Võ Hạ Trâm bất ngờ tung ảnh gia đình, 'lẻ bóng' 1 mình sau sinh, chuyện gì đây?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Bắt nguồn từ dãy Himalaya ở phía bắc Ấn Độ, chảy theo hướng đông và nam qua Bangladesh, sông Hằng vốn được coi là dòng chảy thiêng liêng, rửa sạch tội lỗi loài người theo quan niệm Ấn Độ giáo.
Truyền thuyết về sông Hằng
Theo trang Varanasicity, sông Hằng giữ một vị trí cao quý và linh thiêng trong đạo Hindu. Vị trí quan trọng của sông Hằng có thể được minh chứng từ thực tế là có nhiều văn bản cổ của Ấn Độ đề cập đến dòng sông này.
Chẳng hạn, sông Hằng được nhắc đi nhắc lại trong kinh Veda, Puranas, Ramayana và Mahabharata. Trong thần thoại Hindu, sông Hằng gắn liền với nhiều truyền thuyết và thần thoại.
Theo một trong những câu chuyện truyền thuyết được người dân Ấn Độ truyền miệng, Ganga (tên của sông Hằng trong tiếng Ấn) là một trong hai người con gái của Meru (dãy Himalaya), người còn lại là Uma, vợ của thần Shiva. Thần Indra (một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu) đã cầu xin cho thần Ganga được đưa lên trời để làm dịu các vị thần bằng dòng nước mát của cô ấy.
Sau đó, có nhiều truyền thuyết khác nhau kể về việc thần Ganga đến Trái đất như thế nào. Câu chuyện về nguồn gốc của Ganga trên Trái đất được kể khác nhau trong Ramayana, Mahabharata và Puranas. Nhưng truyền thuyết thú vị nhất về sông Hằng xoay quanh một vị vua tên Sagara, các con trai, cháu trai của ông (Ansuman) và chắt trai (Bhagirath).
Một lần, khi vua Sagara thực hiện lễ tế Ashwamedha (lễ ngựa), trong đó một con ngựa được phép đi lang thang theo ý muốn và các chiến binh phải cố gắng ngăn cản con ngựa, nếu họ thất bại, điều đó có nghĩa là họ chấp nhận sự độc tôn của nhà vua. 60.000 người con trai của vua Sagara đã đi tìm con ngựa và cuối cùng thấy nó đang ở gần nhà hiền triết Kapila đang ngồi thiền. Trong nỗ lực bắt con ngựa, các chàng trai đã làm phiền Kapila. Ông đã ngay lập tức thiêu sống họ thành tro bằng ánh mắt rực lửa của mình. Sau đó linh hồn của các hoàng tử bị trôi dạt, không siêu thoát.
Nhà hiền triết Kapila ấn tượng với cách suy nghĩ sâu sắc và kiến thức uyên thâm của Hoàng tử Ansuman (cháu trai của vua Sagara) nên đã gợi ý rằng dòng nước Ganga, nữ thần đang cư ngụ trên thiên đường, có thể giải phóng linh hồn của các con trai của vua Sagara.
Vậy là vị vua này phải cầu cứu Thần Shiva để siêu thoát cho linh hồn các hoàng tử. Chắt trai của vua Sagara là Bhagiratha đã cầu nguyện Thần Shiva giúp đỡ.
Thần Shiva phái nữ thần Ganga xuống cứu giúp. Nàng đưa nước từ trên tiên giới chảy qua tóc và chân của Thần Siva xuống mặt đất rồi chảy đến nơi các chàng hoàng tử bị thiêu sống. Linh hồn của họ được siêu thoát. Từ đó tên dòng sông được tạo ra, đặt theo tên của nữ thần để nhớ đến công ơn của nữ thần. Đó là lý do vì sao sông Hằng có tên là "Ganga" trong tiếng Ấn.
Sông Hằng được xem là dòng sông linh thiêng nhất và cũng là nơi lưu giữ trái tim của Ấn Độ. Từ thượng nguồn, sông Hằng là một dòng chảy xuyên suốt qua các thành phố, trung tâm công nghiệp, là nơi cung cấp nước chính cho hơn 400 triệu dân và "được hàng tỷ tín đồ tôn thờ".
Từ thời vua Alexander Đại đế (356 - 323 TCN) của xứ Macedon đã nghe đến danh tiếng của dòng sông Hằng và cố công mở rộng biên cương đến con sông thiêng liêng này. Các thi hào nổi tiếng như Virgil, Ovid, và Dante đều ca ngợi sông Hằng, con sông có một vị thế độc đáo trong dòng tư tưởng nhân loại thời Trung Cổ.
Người Ấn cho rằng sông Hằng là con sông duy nhất chảy từ cả 3 thế giới - Thiên đường/ Swarga, Trái đất/Prithvi và Địa ngục/Patala. Người đã du hành đến cả ba thế giới được gọi là Tripathaga trong tiếng Phạn.
Những người theo đạo Hindu tin rằng tắm ở sông Hằng có thể giúp rửa sạch mọi tội lỗi. Mọi người cũng tin rằng chỉ cần chạm vào dòng sông cũng có thể đạt được sự cứu rỗi và vì vậy tro cốt của người chết thường được thả xuống dòng sông thiêng này.
Song con sông lại phải tiếp nhận một khối lượng lớn rác thải công nghiệp, nước thải từ con người và vật nuôi.
Mức độ ô nhiễm của sông Hằng luôn tăng vọt trong mùa hành hương vào tháng 5 và tháng 6, khi hàng nghìn người đổ về. Người hành hương dùng nước sông Hằng để uống hoặc tắm, với quan niệm dòng chảy linh thiêng sẽ gột rửa mọi tội lỗi.
Tại bờ sông Hằng, người ta xây dựng các bậc thang lớn, lắp lưới cố định hoặc lan can để người dân có thể cúi xuống uống nước một cách an toàn. Các quầy lưu niệm ven sông bán bình nhựa dành cho những ai có nhu cầu mang nước về nhà.
Khoảng 500.000 khách hành hương đổ về thành phố Rishikesh mỗi năm. Tuy nhiên, nhà máy nước thải của thành phố chỉ có thể phục vụ nhu cầu của 78.000 người. Chính phủ xây dựng nhiều nhà vệ sinh công cộng, chỉ một cơn mưa nhỏ cũng có thể khiến nước thải chảy thẳng xuống dòng sông.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng thượng nguồn con sông, khu vực chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, cũng chứa lượng lớn vi khuẩn kháng kháng sinh.
Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Khoa học Công nghệ Chính phủ, Ấn Độ là nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Các thử nghiệm gần đây cho thấy trong số 4 loại vi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất tại các bệnh viện Ấn Độ, khoảng 70% thuộc nhóm kháng kháng sinh điển hình.
Vi khuẩn được tìm thấy trong ruột của động vật, chất thải các khu công nghiệp và sinh vật sống trong nguồn nước sông Hằng. Khách hành hương uống nước sông, bị nhiễm bệnh và thường sử dụng kháng sinh ngay sau đó. Kháng sinh tiêu diệt các lợi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và kháng thuốc. Các thành phố như Varanasi, Haridwar, Allahabad... là khu vực có khả năng truyền nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh quy mô lớn.
Bất chấp cảnh báo của các chuyên gia, người dân Ấn Độ dường như không lo ngại về sự ô nhiễm của nguồn nước sông Hằng.
"Nữ thần sông Hằng là mẹ của chúng tôi. Uống nước sông là số mệnh của chúng tôi. Nếu bạn có niềm tin, bạn an toàn", Jairam Bhai, một chủ hàng ăn 65 tuổi đến hành hương nơi đây nói, trên tay vẫn cầm hai chiếc bình nhỏ chờ lấy nước.
Trong khi đó, Jagdish Vaishnav, một giáo viên tiếng Anh 30 tuổi cho biết: "Chúng tôi không tin vào vi khuẩn, chúng tôi còn chẳng nghĩ về nó". Jagdish từng tắm và uống nước sông tại thành phố Rishikesh, Haridwar và thậm chí là Varanasi, khu vực ô nhiễm nặng nề nhất.
Người Ấn Độ giáo có tục lệ hỏa táng thi thể người đã khuất và thả trôi trên sông. Tập tục này đã bị cấm vào năm 2017. Năm 2014, sau khi trở thành Thủ tướng, ông Narendra Modi đã cam kết sẽ nỗ lực giảm thiểu mức độ ô nhiễm cho dòng sông bằng các chính sách như xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải, di dời hơn 400 nhà máy thuộc da dẫn đến sự ô nhiễm. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện vẫn chưa được thực hiện.
Sông Ấn: Hé lộ sự suy tàn đầy bí ẩn của nền văn minh lớn nhất thế giới youtuber19:41:12 10/06/2021Tồn tại dọc theo sông Ấn nằm về phía Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 2.800-1.800 TCN, văn minh sông Ấn hay văn minh Harappa được coi là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại thời cổ đại. Nền văn...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo