Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ

team youtuber18:12 03/06/2021

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Khởi nguồn của sông Nile ở đâu? Câu hỏi tưởng chừng khá đơn giản nhưng đã khiến các nhà thám hiểm, các nhà địa lý học say mê tìm câu trả lời trong hàng nghìn năm qua.

Khám phá khởi nguồn sông Nin (hay Nile) là một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong thế kỷ 19 ở châu Âu. Điều này đã khiến khá nhiều nhà thám hiểm tài ba lao vào công cuộc tìm kiếm để rồi phải chịu những thương tật hoặc phải bỏ mạng.

Theo các chuyên gia, mặc dù đã có nhiều người tuyên bố khám phá ra khởi nguồn sông Nile. Nhưng đến hiện nay, vấn đề này vẫn là một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hóc búa. Chưa tìm được câu trả lời!

Xương sống của văn minh Ai Cập

Sông Nile (hay sông Nin) có vị trí địa lý thuộc Châu Phi, đóng vai trò là con sông chính của khu vực vùng Bắc Phi. Với tổng chiều dài 6.853km, sông Nile từng được xếp hạng là con sông dài nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một số nghiên cứu và số liệu đã chỉ ra vào năm 2007 cho thấy con sông này chỉ xếp thứ hai, vị trí đầu tiên thuộc về sông Amazon ở Nam Mỹ.

Sông Nile đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của một số nền văn minh cổ đại bậc nhất. Nếu không có lượng nước khổng lồ từ nó, người Ai Cập cổ đại có thể không bao giờ tích lũy được của cải và sức mạnh cần thiết để xây dựng kim tự tháp, cũng như kiểm soát các vùng lãnh thổ rộng lớn từ 5.000 năm trước.

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 1

Herodotus, nhà sử học Hy Lạp nổi tiếng từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã tự hỏi về khởi nguồn lượng nước khổng lồ của sông Nile. Pharaoh Ptolemy II Philadelphus cũng quan tâm đến khởi nguồn của sông Nile, đã gửi một đoàn thám hiểm đi xác định nguồn gốc của sông Nile xanh.

Angela Thompsell, một chuyên gia về lịch sử tại Đại học bang New York cho biết: "Người Ai Cập khá quan tâm đến việc tìm kiếm khởi nguồn của sông Nile vì nó ảnh hưởng đến vấn đề nông nghiệp của họ".

Giống như nhiều con sông có chiều dài hàng nghìn cây số, sông Nile có một số phụ lưu chính. Hai dòng chính của nó là sông Nile xanh và sông Nile trắng hợp với nhau ở Khartoum trước khi tiếp tục đi lên phía Bắc, qua Sudan để vào Ai Cập.

Nhà thám hiểm người Scotland, James Bruce, tự tuyên bố bản thân là người đầu tiên tìm thấy nguồn của sông Nile xanh vào năm 1770 khi đến một đầm lầy và thác ở Tis Abay, Ethiopia. Tuy nhiên, theo các ghi chép lịch sử thì một tu sĩ người Tây Ban Nha có tên Pedro Paez đã thực sự đến khu vực đó từ năm 1618.

Sông Nile xanh chảy từ hồ Tana, cung cấp tới 80% lượng nước khi hai dòng chảy chính gặp nhau ở Khartoum. Tuy nhiên, sông Nile trắng dài hơn và khởi nguồn của nó ít được biết đến bởi chảy từ sâu trong lục địa Phi. Hầu hết các cuộc thám hiểm nổi tiếng ở thế kỷ 19 đều tập trung nỗ lực tìm kiếm khởi nguồn của sông Nile trắng.

Các cuộc thám hiểm nổi tiếng

Tìm ra khởi nguồn sông Nile trắng là một trong những điều rất hấp dẫn các nhà thám hiểm. Năm 1855, Richard Francis Burton và nhà tự nhiên học John Hanning Speke thuê những người châu Phi làm hướng dẫn viên, đầu bếp và phiên dịch để thám hiểm sông Nile. Khi đến gần Berbara ở Somali thì họ bị người dân địa phương tấn công. Speke bị bắt trong thời gian ngắn, bị thương trước khi trốn thoát được. Trong khi đó, Burton b.ị đ.âm xuyên cả hai má.

Bất chấp sự thất bại đó, 2 nhân vật kể trên vẫn tiếp tục khám phá sông Nile vào năm 1856. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, họ có khởi đầu không suôn sẻ. Cả Burton và Speke đều mắc một số căn bệnh trong chuyến đi, bao gồm cả sốt rét. Trong chuyến đi, một số người họ thuê còn tự ý bỏ đoàn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã đến được hồ Tanganyika. Burton được coi là người châu Âu đầu tiên nhìn thấy hồ này bởi Speke khi đó bị mù tạm thời.

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 2

Họ phát hiện ra rằng Tanganyika không thể là khởi nguồn của sông Nile trắng bởi có một con sông lớn chảy vào đó. Tuy nhiên, dù Speke đã phục hồi thị lực nhưng Burton lúc đó lại quá kiệt sức. Speke tiếp tục cuộc hành trình về phía hồ Victoria và khi đến nơi ông khẳng định đó chính là khởi nguồn của sông Nile trắng.

Burton phản đối điều này và yêu cầu bằng chứng. Thompsell nói: "Về cơ bản họ ghét nhau từ thời điểm đó. Speke đã thực hiện một cuộc thám hiểm khác đến hồ Victoria vào năm 1860 nhưng lại thất bại trong việc lập bản đồ toàn bộ khu vực xung quanh hồ Victoria".

Vào năm 1864, ngay trước khi Speke dự kiến tranh luận với Burton thì ông lại qua đời trong một tai nạn (hoặc có thể là t.ự s.át).

Ngay sau đó, một nhà thám hiểm khác là David Livingstone đã đi tìm khởi nguồn sông Nile nhưng ông lại bị mất tích vào cuối những năm 1860. Sau đó, Henry Morton Stanley - một nhà thám hiểm người Mỹ gốc xứ Wales - đã lên đường khám phá khởi nguồn sông Nile trắng và tìm thấy Livingstone. Stanley nhận thấy Livingstone đã quá ốm yếu. Vài năm sau Livingstone qua đời.

Stanley bắt đầu một cuộc thám hiểm khác vào giữa những năm 1870. Cuối cùng, ông kết luận rằng hồ Victoria có một cửa xả duy nhất thoát ra sông Nile trắng qua thác Rippon và hồ Albert. Do đó, ông xác nhận khám phá trước đó của Speke. Trong quá trình khám phá các hồ lớn ở châu Phi, ông cũng phát hiện ra rằng chúng là đầu nguồn của sông Congo.

Những câu hỏi xung quanh khởi nguồn sông Nile

Bất chấp các kết quả thám hiểm, nhiều nhà khoa học cho rằng đến nay khởi nguồn của sông Nile trắng vẫn chưa được hiểu rõ. Christopher Ondaatje, một nhà thám hiểm đã viết cuốn sách Journey to the Source of the Nile, cho biết: "Bí ẩn về khởi nguồn của sông Nile đã là một thách thức trong 3 thiên niên kỷ".

Năm 1996, Ondaatje đã dành ra ba tháng để đi dọc sông Nile và qua các hồ lớn ở châu Phi. Ông nói rằng tuyên bố "hồ Victoria là khởi nguồn sông Nile trắng" đã bỏ qua thực tế rằng, sông Kagera cung cấp lượng nước lớn cho hồ này. Hai nhánh chính của sông Kagera được phát sinh từ các con suối ở Burundi và Rwanda.

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 3

Ondaatje viết trong một bài báo: "Một trong 2 con suối kể trên mới là nguồn của sông Nile". Đồng thời, ông cũng cho rằng Speke đã đi qua sông Kagera trong hành trình của mình nhưng lại tránh đề cập đến nó.

Trong chuyến thám hiểm của mình, Ondaatje cũng có một khám phá quan trọng khác. Nước của hồ Victoria chảy qua thác Rippon sau đó đổ vào hồ Albert. sông Nile trắng chảy trực tiếp từ hồ Albert. Tuy nhiên, Ondaatje cho biết 85% lượng nước trong hồ Albert không phải được cung cấp từ hồ Victoria, mà là từ sông Semliki, chảy từ cộng hòa dân chủ Congo.

Ondaatje cho biết khám phá của Speke chỉ là một phần lời giải cho câu đố về khởi nguồn của sông Nile. Ông cũng cho biết hiện các khám phá của bản thân vẫn chưa thể tiếp tục do các vấn đề chính trị và tình trạng bất ổn. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, khởi nguồn thật sự của sông Nile vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Tên của sông Nile cũng có bắt nguồn khá thú vị. Sông Nile - cái tên xuất phát từ hệ ngôn ngữ Xê - Mit (Semitic languages). Lúc đầu, nó có tên là Nahal, có thời gian lại mang tên Neilos, có nghĩa là "dòng sông thung lũng". Người Ai Cập đều tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sông không chỉ bởi nó mang tới nguồn sông nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn.

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 4

Nước sông Nile bảo vệ mảnh đất Ai Cập, giúp chống lại các hiện tượng bào mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc. Và đặc biệt sông Nile là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho toàn vùng đất Ai Cập, là nguồn nước tươi mát làm nên sự trù phú cho vùng đất này. Và có một điều, lịch sử phải biết ơn sông Nile rất nhiều, vì đó là nơi người Ai Cập bắt đầu tạo ra nền văn minh rực rỡ, nền văn minh trở thành niềm kiêu hãnh của loài người.

Người Ai Cập sẽ không thể định cư trên mảnh đất huyền thoại đó nếu như không có sông Nile. Hay nói khác đi, sông Nile mới chính là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho người Ai Cập. Mỗi mùa lũ lên, sau khi nước rút, sông Nile sẽ để lại một lớp phù sa đen mà người Ai Cập gọi là "Ar".

Lượng phù sa vô cùng màu mỡ và được bồi đắp hàng năm này chính là nơi canh tác trồng trọt, giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến mức không thể tin nổi. Sông Nile và kim tự tháp được xem là biểu tượng của đất nước Ai Cập. Sông Nile đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập. Để có thể chuyên chở những khối đá nặng hàng chục tấn, chủ yếu người Ai Cập lợi dụng sức mạnh của dòng chảy sông Nile để đưa đá từ thượng nguồn về hạ lưu.

Hướng di chuyển kỳ lạ của sông Nin

Sau khi cố chấp đẩy mạnh về phía bắc trong phần lớn lộ trình của nó, sông Nile có một bước ngoặt đáng ngạc nhiên ở giữa sa mạc Sahara. Với các phụ lưu chính cuối cùng cũng hợp nhất, sông Nin "hoàn chỉnh" tiếp tục chảy về phía bắc. Nó đi qua Sudan trong một thời gian dài. Tuy nhiên sau đó nó đột ngột chuyển hướng về phía tây nam. Sông Nin chuyển hướng đi khoảng 300 km (186 dặm), như thể nó quay trở lại Trung Phi thay vì đổ ra Ai Cập.

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 5

Tất nhiên, cuối cùng sông Nin đã trở lại đúng hướng và vượt qua Ai Cập như hiện nay chúng ta biết. Nhưng tại sao nó lại đi một con đường vòng lớn như vậy? Đặc điểm này được hình thành do đá ngầm khổng lồ gọi là Nubian Swell gây ra.

Cá sấu sông Nin

Nhắc đến sông Nin chúng ta không thể không nhắc đến cá sấu sông Nin. Theo Encyclopedia Britannica, chúng sinh sống ở hầu hết các khu vực của sông. Đây là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên Trái đất. Chiều dài lên tới 6m và nặng khoảng 250kg cho con trưởng thành.

Chúng là loài động vật ăn thịt với thức ăn chính là cá. Tuy nhiên, thức ăn của chúng không cố định một loài cụ thể nào hết. Cho nên chúng có thể tấn công bất cứ sinh vật nào trong phạm vi và coi đó là con mồi kể cả con người. Ước tính mỗi năm có khoảng 200 người c.hết do cá sấu sông Nin tấn công.

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 6

Tuy nhiên, trong cổ đại, cái c.hết do cá sấu gây ra lại là một điều may mắn. Trong thần thoại ở Ai Cập, thần Osiris bị người anh là Set phản bội. Set lừa Osiris nằm trong quan tài sau đó ném xuống sông Nile. Isis, vợ của Osiris đã tìm thấy xác anh và cố gắng làm anh sống lại. Nhưng Set lại một lần nữa đ.ánh cắp cơ thể Osiris và c.hặt x.ác thành nhiều mảnh và phân tán khắp Ai Cập. Isis vẫn tìm lại từng mảnh cơ thể của Osiris. Nhưng chỉ có d.ương v.ật của anh là không tìm được vì đã bị cá sấu sông Nile ăn mất.

Chính vì vậy nên cá sấu tại đây có mối liên hệ với thần sinh sản Sobek. Họ coi cá sấu sông Nin là hiện thân của Sobek - thần sinh sản trên trần thế. Chính vì vậy nên đối với người Ai Cập cổ, ai bị cá sấu sông Nin ăn thịt "được coi là may mắn khi có một cái c.hết hạnh phúc."

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 7

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh

team youtuber15:31:27 03/05/2021
Con kênh nhân tạo dài hơn 193km này được xây dựng bởi Suez Canal Company từ giữa năm 1859 và 1869, nhưng ý tưởng ban đầu thuộc về người Ai Cập cổ đại - hiển nhiên, mục tiêu của cả hai là như nhau: mở ra một tuyến đường nối liền đông tây, phục vụ cho thương mại toàn cầu....

 5  |  0 Thảo luận  |  

Khai quật thành phố vàng niên đại hơn 3.000 năm 

Tin tài trợ
Các nhà khảo cổ đang gấp rút khai quật Aten, thành phố lớn nhất của Ai Cập cổ đại. Đây được coi là phát hiện lớn nhất thế kỷ, mở đầu cho một khám phá hoàn toàn mới mẻ.

"Thành phố vàng" 3.000 năm t.uổi bị mất tích được phát hiện tại Ai Cập

Tin tài trợ
Các chuyên gia cho biết đây là thành phố lớn nhất từng được tìm thấy và là một trong những phát hiện quan trọng nhất kể từ khi khai quật lăng mộ của Tutankhamun.

Hơn 400 tàu tắc nghẽn ở kênh đào Suez sắp được giải phóng hoàn toàn

Tin tài trợ
Cơ quan Quản lý kênh đào Suez hôm 2/4 cho biết sắp giải phóng toàn bộ tàu xếp hàng chờ đợi trong thời gian tàu chở hàng Ever Given mắc cạn khiến con kênh tắc nghẽn.

Hé lộ bí ẩn diện mạo vị Pharaoh gây tranh cãi nhất lịch sử Ai Cập

Tin tài trợ
Hình ảnh tái hiện được đ.ánh giá là chân thực nhất trong số các phiên bản về diện mạo vua Akhenaten.

Đ.ập sông Nile: Sudan kêu gọi Ethiopia chấp nhận hòa giải của Bộ tứ

Tin tài trợ
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 22/3 tại thủ đô Khartoum, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Tài nguyên nước Sudan, ông Yasser Abbas, đã kêu gọi Ethiopia chấp nhận sự trung gian của Bộ tứ quốc tế để đạt được một thỏa thuận công bằng, hợp pháp và được cả ba bên chấp nhận.

Tục lệ Nubia: Cô dâu, chú rể tắm nước sông Nile đêm tân hôn để cầu may

Tin tài trợ
Từ lâu khu vực Nubia được Ai Cập gọi là vùng đất vàng đã rất cuốn hút du khách tới trải nghiệm và khám phá sự độc đáo của các di sản cùng nền văn hóa coi sông Nile là yếu tố trung tâm này. Trong đó người Nubia có tục lệ đêm tân hôn, cô dâu, chú rể sẽ...

Sự thật thú vị đằng sau tên của các quốc gia và thành phố trên thế giới

Tin tài trợ
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi vì sao Singapore được gọi là đảo quốc sư tử dù chưa từng có bằng chứng cho thấy chúa sơn lâm từng sống ở đó?
phanh nèhùng diduhằng du mụctiktoker phương anhmiss supranational 2024lydie vũ# babymonsterminh đạthoa hậu siêu quốc giamiduchưa biết