đã gắn bó với toàn bộ 6 năm quay phim, coi như là đã cống hiến một phần tuổi trẻ cho bộ phim này. Đến tận bây giờ, Tây Du Ký vẫn được xem là một trong những bộ phim phải thực hiện gian nan nhất nhì điện ảnh Trung Quốc. Dù được chăm chút khá kỹ lưỡng nhưng phải thừa nhận rằng, phim càng dài thì càng khó tránh khỏi việc mắc sạn. Ngay đến những bộ phim truyền hình được sản xuất trong bối cảnh hiện đại tiên tiến vẫn không tránh khỏi được những lỗi ngớ ngẩn. Vậy nên với một bộ phim ra đời trong hoàn cảnh kỹ xảo thô sơ như Tây Du Ký thì đây là việc vẫn có thể hiểu được.
Tôn Ngộ Không "chẳng sợ trời, chẳng sợ đất" nhưng vì sao lại ngại thủy chiến? An Nhi11:16:37 31/08/2022Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không vốn là nhân vật vô cùng lợi hại nhưng lại có một điểm yếu duy nhất là sợ thuỷ chiến . Theo đó, Tôn Ngộ Không luôn tìm đủ lời lẽ để thoái thác mỗi khi phải giao tranh dưới nước
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo