Huy Ma đăng status 'nói gở', hậu mắc bệnh thế kỷ, tinh thần lao dốc, CĐM rén?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nổi tiếng với hoạt động té nước khắp mọi nơi, nhưng Songkran không chỉ là một trận chiến nước vui vẻ. Sự kiện còn chứa đựng nhiều truyền thống văn hóa của người Thái Lan.
Songkran là lễ mừng năm mới truyền thống của người Thái Lan từ lâu đời, được chính thức tổ chức từ năm 1941, thường vào ngày 13-15/4 hàng năm.
Trước đây, lễ hội té nước Songkran của Thái Lan trùng với thời điểm thu hoạch vụ mùa, người xưa sáng tạo ra các hoạt động để thư giãn cũng như tạo cơ hội cho người trẻ được gặp gỡ, giao lưu, té nước giải toả nắng nóng của tháng 4. Không giống ngày Tết cổ truyền của các nước khác, lễ hội Songkran Thái Lan mang tính cộng đồng, thu hút càng nhiều người, lễ hội càng lớn.
Lễ hội này còn mang ý nghĩa té nước để gột rửa những điều xui xẻo, trút bỏ muộn phiền và mệt mỏi trong năm cũ, đồng thời đem lại sự may mắn, hạnh phúc trong năm mới cho những người tham gia.
Ngày 13/4 được gọi là Wan Maha Songkran - ngày mặt trời chuyển dịch sang cung Bạch Dương, cũng là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày 14/4 mang tên Wan Nao, kết nối giữa năm cũ và năm mới, còn ngày 15/4 là Wan Ta - leung Sok, ngày chính thức bước sang năm mới. Những ngày này cũng là dịp các gia đình Thái Lan quây quần, đoàn tụ bên nhau, tôn kính các bậc cao niên và thắt chặt thêm tình cảm với hàng xóm láng giềng.
Pipad Krajaejun, giảng viên lịch sử tại Đại học Thammasat Bangkok, cho biết Songkran có hai nghi lễ chính vẫn được thực hiện rộng rãi cho đến nay. Vào ngày đầu tiên của năm mới 13/4, người dân đến chùa để đổ nước lên tượng Phật, tránh đổ lên phần đầu. Nghi lễ này được gọi là Song Nam Phra. Mọi người cũng dọn dẹp nhà cửa, nơi công cộng như đền chùa, trường học để loại bỏ điềm xui trong năm cũ. Ngày nay, du khách đến Thái có thể thực hiện Song Nam Phra tại các trung tâm mua sắm như một hoạt động vui chơi giải trí.
Truyền thống thứ hai diễn ra vào ngày 14/4 gọi là Rot Nam Dam Hua - người trẻ dùng nước hoa hồng, lài để rửa chân cho ông bà, cha mẹ nhằm thể hiện sự kính trọng. Đổi lại, người lớn tuổi sẽ chúc phúc cho con cháu.
Lễ hội được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào ngày 6/12/2023. Năm nay, Thái Lan tổ chức nhiều sự kiện lớn để chào mừng các hoạt động Songkran tại Bangkok và năm tỉnh: Chiang Mai, Khon Kaen, Samut Prakan, Chonburi và Phuket.
Đại học Thương mại Thái Lan (UTCC) dự kiến quốc gia này sẽ thu lên đến 200 tỷ baht (hơn 5 tỷ USD) vào đợt lễ hội Songkran năm nay, trong đó 11,8 tỷ baht (hơn 300 triệu USD) là số tiền du khách nước ngoài chi tiêu.
Ông Thanavath Phonvichai - Chủ tịch cố vấn của Trung tâm Dự báo Kinh tế và Kinh doanh của UTCC - dự báo lễ hội sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế thêm 2,9%, nhưng tăng trưởng chi tiêu trong nước vẫn chậm. Ông cho biết kỷ lục chi tiêu nội địa 13,5 tỷ baht vào năm 2019 sẽ không bị "đánh bại" trong năm nay và nhận định rằng người Thái vẫn thận trọng khi chi tiêu.
"Mức tăng trưởng kinh tế năm nay chưa đồng đều trên cả nước", ông Thanavath Phonvichai đánh giá.
Tại Bangkok và các tỉnh lân cận
Từ ngày 11-15/4, Bangkok sẽ tổ chức lễ hội Maha Songkran World Water Festival 2024 tại đường Ratchadamnoen Klang và khu vực Sanam Luang. Cuộc diễu hành quy mô lớn tại đây với hơn 20 đoàn, cùng các màn trình diễn của hơn 1.000 nghệ sĩ từ Ratchadamnoen Klang đến Sanam Luang.
Ngoài ra, Bangkok còn có nhiều sự kiện khác được tổ chức tại đây.
Từ Bangkok, du khách cũng có thể tham gia lễ hội Songkran ở các tỉnh thành lân cận như Kanchanaburi, Phra Nakhon Si Ayutthaya, Chonburi, Samut Prakan, Ratchaburi.
Tại các tỉnh đông bắc Thái Lan
Đến đông bắc Thái Lan, du khách nên tham gia lễ hội Isan Songkran từ ngày 13 đến 15/4 tại tỉnh Khon Kaen; Songkran Mueang Udon Thani từ ngày 13 đến 16/4 tại tỉnh Udon Thani hay Songkran Nakhon Phanom trên đường Khao Pun, tỉnh Nakhon Phanom...
Du khách Việt có thể đi bằng đường bộ qua Lào để vào các tỉnh miền đông bắc Thái, hoặc bay từ Việt Nam đến Viêng Chăn (Lào), sau đó di chuyển tiếp bằng xe qua biên giới Lào - Thái Lan để đến.
Tại miền Bắc
Nhắc đến Songkran ở khu vực phía Bắc, không thể bỏ qua tỉnh Chiang Mai. Hiện nay có đường bay thẳng từ Việt Nam tới Chiang Mai để du khách tham gia sự kiện Songkran mang tên Pawe Ni Pi Mai Mueang từ ngày 4 đến 20/4.
Từ Chiang Mai, du khách cũng có thể trải nghiệm hoạt động Songkran ở các tỉnh thành lân cận khác, như Pi Mai Mueang Nakhon Lampang từ ngày 7 đến 13/4 tại Bảo tàng Lampang và Giao lộ tháp Đồng Hồ, tỉnh Lampang; Pawe Ni Pi Mai Mueang từ ngày 12 đến 13/4 tại tỉnh Chiang Rai.
Tại miền Nam
Các tỉnh phía Nam Thái Lan năm nay tổ chức sự kiện Songkran No Alcohol 2024, Songkran on Dibuk Phuket vào ngày 13/4. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành phố du lịch nổi tiếng lân cận Phuket cũng tổ chức nhiều lễ hội lớn, như Lễ hội Phang-Nga Songkran ngày 13/4 ở tỉnh Phang Nga; Surat Thani Songkran ngày 12-14/4 tại tỉnh Surat Thani; Samui Songkran ngày 13/4 tại Koh Samui, tỉnh Surat Thani.
Lễ hội té nước Thái Lan thu về triệu đô nhưng làm hơn 100 con người bỏ mạng T.P15:21:30 16/04/2024Tại Thái Lan, tháng 4 hằng năm người dân khắp cả nước, trang bị súng nhựa và xô nước, tham gia vào trận chiến kéo dài hàng giờ từ sáng đến tối. Theo giới chức Thái Lan, trong 3 ngày đầu diễn ra lễ hội, có đến 116 người bỏ mạng, 968 người...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
10 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo