HH Quốc gia "chơi trội": Đặc quyền có 1-0-2, dàn thí sinh "tranh đấu" nảy lửa!
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Kể từ năm 1901, y học thế giới thay đổi chóng mặt sau khi Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO. Đến năm 1940, hệ nhóm máu Rh lại tiếp tục được Karl Landsteiner cùng các nhà khoa học khác tìm ra. Từ đó, thực hành truyền máu càng được chú ý.
Sau này, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác như Rh, Kell, Kidd, Duffy, MNS, Lewis... được tìm ra. Mỗi hệ nhóm máu này lại có một hoặc nhiều kháng nguyên. Trong đó, Rh được đánh giá là hệ nhóm máu phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên (kháng nguyên D là phổ biến nhất).
Tính đến 6/2021, có 43 hệ nhóm máu hồng cầu và 376 kháng nguyên nhóm máu khác nhau được Hội Truyền máu Quốc tế công nhận. Hội này cũng đã đề ra quy ước về nhóm máu hiếm. Theo đó, một kháng nguyên nhóm máu hay kiểu hình (gọi tắt là nhóm máu) có tần suất xuất hiện dưới 0,1% được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm. Vậy nên mới có chuyện, một nhóm máu có thể hiếm ở quốc gia này, nhưng chưa chắc đã hiếm ở quốc gia, khu vực khác.
Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, 45% dân số nước ta mang nhóm máu O, 20% mang nhóm máu A, 30% mang nhóm máu B và chỉ 5% mang nhóm máu AB.
Nhiều người vẫn nghĩ AB sẽ là nhóm máu hiếm nhất Việt Nam vì tỉ lệ của nó thấp hơn các nhóm máu khác trong hệ ABO. Nhưng thực tế, Rh(D) âm mới là hiếm nhất. Nó phù hợp với quy ước của Hội Truyền máu Quốc tế khi chỉ chiếm gần 0,1% dân số nước ta. Nhóm AB chỉ hiếm khi nó là nhóm AB Rh(D) âm.
Có một điều thú vị là, ở Việt Nam nhóm máu hiếm thường thấy là Rh(D) âm nhưng châu Âu, châu Mỹ, châu Úc thì Rh(D) âm chiếm 15% - 40% dân số. Dù vậy, nếu dựa trên quy luật cho nhận thì nhóm máu O Rh- mới là nhóm gặp nhiều rủi ro nhất. Bởi lẽ nó sẽ chỉ nhận được máu từ nhóm O Rh-. Đây là nhóm máu thường bị thiếu trong các bệnh viện vì nhu cầu cao, thường được dùng trong các trường hợp khẩn cấp, khi không có thời gian để xác định nhóm máu của bệnh nhân. Người nhóm máu O được đặt biệt danh là "người hiến máu" hay "nhóm máu cho đi" vì máu của họ có thể sử dụng cho bất cứ ai.
Phạm Ánh Ngọc (25 tuổi, Hà Nội) đã có 16 lần hiến máu. Ngọc cho hay nhờ việc đi hiến máu nhiều lần nên Ngọc được xét nghiệm và bác sỹ cho biết nhóm máu của cô thuộc nhóm máu hiếm.
Ngọc kể: "Khi được bác sỹ thông báo mình có nhóm máu hiếm B Rh(D) âm, mình đã về nhà tìm hiểu các thông tin về nhóm máu hiếm trên mạng. Ban đầu cũng hơi lo một chút nhưng sau đó thì mình lại thấy bình thường, mình cũng có tìm hiểu và tham gia vào câu lạc bộ nhóm máu hiếm để khi có người cần thì mình sẽ có thông tin để đi hiến máu."
Ngọc đã nhiều lần nhận được cuộc gọi từ Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương nhờ đến hiến máu cho người bệnh. Ngọc nhớ lại, lúc ban đầu thấy khá hoang mang vì không nghĩ là nhóm máu của mình lại hiếm như vậy. Sau này, Ngọc dần quen với việc đi hiến máu hơn thì cũng bình tĩnh hơn khi được gọi.
Chàng trai Nguyễn Hoài Sơn (24 tuổi, Hà Nội) cho biết khi mới bắt đầu là sinh viên ở trường đại học, Sơn đã tham gia hiến máu tình nguyện. Sau lần đầu tiên hiến máu và được xét nghiệm Sơn được biết mình có nhóm máu hiếm AB Rh(D) âm. Từ đó, Sơn thường đi hiến máu theo những cuộc gọi huy động từ Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Cũng từ đó, Sơn hiểu được tầm quan trọng của những người hiến máu như mình với người bệnh.
Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm. Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm là nhóm máu hiếm.
Phó giáo sư Trần Ngọc Quế - Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) cho biết năm 2024, Viện đã tiếp nhận dự trù gần 240 đơn vị máu nhóm hiếm và 2.458 đơn vị máu hòa hợp phenotype từ các cơ sở điều trị. Lượng máu phù hợp dự trữ sẵn trong kho chỉ đáp ứng được khoảng 56%, số còn lại (44%) Viện phải tìm kiếm và huy động trực tiếp từ người hiến máu. Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương ghi nhận tấm lòng của những người hiến máu nhóm hiếm, hiến máu hòa hợp phenotype đã không quản đường xa (từ Nam Định, Hà Nam, Thái Bình...) đến hiến máu khi được Viện mời gọi.
Phó giáo sư Trần Ngọc Quế cho hay có nhiều người dù bận công việc, bộn bề lo toan hay giữ các vị trí quan trọng tại các cơ quan, đơn vị vẫn luôn sắp xếp quỹ thời gian bận rộn của mình đến hiến máu khi có bệnh nhân cần. Chính sự nhiệt huyết, luôn sẵn sàng đồng hành của những người có nhóm máu hiếm đã giúp Viện đảm bảo được nguồn máu vô cùng đặc biệt này.
Tính đến tháng 10/2024, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 47 hệ nhóm máu hồng cầu với 366 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Trong đó, hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh là quan trọng nhất trong thực hành truyền máu.
Hội Truyền máu Quốc tế quy ước: một kháng nguyên nhóm máu hay kiểu hình (gọi tắt là nhóm máu) có tần suất xuất hiện dưới 0,1% được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm.
Tại Việt Nam, một trong những nhóm máu hiếm hay nhắc đến là Rh(D) âm vì chỉ chiếm dưới 0,1% dân số. Trong khi tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng ở châu Âu hay nhiều nước lại không phải là hiếm, vì có thể chiếm tới 15 - 40% dân số.
Hoa hậu Việt đăng đàn "phốt" Miss Star, BTC bị nói "thiếu trình", CĐM sôi máu! Nguyễn Khanh15:58:36 24/12/2024Mới đây, Kim Kim đại diện Việt Nam tại Miss Star International 2024 đã lên án ban tổ chức của cuộc thi này thiếu chuyên nghiệp, để lại nhiều bức xúc cho các thí sinh. Sự việc đã gây ra làn sóng tranh cãi gay gắt.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo