Tử Cấm Thành có 70 cái giếng nhưng không ai dám uống, đóng cửa trước 5h chiều vì điều rùng rợn này
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Cố Cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh, được xây dựng vào năm thứ 4 đời Minh Thành Tổ. Trong suốt 600 năm lịch sử, Cố Cung đã mang theo nhiều thăng trầm và những bí mật phong phú trường tồn với thời gian.
Tử Cấm Thành không sợ động đất 10 độ richter
Kể từ khi xây dựng xong, Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 200 trận động đất, trong đó có trận động đất kinh hoàng nhất thế kỷ 20. Vào năm 1976, trận động đất Đường Sơn đã giết chết 240.000 người trong vòng 23 giây, phá hủy toàn bộ biên giới phía bắc Đường Sơn cách đó 150 km chỉ trong một đêm. Mặc dù trải qua trận động đất cực mạnh khiến nhiều ngôi nhà bị nứt và sập, nhưng Tử Cấm Thành vẫn bình yên vô sự.
Để tìm ra nguyên nhân, các chuyên gia đã sao chép mô hình kiến trúc Tử Cấm Thành, sau đó thử nghiệm mô phỏng trận động đất có cường độ 10,1 độ richter. Trong cơn địa chấn, biên độ rung lắc của mô hình ngày càng lớn, khiến các viên gạch bên trong lần lượt sụp đổ nhưng phần khung vẫn đứng vững chãi. Sau vài lần thử nghiệm các chuyên gia đã rút ra kết luận, nguyên nhân nằm ở các trụ không bị chôn sâu xuống đất và việc không cắm phần gốc này xuống quá sâu đã đảm bảo tính linh hoạt cho tổng thể cung điện, đồng thời không để cột nhà bị gãy đột ngột.
Để đảm bảo độ kiên cố của Cố Cung, thì đấu củng (một loại kết cấu đặc biệt của kiến trúc Trung Hoa, gồm những thanh ngang từ trụ cột chìa ra gọi là củng và những trụ kê hình vuông chèn giữa các củng gọi là đấu) cũng góp một phần vô cùng quan trọng hỗ trợ nâng đỡ mái nhà một cách khéo léo. Kiến trúc này không cần đinh hay bất kỳ chất kết dính nào, vừa có thể chịu trọng lực và tích hợp chặt chẽ với tòa nhà, vừa có một khoảng không gian linh hoạt.
Phần mái kiên cố đóng vai trò là sự cân bằng tổng thể về sức mạnh, làm cho các bộ phận còn lại như được "tận dụng lẫn nhau" nhằm tiêu trừ bớt gánh nặng. Đây cũng chính là bí mật giúp Tử Cấm Thành "sống sót" qua vô số trận động đất kinh thiên động địa.
" Lãnh Cung" rốt cuộc có thật hay không?
Trong các bộ phim cung đấu xoay quanh chuyện phi tần tranh giành sự sủng ái của Hoàng thượng, không thiếu những phân cảnh với lời thoại như: "Đầy vào Lãnh Cung". Vậy Tử Cấm Thành thực sự có tồn tại Lãnh Cung hay chỉ là trên phim ảnh?
Theo sử sách ghi lại, Lãnh Cung thực chất là nơi ở khi các phi tần bị thất sủng hoặc phạm tội không thể tha thứ, thường sẽ ở nơi hoang vắng và ít người lui đến. Lập luận thứ hai cho rằng Lãnh Cung không có "địa chỉ" cố định, chỉ cần là nơi ở của thê thiếp hoặc Hoàng tử không nhận được sự sủng ái của Hoàng thượng nữa liền có thể trở thành Lãnh Cung.
Trong các bộ phim thể loại cung đấu Trung Quốc thường xuất hiện lãnh cung hoặc tình tiết một vài phi tần nào đó bị đẩy vào lãnh cung. Nói một cách dễ hiểu, điều này tương đương với việc phi tần phải sống cuộc đời bị ghẻ lạnh, nhận một bản án "tù chung chân".
Những phi tần bị đẩy vào lãnh cung dù không phải đeo gông cùm, xiềng xích thì chẳng khác gì vào nhà lao. Họ không có người nói chuyện, không kẻ hầu người hạ, không cao lương mỹ vị, cơm ăn hàng ngày cũng là loại đơn giản nhất dành cho cung nữ, người hầu.
Khắp nơi họ ở đều bị ẩm mốc, toàn tro bụi. Hầu hết các phi tần vào lãnh cung đều không cam tâm tình nguyện, họ ai oán thấu trời, liên tục gào thét, dần sẽ hóa điên rồi tự tử, phần lớn sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Những gì các phi tần trải qua sẽ để lại dấu vết tại lãnh cung, từ vết cào cấu trên tường, vết máu loang lổ trên cánh cửa, khung cửa sổ rách nát, bàn ghế xiêu vẹo không còn nguyên hình dạng... Những điều này khiến người ta dễ cảm thấy sợ hãi, ớn lạnh. Do đó, một nơi tràn ngập chết chóc, oán khí như thế không phải ai cũng chịu được nên không thích hợp để tham quan.
Lãnh cung vốn nằm ở nơi hẻo lánh, ít người lui tới, Hoàng đế, Hoàng hậu cũng chẳng bao giờ đặt chân đến đây. Nó còn là nơi chịu phạt của các phi tần nên càng không có cơ hội mà gìn giữ, tu sửa. Dưới sức mạnh tàn phá của thời gian, dần dần lãnh cung cũng sẽ bị mài mòn, từ gỗ đến những vết tường mỏng yếu, cuối cùng là khung kết cấu bằng đá.
Chẳng ai còn nhớ tới lãnh cung, mặc nó bị thời gian phá hủy. Mà thực tế, càng để lâu lại càng khó tu sửa, thế nên ngày nay những nơi từng được xem là lãnh cung trong Tử Cấm Thành rất nguy hiểm, không an toàn cho những khách tham quan.
Lãnh cung vốn là nơi bị ghẻ lạnh, quên lãng nên điều kiện vật chất kém, sinh hoạt cơ bản của các phi tần có khi còn không được đảm bảo, nói gì đến những đồ vật có giá trị lịch sử. Các phòng trong lãnh cung chỉ có sự lạnh lẽo, thê lương, không thích hợp để trưng những món đồ để chiêm ngưỡng. Do đó, lãnh cung không có giá trị thưởng lãm và cũng không thích hợp để khách tới tham quan.
Trong Tử Cấm Thành có nhà vệ sinh không?
Trong thời nhà Minh và nhà Thanh, không có nhà vệ sinh trong Hoàng cung, nếu muốn đi đại tiện các cung tần phải sử dụng bô. Trong đại điện sẽ dùng một tấm mành hoặc bình phong để ngăn cách với chiếc bô đại tiện, đồng thời trên nắp đậy được đổ đầy tro carbon, tro thực vật và hương liệu. Nơi đặt bô được gọi là "tịnh phòng", được phân bố ở mọi ngóc ngách trong cung.
Những chất thải trong ngày sẽ được các hoạn quan xử lý và vận chuyển ra khỏi cung. Vì vậy, trong Tử Cấm Thành không có mùi hôi. Đến nay, trong Tử Cấm Thành đã được xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng để phục vụ khách du lịch.
Cung điện lớn nhất thế giới
Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất trên thế giới, sự tồn tại của nó được coi là một kiệt tác kiến trúc được hoàn thành vào năm 1420 sau CN, cách đây hơn 600 năm. Để xây dựng được kiến trúc đồ sộ này đã phải huy động 230.000 nghệ nhân, hàng triệu công nhân và binh lính nhập cư.
Xưa kia, Hoàng đế tự xưng là "Thiên Tử" (con trời). Các sách cổ thường gọi cung của Thiên đế trên trời là Tử Cung, trong đó chữ "tử" (màu tím) đồng âm khác nghĩa với "con trời" cũng là "tử". Nơi ở của Hoàng đế thì dân thường bị "cấm" không được vào, vậy nên nơi ở của Hoàng đế được gọi là Tử Cấm Thành. Theo truyền thuyết, trong Tử Cấm Thành có 9999,5 gian phòng, bởi vì người xưa cho rằng chỉ có Hoàng đế mới xứng với con số 10.000 và khống chế được vạn vật, do đó mới bị thiếu một nửa gian phòng.
Điện Thái Hòa nằm trong Tử Cấm Thành là cung điện quan trọng nhất và cũng là biểu tượng quyền lực của hoàng đế Trung Quốc. Đây cũng là công trình bằng gỗ lớn nhất còn được bảo tồn tại Trung Quốc.
Điện Thái Hòa có nhiều tên gọi khác nhau. Vào thời nhà Minh, điện có tên là Phụng Thiên, đến thời Thuận Trị nhà Thanh, điện này đổi thành Thái Hòa. Trong dân gian, điện này có tên là Kim Loan.
Điện Thái Hòa nằm ở trung tâm trên trục Bắc - Nam của Tử Cấm Thành. Điện được hoàn thành vào năm Vĩnh Hòa thứ 18 (năm 1420). Sau khi bị phá hoại bởi hòa hoạn nhiều lần đến năm Khang Hy thứ 34 (năm 165) mới được xây dựng lại. Kiến trúc cổ đồ sộ này có chiều cao 35,05 m, diện tích 2 377 m2, gồm 55 gian khác nhau và 72 chiếc cột lớn. Điện được làm hoàn toàn bằng gỗ. 72 cột trong tòa điện là một trong những nét đặc biệt của kiến trúc này, được thiết kế nâng trọng lượng hơn 4 tấn của tòa điện Thái Hòa.
Đáng nói, trong điện Thái Hòa ẩn chứa câu chuyện rùng rợn về "bóng ma điên nhảy múa". Cho đến nay vẫn chưa lý giải được nguyên nhân.
Theo dân gian Trung Quốc truyền tai, ngày 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự, một đội tuần tra đi tuần tam điện thì phát hiện ra cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra.
Khi đội tuần tra dừng chân lắng nghe thì thấy rõ tiếng người nói qua lại. Họ liền bẩm báo sự việc lên cấp trên.
Đại thần tổng quản phủ nội vụ đã dẫn theo một đoàn kỵ binh bao vây điện Thái Hòa. Khi mở cửa điện ra thì thấy một người đàn ông đang nhảy múa trong điện.
Sau khi bắt người này và khám xét thì phát hiện có một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng 2 hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, 1 tờ chi phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.
Quan quân tiến hành thẩm vấn thì biết được người này là Giả Vạn Hải, 29 tuổi người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Trong quá trình thẩm vấn người này có biểu hiện thần kinh không bình thường.
Sau khi bẩm báo Từ Hy Thái hậu và hoàng đế Quang Tự thì giao cho hình bộ tiếp tục điều tra. Trong suốt quá trình thẩm vấn, Giả Vạn Hải luôn tỏ ra ngây ngô, nói luyên thuyên, có dấu hiệu của người điên.
Sau một tháng tra hỏi vẫn không thu thập được gì có giá trị thì hình bộ quyết định hành quyết Giả Vạn Hải theo hình thức treo cổ.
Ngoài câu chuyện ma quái đầy ám ảnh ở điện Thái Hòa, người ta còn truyền tai nhau câu chuyện về "âm khí bao trùm nơi cung cấm". Theo đó, cứ 5 giờ chiều là thời điểm Tử Cấm Thành đóng cửa, đây là thời khắc âm khí trong cung nặng nhất.
Theo truyền thông Trung Quốc, vào thời điểm này, du khách đến thăm Tử Cấm Thành đều cảm nhận được. Đến 5h chiều, bầu không khí âm u, cảm giác lạnh lẽo.
Theo một lời đồn đại, trước kia nơi đây có bảo vệ trông đêm, con cái của người này luôn bệnh tật, đau ốm. Mọi người nói với anh ta rằng, vì anh ta canh đêm ở nơi có nhiều âm khí nên ảnh hưởng đến đời sau. Từ đó về sau, nơi này không có ai trông đêm nữa.
Đến nay, Tử Cấm Thành đã ngót nghét 600 năm tuổi. Mỗi năm nơi đây phục vụ hàng chục triệu du khách tham quan đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, lãnh cung tại Tử Cấm Thành vẫn là địa điểm chớ lại gần. Thực tế, mọi người chỉ biết đến lãnh cung qua sử sách và phim truyện mà thôi.
Bí ẩn nơi lãnh cung: Phi tần phát điên hoặc chết, vẫn có hoàng tử ra đời vì sao? Hướng Dương20:22:40 23/11/2024Lãnh cung được biết đến là điểm đến cuối cùng của những phi tần bất hạnh hay phạm lỗi. Vậy tại sao nơi đây lại trở thành địa ngục trần gian , ám ảnh nhất Tử Cấm Thành khiến nhiều người phát điên?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo