Những điều thú vị của người thuận tay trái: Thông minh hơn người thường?
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Sinh lão bệnh tử là điều khó tránh khỏi trên đời. Cuộc sống của một người từ lúc sinh ra đến khi "nhắm mắt xuôi tay" là sự hoàn thành của một đời người, dù ngắn hay dài.
Phong tục tang lễ ở mỗi vùng lại khác nhau nhưng có một điều nhất quán, đó là trước khi nhập thổ, một tấm vải trắng được phủ lên mặt của người. Tấm vải sẽ không được gỡ xuống cho đến khi an táng.
Vì sao người ta phải làm như vậy? Đó là mê tín hay có cơ sở khoa học?
Về nguồn gốc của phong tục này, ghi chép sớm nhất là vào thời nhà Chu. Tổ tiên của người Chu có những quy định chi tiết và nghiêm ngặt về mọi mặt, và đồng thời họ cũng có một tập hợp các nghi lễ tang lễ rất hoàn chỉnh, được gọi là "hung lễ".
Lý do thứ nhất: Kiểm tra xem người đó còn sống hay không
Mục đích đầu tiên khi phủ tấm vải lên mặt để xác nhận xem người đó đã thực sự đã mất hay chưa. Ở nhiều nơi phương thức tang lễ chủ yếu là chôn dưới đất. Một số người trong quá trình mang đi chôn cất thì phát hiện có tiếng gọi, khi mở quan tài mới biết người đó vẫn chưa mất.
Sau những sự việc như vậy đã xảy ra, người xưa thường để người đã khuất ở nhà vài ngày trước khi an táng. Việc đắp một tấm vải lên mặt có thể kiểm tra người đó còn thở hay không.
Lý do thứ hai: Tránh để người viếng thăm hoảng sợ
Phong tục này không hoàn toàn là mê tín vì nó có một số cơ sở khoa học. Cơ bắp của con người bị co rút, đặc biệt là sau khi qua đời đột ngột, một số cơ vẫn có thể co lại. Điều này dẫn đến một số thay đổi trên cơ thể người đã khuất.
Thay đổi cơ bản nhất là khuôn mặt bị biến dạng, trở nên bất bình thường hơn khi còn sống. Để những người đến viếng không sợ hãi, người nhà phải trùm khăn trắng cho người mất.
Lý do thứ ba: Ngăn chặn phát tán vi khuẩn
Cơ thể con người dễ sinh vi khuẩn sau khi qua đời, đặc biệt là vào mùa hè. Trong nhà xác, vi trùng rất dễ lây lan từ miệng và mũi của người quá cố, do đó, một tấm vải trắng có thể ngăn chặn sự lây lan của "khí độc", duy trì một môi trường vệ sinh và sạch sẽ.
Theo những người già ở quê, hơi thở cuối cùng của người trước khi qua đời đầy chất độc, nếu người sống không may nhiễm phải mặt sẽ nhanh chóng bị sưng tấy, thực ra đây cũng là do nhiễm vi trùng.
Có thể nói việc phủ một tấm vải lên mặt người quá cố thể hiện sự khôn ngoan của người xưa. Nhiều hành vi mà chúng ta cho là mê tín thực ra đều có cơ sở khoa học đằng sau đó. Chỉ là do thời xưa chưa có khoa học phát triển nên chỉ thực hành từng bước một rồi đúc kết kinh nghiệm truyền lại cho thế hệ mai sau.
Ngoài việc phải phủ tấm vải lên mặt, nhân gian còn truyền tai nhau không được để mèo đen nhảy qua quan tài nếu không người mất sẽ bật dậy. Tuy nhiên điều này có thật sự xảy ra?
Ông Vũ Quốc Trung, giám đốc Trung tâm Y tế Sơn Hà cho biết, chưa có tài liệu khoa học nào ghi nhận hay công nhận chuyện linh miêu vực dậy người mất, hay "quỷ nhập tràng". Đó chỉ là lời truyền miệng, là chuyện bịa rồi thêu dệt thêm cho tính ly kỳ.
Chưa ai biết rõ những sự việc ấy xảy ra ở đâu, người mất tên gì. Nhưng thực tế có rất nhiều người mất lâm sàng đã sống lại, thêm vài ngày hoặc vài chục năm. Chính người nhà ông Trung đã có người mất đi sống lại 5 lần.
Nguyên nhân của vấn đề này là do người đó chưa qua đời hẳn, mới chỉ dạng lâm sàng.
Hiện nay, nhiều người mất do tai nạn đột ngột, do tim mạch, thực chất đang ở giai đoạn lâm sàng, sau khi được tiêm thuốc Adrian máu lại được cung cấp và hồi tỉnh.
Khi có nguyên nhân nào đó như nhiệt độ trong phòng tăng, do tiếng động mạnh (có thể là tiếng mèo kêu hoặc nhảy qua), do con cháu lay mạnh kích thích não bộ hoạt động trở lại làm cho hệ thần kinh thực vật tái hoạt động, khi đó, não kích thích tuyến thượng thận, giải phóng adrian đưa máu vào tim và giúp các cơ quan hoạt động trở lại.
Tác động của trường sinh học
Theo quan niệm dân gian: Con vật này chứa khí dương mạnh, thiếu khí âm. Khi người mất thì khí dương của họ sẽ biến mất nên khi thấy khí âm thì con mèo mò tới.
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên viện trưởng Viện Văcxin, tác giả cuốn sách "Khoa học và vấn đề tâm linh" cho hay, cơ thể mỗi con người được hoạt hóa, khởi động, nuôi dưỡng bằng năng lượng. Ngoài nguồn năng lượng này, các cơ thể tế vi cần đến nguồn năng lượng khác, đó là nguồn năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể thông qua các luân xa, các lỗ tự nhiên... rồi biến thành năng lượng sinh học (trường sinh học).
Trường sinh học là năng lượng thứ sinh, theo kênh dẫn đến hệ thần kinh, hệ nội tiết, máu, huyết quản và các cơ quan khác cho cơ thể... Vì thế, nếu người ta học được cách điều khiển năng lượng sinh học trong cơ thể của mình thì việc chữa bệnh trở nên dễ dàng.
Trường hợp "linh miêu vực dậy người mất", có thể giải thích bằng sự tác động giữa trường sinh học của con người và của con vật. Mèo thuộc giống hổ có sức nặng tâm năng lớn, tuy nhiên không phải con nào cũng giống con nào, mèo mang điện tích dương ( ) (cực dương). Khi người mất thì sẽ mang điện tích âm (-) (cực âm). Vì vậy, khi mèo nhảy qua người mất thì sẽ tạo ra một dòng điện rất mạnh, làm bật người mất bật dậy và có thể làm cho người mất sống thêm một thời gian từ vài phút và có thể đến 1 ngày.
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được khoa học chứng minh, giải thích vẫn mang tính võ đoán, nhưng sự thật người "mất" sống lại và sống thêm một thời gian dài đã có thực tế chứng minh.
Cùng với quan điểm này, ThS Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông khẳng định đây chỉ là tin đồn. Tuy nhiên, khi mới mất con người vẫn còn điện trường (âm), do đó, nếu có gì điện trường dương mạnh tác động (có thể là mèo) sẽ hút bật dậy - tương tự trường hợp sốc điện trong bệnh viện - một chút chứ không sống lại được.
Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao? Hoàng Phúc16:54:37 29/02/2024Theo quan niệm xưa khi giường kê quay đầu ra thẳng cửa là không tốt, đó là hướng quay để làm lễ người đã khuất. Bởi vậy tuyệt đối không nằm hướng thẳng ra cửa. Tương tự thì cũng không quay đầu hoặc chân ra phía cửa sổ.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo