Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Để giảm bớt mùi hôi, từng có vài thái giám đã mặc quần áo thật dày nhưng nó lại là cách thức không hiệu quả. Cũng do khi hè đến, nếu mặc nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Cũng có thái giám đặt khăn tay vào đáy quần của mình để giúp giữ vệ sinh và đồng thời hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.
Trong lịch sử phương Đông, thái giám luôn là những người đặc biệt trong cung điện bởi họ phục vụ trực tiếp cho các vị vua, phi thần. Họ là một trong những người hầu bí ẩn trong cung, dù mang tiếng phục vụ cho lãnh đạo nhưng đôi khi cũng sở hữu quyền lực ngầm khá đáng sợ. Lịch sử Trung Hoa, Triều Tiên lẫn nước ta, có khá ít ghi chép về những người này.
Thái giám thường xuất hiện với thân hình ẻo lả, yếu đuối bên cạnh chất giọng the thé. Một nhà sử học phương Đông từng viết:
"Giọng nói của thái giám sẽ trở nên "ồn" hơn sau khi bị hoạn. Nếu họ bị hoạn khi còn là trẻ em, giọng nói sau đó sẽ như những bé gái. Nhưng nếu họ bị hoạn sau khi đã trưởng thành thì giọng nói sẽ càng ngày càng lảnh lót hơn".
Một cách nữa để dễ dàng nhận biết thái giám là họ không có râu trong suốt thời gian làm việc trong cung. Dù trước hay sau hoạn, dẫu người đó có nhiều râu, thì bộ râu đó sẽ dần mất đi sau 2 hoặc 3 tháng tịnh thân. Cuối cùng khuôn mặt sẽ ngày càng mịn màng gọn gàng, trông như một viên trân châu sáng bóng.
Thêm vào đó, sau khi tịnh thân và làm xong các thủ thuật cần thiết, các thái y sẽ dùng một ít bột hồ tiêu và dầu sáp đổ lên vết thương để cầm máu và giảm đau. Sau đó nhét luồn thân cây lúa mạch dạng ống nhỏ vào đường niệu đạo, để nước tiểu có thể chảy ra ngoài thông qua đường ống này, tránh vi khuẩn ở nước tiểu làm nhiễm trùng vết thương. Thái giám thường giữ ống nhỏ này trong người để đi vệ sinh trong một vài tháng sau đó.
Vậy thì thái giám thời cổ đại thường đi vệ sinh như thế nào?
Lúc đi vệ sinh, họ chắc chắn có thể ngồi xổm hoặc đứng như một người lành lặn. Tuy nhiên bởi vì bộ phận sinh dục của thái giám đã bị tổn thương do thủ thuật tịnh thân khiến phản ứng sinh lý không thể kiểm soát được. Trong vài tháng đầu, khi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể, bản thân người thái giám đó cũng không biết được. Đến khi ngửi thấy mùi hôi từ phần dưới cơ thể thì đã quá muộn.
Lúc này, thái giám chỉ có một cách giải quyết duy nhất là quay lại phòng mình để thay quần áo. Nhưng với nhiều thái giám phải làm nhiệm vụ suốt ngày, họ không thể rời đi một phút một giây nào. Chỉ cần bị phát hiện rời khỏi nhiệm vụ được giao, thái giám đó sẽ bị đánh gậy.
Tác giả Steadicam từng viết rằng, sau khi thái giám bị hoạn, khoảng từ 2 đến 3 tháng, họ sẽ mắc chứng đái dầm trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng nếu thời gian này kéo dài lâu hơn thì đó là một vấn đề lớn. Lúc đó, thái giám này sẽ bị thái giám tổng quản trừng phạt cho đến khi nào không còn đái dầm nữa. Họ bị như vậy bởi vì điều kiện y tế thời cổ đại không hề tốt, không có cách khử trùng hiệu quả sau khi tịnh thân thái giám đành phải tự mình vệ sinh vết cắt.
Chuyện không thể tránh khỏi là đái dầm và nước tiểu bị thấm vào quần khiến mùi hôi trong họ nồng nặc. Thời phong kiến, dân chúng thường sử dụng những câu từ khó chịu và kinh tởm nhất để mô tả mùi hôi từ cơ thể của thái giám. Dù đứng cách xa cả 300 mét còn có thể ngửi thấy những mùi hôi đó. Dẫu vậy, mỗi thái giám có một mùi hôi khác nhau. Không ít người cho rằng, thái giám trên người có mùi nồng nặc đều là những thái giám cấp thấp, rất khác với các thái giám ở cạnh hoàng đế mỗi ngày.
Để giảm bớt mùi hôi, từng có vài thái giám đã mặc quần áo thật dày nhưng nó lại là cách thức không hiệu quả. Cũng do khi hè đến, nếu mặc nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Cũng có thái giám đặt khăn tay vào đáy quần của mình để giúp giữ vệ sinh và đồng thời hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.
Một vài vị thái giám thông minh thì tìm những hương liệu có mùi thơm để che khuất mùi hôi đi. Đây được xem là cách thức hữu hiệu nhất. Chính vì sử dụng hương liệu mà các thái giám đã không khiến hoàng đế và các phi tần hậu cung khó chịu khi đứng gần. Tuy nhiên, không phải thái giám nào cũng có thừa vàng bạc để tìm hương liệu tốt.
Một tên thái giám hoạn quan mà mọi người từng biết ở lịch sử Trung Quốc là Ngụy Trung Hiền. Vì vậy nên nhiều người không có thiện cảm với thái giám nhưng trên thực tế, không phải thái giám nào cũng là người xấu, trong họ cũng có vài người rất tốt bụng. Họ sẽ thể hiện sự vâng lời và sợ hãi khi gặp những người có địa vị cao quý hơn mình. Nhưng khi gặp người nghèo hơn, yếu ớt hơn, địa vị thấp hơn, những thái giám đó thường rất chu đáo và sẵn sàng giúp đỡ nhau.
Thế nhưng bên cạnh đó vào thời phong kiến, thái giám là vị cận thần, nội quan luôn ở bên cạnh các nhà vua trong cuộc sống ở hoàng cung. Chính vì thân cận như vậy nên việc thái giám thân quen với các vị mỹ nhân bên cạnh vua là điều không tránh khỏi. Mà hoàng đế thì luôn có hàng nghìn mỹ nhân nhan sắc vẹn toàn, quyến rũ chỉ mong muốn có được may mắn được nhà vua sủng ái.
Chính vì hậu cung có tới hàng trăm phi tần, mỹ nữ, vương phi nên nhiều người kể từ khi nhập cung cho đến khi qua đời cũng chưa chắc từng được gặp mặt hoàng đế dù chỉ một lần. Chính vì vậy họ có một cuộc sống cô đơn, lẻ loi trong chiếc "nhà son" của hoàng cung nguy nga, tráng lệ. Nhìn ngoài thì có vẻ sung sướng nhưng bên trong lại không có được sự hạnh phúc nhất định.
Chính vì không thể chịu nổi cảnh chăn đơn gối chiếc đến già, một số mỹ nhân trong hậu cung của nhà vua không cam phận phí hoài tuổi thanh xuân mà không có người bầu bạn nên gian díu với thái giám. Trong hậu cung, chỉ có một người đàn ông duy nhất là hoàng đế có khả năng giúp các phụ nữ trong cung sinh sản. Các vương tôn, quý tộc, quan lại... không được phép vào hậu cung nếu không được sự cho phép của nhà vua. Bên cạnh cung nữ, thái giám là những người gần gũi nhất với hoàng đế và các phi tần, mỹ nhân.
Người dân thời xưa gọi thái giám là những người nam không ra nam, nữ không ra nữ. Đây cũng chính là lý do hoàng đế cho phép họ hầu hạ phi tần của mình. Dù đã không còn khả năng sinh sản nhưng điều này lại không làm thái giám mất đi ham muốn t.ì.n.h d.ụ.c hay nhu cầu được phụ nữ yêu thương.
Do đó, một số thái giám ngày ngày hầu hạ hết mình những phi tần không được vua sủng hạnh trong thời gian dài. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, phi tần và thái giám nảy sinh tình cảm với nhau nên đã "cắm sừng" hoàng đế. Thái giám không lo ngại sẽ khiến phi tần mang thai khi hai người lén lút quan hệ tình ái vì không còn khả năng sinh sản. Vì không để lại "hậu quả" nên họ sẽ khó có thể bị người khác phát hiện chuyện "cắm sừng vua trong cung". Dẫu vậy, nếu bị lộ tẩy thủ đoạn có gian tình với phi tần thì cả thái giám và phi tần đều sẽ bị vua cho về với trời.
Nữ nhân trong triều đình cổ đại phải dựa vào một người đàn ông duy nhất để tồn tại trong hậu cung. Người đó chính là Hoàng đế. Hỉ nộ ái ố của Hoàng đế có ảnh hưởng trực tiếp đến sống chết của người bên cạnh.
Thân là phi tần của Hoàng đế, nếu có thể khiến bản thân được sủng ái chắc chắn sẽ nhận được vinh hoa vô tận, người trong cung sẽ lũ lượt nịnh bợ. Tuy nhiên, nếu không có thánh sủng, địa vị có thể bị lung lay. Thậm chí sẽ bị tống vào Lãnh cung, không bao giờ được Hoàng đế sủng hạnh nữa.
Chính vì thế, trong mắt các phi tần, Lãnh cung là một cơn ác mộng, một địa ngục trần gian. Nhưng với rất nhiều thái giám, họ phải tranh giành để có cơ hội đến Lãnh cung. Rốt cuộc là tại sao?
Đầu tiên, cần phải xem xét phi tần ở Lãnh cung có còn cơ hội rời khỏi đó hay không. Trong cuộc chiến tranh gay gắt không khoan nhượng ở hậu cung, chưa đến hồi kết chưa biết ai là người chiến thắng.
Rất nhiều phi tần bị đày đến Lãnh cung chỉ vì vài thói xấu nhỏ nhặt khiến Hoàng đế nổi giận hạ lệnh phạt. Khi họ tiến vào Lãnh cung, bên cạnh không hề có người bầu bạn, nhiều nhất cũng chỉ là 1, 2 cung nữ.
Vào lúc này, các thái giám có thể ra sức nịnh bợ vị phi tần đó. Để đến khi cơn giận của Hoàng đế qua đi, hình phạt đã kết thúc, vị phi tần có thể được mời trở về cung. Trong thời gian ở Lãnh cung, chỉ có các thái giám mới dám hỏi thăm những phi tần bị phạt. Chính vì thế họ sẽ có thể nảy sinh lòng biết ơn những người luôn bên mình khi khó khăn, sẽ nâng đỡ thái giám đã từng giúp đỡ mình lúc sống ở Lãnh cung. Đây chính là cơ hội đổi đời của thái giám và điều này trong hậu cung cực kỳ phổ biến.
Thêm vào đó, điều kiện sống trong Lãnh cung tương đối khổ cực, chung quy là ăn không ngon, ngủ không yên. Do đó, nhiều vị phi tử sau khi đến Lãnh cung đã thay đổi tâm tính, trở nên buồn chán đến mức tìm người nói chuyện cùng cũng rất khó khăn.
Mà lúc này chỉ có các thái giám mới có thể ở bên cạnh họ. Chính vì thế các phi tần kia dễ dàng đưa những món quý giá cho thái giám. Không cần nói cũng có thể biết những thứ này đắt tiền đến chừng nào.
Sau cùng, thân phận thái giám là thấp nhất trong hoàng cung, luôn bị người khác xem thường, làm gì cũng dễ bị la mắng. Do đó, khi ở Lãnh cung vắng vẻ, họ mới có thể thoải mái, làm bất cứ điều gì mình muốn. Thậm chí, thái giám còn có thể xử lý những phi tần sống trong Lãnh cung từng bắt nạt mình trước đó theo cách riêng của họ.
Thái giám tịnh thân vẫn cưới vợ, có người còn lập "tam thê tứ thiếp", vì sao? Thảo Mai18:21:44 08/04/2024Thái giám hay còn gọi là hoạn quan, là những người đàn ông buộc phải tịnh thân, mất đi chức năng nam giới. Họ được tuyển vào hậu cung để phục vụ hoàng đế và các vị phi tần.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo