Thuyết sao đôi gây chấn động, dự kiến nhân loại đụng mặt người ngoài hành tinh?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tồn tại dọc theo sông Ấn nằm về phía Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 2.800-1.800 TCN, văn minh sông Ấn hay văn minh Harappa được coi là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại thời cổ đại.
Nền văn minh sông Ấn kéo dài từ biển Ả Rập đến sông Hằng, tương ứng với khu vực phía tây bắc Ấn Độ, phía đông Afghanistan và Pakistan hiện nay trên một diện tích là 1.250.000 km và như thế so về diện tích lớn hơn nền văn minh Ai Cập cổ đại và nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) cộng lại. Nền văn minh này là một trong bốn nền văn minh cổ đại nhất trên thế giới mà nhân loại ngày nay đã biết: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
Cho đến nay có hơn 1.050 di chỉ đã được xác định, phần lớn dọc theo sông Ấn. Trên 140 thành phố và làng mạc đã được tìm thấy. Hai trung tâm đô thị lớn nhất là Harappan và Mohenjo-Daro, ngoài ra còn có nhiều thành phố lớn như Dholavira, Ganweriwala, Lothal và Rakhigarhi.
Phải tới gần đây, các nhà khảo cổ học mới lý giải được nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh này - những đô thị lớn đầu tiên trên thế giới. Các nhà khảo cổ học tin rằng, sự biến đổi khí hậu đã xóa sổ nền văn minh sông Ấn, từng phát triển mạnh khoảng hơn bốn nghìn năm trước đây.
Khám phá sự kỳ diệu từ nền văn minh sông Ấn
Nền văn minh sông Ấn đã bị lãng quên từ những năm 1.600 trước Công nguyên cho đến khi di tích được khai quật vào năm 1922. Kể từ đó, một loạt các nghiên cứu đã phát hiện một nền văn hóa đô thị phức tạp với các tuyến đường thương mại nội thị được thiết lập. Các nhà khảo cổ học cũng khám phá những công trình xây dựng, hệ thống vệ sinh môi trường, nghệ thuật, khoa học, cùng hệ thống chữ viết, gắn liền với nền văn minh. Nhóm nghiên cứu quốc tế mất hơn năm năm để kết hợp những hình ảnh vệ tinh và các dữ liệu về địa chất để lập ra bản đồ địa hình kỹ thuật số toàn bộ khu vực mà nền văn minh sông Ấn (Indus) từng tồn tại.
Nhà khảo cổ Liviu Giosan thuộc Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết:
"Chúng tôi đã tái hiện cảnh quan của khu vực đồng bằng, nơi nền văn minh sông Ấn phát triển khoảng 5.200 năm trước đây, tuy nhiên đã từ từ biến mất trong khoảng thời gian từ 3.000 đến 3.900 năm trước. Cho đến nay, có rất nhiều suy đoán về sự liên kết giữa nền văn minh sông Ấn, những con sông đã đem lại sự trù phú cho mảnh đất, nơi con người thời kỳ đó từng sinh sống".
Theo các nhà khảo cổ khẳng định phế tích thành phố Mohenjo - Daro được xem là một bí ẩn thực sự, bởi không một nền văn minh nào có thể hiện diện trong thung lũng Indus cách đây 4.500 năm bằng di chỉ này.
Từ năm 1922, một loạt các khám phá trong đó có thị trấn Harappa rồi đến Mohenjo - Daro, đã mang lại những chứng cứ về một nền văn minh chưa hề được biết đến.
Đáng tiếc rằng nguồn tài liệu về văn minh sông Ấn không có nhiều. Chỉ khoảng 10% làng mạc nhà cửa được khai quật, chữ viết chưa được giải mã và việc nền văn minh này biến mất đột ngột từ khoảng 1.900 TCN cũng chưa được giải thích hoàn toàn.
Các nhà sử học có ý kiến khác nhau về nguyên nhân sự phân rã và biến mất của nền văn minh sông Ấn. Giả thuyết phổ biến là nền văn minh này đã sụp đổ bởi một thảm họa thiên nhiên.
Các nhà khoa học của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ cho rằng, những trận động đất lớn có thể đã triệt hạ nền văn minh sông Ấn cùng một số nền văn minh lớn khác, như văn minh Maya ở Trung Mỹ.
Ngoài động đất, những thảm họa trên diện rộng khác như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh đã càn quét và làm suy kiệt các khu dân cư của người Ấn Độ thời cổ đại.
Một giả thuyết đáng chú ý khác là văn minh sông Ấn đã tự tiêu vong khi tại nhiều khu định cư nhỏ dân số đã tăng trưởng vượt quá giới hạn tự nhiên, khiến xã hội bị sụp đổ vì không đủ tài nguyên để duy trì.
Cuối cùng là giả thuyết văn minh sông Ấn bị xóa sổ bởi một cuộc xâm lược từ bên ngoài, cụ thể là người Aryan, nền tảng của các dân tộc Ấn Độ ngày nay.
Có thể người Aryan đã xâm chiếm các thành phố ở thung lũng sông Ấn, khuất phục cộng đồng cư dân ở nơi đây và áp đặt nền văn hóa riêng cùng tôn giáo của họ.
Ngày nay, những dấu tích nổi bật của nền văn minh sống Ấn là hai trung tâm đô thị Harappa và Mohenjo-Daro. Các di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là điểm đến thu hút đông đảo du khách quốc tế ở đất nước Pakistan.
Các nhà khảo cổ đã dẫn chứng rằng, hãy thử tưởng tượng một dân tộc sống trên một lãnh thổ bao la. Dân tộc này nói được ngôn ngữ chưa được biết và sử dụng chữ viết cũng chưa được giải mã. Những con người thuộc nền văn minh đó đã xây dựng các thành phố lớn được chia thành các khu phố theo một logic mà chúng ta chưa hiểu. Quả thật, người ta chưa tìm thấy cung điện hay đền thờ.
Rồi từ 3.200 năm đến 1.800 năm trước CN, những thành phố lớn xuất hiện. Các bức tường thành đồ sộ quanh Harappa mọc lên vào khoảng 2.700 năm đến 2.600 năm trước CN. Thoạt đầu các nhà khoa học nghĩ rằng nền văn minh sông Ấn được hình thành từ những bộ tộc đến từ vùng Lưỡng hà. Nhưng các cuộc khai quật cho thấy dân tộc đó có những đặc điểm riêng biệt.
Mọi thứ cho thấy họ không có ưu thế về quân sự, tính cách ôn hòa và rất mạnh về văn hóa. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết về văn hóa xã hội và tôn giáo của họ. Nó không giống nền văn minh Ai Cập với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đột ngột, mà có sự tiến triển dần dần.
Đặc điểm đáng kinh ngạc nhất của thành phố Harappa là tính phức tạp của đô thị. Các thành phố đó trải rộng trên một chu vi từ 100 đến 200 ha. Mohenjo - Daro được thiết kế rất đẹp. Người ta có thể so sánh nó với các thành phố lớn ở Mỹ. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã đặt cho thị trấn đó biệt danh "Manhattan thời đồ đồng". Quả thật, người ta có thể thấy 12 con đường lớn chạy thẳng tắp qua thị trấn từ bắc xuống nam, bị cắt ngang từ đông sang tây bởi những con đường nhỏ hơn, hình thành các khu nhà. Điều này làm người ta liên tưởng đến các hình ảnh phân lô của thành phố New York. Đường sá được lát đá và có các trung tâm hành chính đồ sộ. có những dãy nhà nhỏ bằng gạch có phòng tắm riêng và cống thoát nước.
Ở trung tâm Mohenjo - Daro, sừng sững một thành trì rộng lớn có các phòng lễ hội và văn phòng. Ngoài ra, người ta xây các phòng tắm công cộng. Mohenjo - Daro còn có một hồ bơi dài 12m, rộng 7m, và sâu 2,40m. Người ta cho rằng nó được dành cho các nghi lễ ngâm mình vì hiện nay vẫn còn có những buổi tắm theo nghi lễ trong Ấn Độ giáo.
Trên các tuyến phố là các cửa hiệu dọc hai bên. Bên trong những ngôi nhà đều có một cái giếng nước, đôi khi có cả một phòng tắm với bồn chứa nước và vòi hoa sen. Hệ thống dẫn nước thải trong các hộ gia đình làm bằng những ống dẫn bằng đất sét. Các ống này tập trung vào những cống có thể tháo lắp ở các ngã tư, thuận tiện cho việc bảo trì. Dân tộc này có tính trật tự và ý thức vệ sinh rất cao. Trong các phế tích ở Mehrgarh, các nhà khảo cổ đã tìm thấy cái giống như các bãi rác công cộng của chúng ta. Tại đấy rác thải của nghề làm đồ da, làm đồng, vỏ sò hến,...
Sau khi nền văn minh sông Ấn sụp đổ, các nền văn hóa mới hình thành trong vùng cho thấy ảnh hưởng của nó đã lan rộng với các mức độ khác nhau. Có lẽ đã có một phần cư dân sang miền Đông, đến đồng bằng sông Hằng (sông Gange). Cái đã biến mất không phải là một dân tộc mà là một nền văn minh: Các thành phố, hệ thống chữ viết, mạng lưới thương mại và cuối cùng là văn hóa, căn bản của trí tuệ. Dù sao, nền văn minh này cũng đã ghi dấu ấn cho Ấn Độ. Nhiều khía cạnh của Ấn Độ ngày nay đã bắt nguồn từ đó.
Nền văn minh sông Ấn biến mất vì thay đổi khí hậu
Một nhà khoa học từ Viện Công nghệ Rochester (RIT) đã phát triển một phương pháp nghiên cứu chuỗi thời gian cổ sinh khí hậu, chẳng hạn như phân tích một đồng vị nhất định được tìm thấy trong măng nhũ đá từ một hang động ở Nam Á, để phân tích hồ sơ gió mùa từ 5.700 năm trước, theo Express.
Bằng cách phân tích các măng nhũ đá từ hang Kuna Ba, nằm gần Nineveh, miền bắc Iraq, các nhà nghiên cứu đã có thể kiểm tra các đồng vị nặng và nhẹ của oxy.
Những chất đồng vị này mang lại một cái nhìn đại cương về quá khứ khí hậu và các nhà nghiên cứu có thể biết được trong thời kỳ cuối của nền văn minh sông Ấn đã trải qua thời kỳ khí hậu khô hạn bất thường kéo dài hàng thập kỷ như thế nào.
Theo kết quả nghiên cứu, những con sông đã đem lại sự sống cho nền văn minh sông Ấn, tuy nhiên, khi những cơn gió mùa gây mưa biến mất thì nền văn minh cổ đại này cũng biến mất theo. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng mưa giảm làm suy yếu các con sông, trong khi, nguồn nước sông lại đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của nền văn minh thời cổ đại. Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện, chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của nền văn minh đô thị cổ đại nổi tiếng này.
Cảnh báo cho nền văn minh hiện nay
Nhóm nghiên cứu cho rằng khám phá này nên là một lời cảnh báo rõ ràng cho tương lai của xã hội khi biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong thế giới hiện đại của chúng ta.
Các nhà khoa học nói thêm: "Những đợt hạn hán như thế này cho ta một cái nhìn sâu sắc về những gì nền văn minh sông Ấn đã phải chịu đựng vào giữa thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Và sự sụp đổ của nền văn minh sông Ấn đưa ra một lời cảnh báo cho các xã hội ngày nay.
"Trong thế kỷ 21, con người có những lợi thế hơn những người của nền văn minh sông Ấn thời cổ đại là: sự nhận thức sớm về mối nguy hiểm và nhiều dữ liệu quan sát từ không gian.
"Tăng trưởng không bền vững và phá hủy môi trường chỉ vì lợi ích của cá nhân và dân tộc mà gây ra áp lực về nguồn nước là một công thức cho sự sụp đổ của bất cứ nền văn minh nào".
Sông Hằng - Con sông linh thiêng ở Ấn Độ bẩn đến mức nào? team youtuber11:15:01 28/05/2021Bắt nguồn từ dãy Himalaya ở phía bắc Ấn Độ, chảy theo hướng đông và nam qua Bangladesh, sông Hằng vốn được coi là dòng chảy thiêng liêng, rửa sạch tội lỗi loài người theo quan niệm Ấn Độ giáo. Truyền thuyết về sông Hằng Theo trang Varanasicity, sông Hằng giữ một vị...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo