Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn

Thiên Di08:18 12/07/2024

 4  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ( HCDC) khẳng định thành phố chưa ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu như thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội. Theo Sở Y tế TP.HCM, ca bạch hầu gần đây nhất xuất hiện được phát hiện năm 2020.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM chiều 11/7, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, hiện TP.HCM chưa xuất hiện ca mắc bệnh bạch hầu mới nào như nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Ca bệnh bạch hầu xuất hiện tại thành phố gần đây nhất là vào năm 2020 và bệnh nhân ở tỉnh khác đến.

Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn - Hình 1

Theo ông, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Triệu chứng của bệnh này là xuất hiện màng màu trắng đóng trên vòm họng kèm ho, sốt, khó thở, chán ăn, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc hai bên có thể lẫn máu... Bệnh gây biến chứng bít tắc đường hô hấp, suy tim, suy đa cơ quan, biến chứng nhiễm độc thần kinh dẫn đến bệnh nhân không qua khỏi. Bệnh bạch hầu đã có vắc xin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, nếu phát hiện, điều trị sớm sẽ khỏi.

Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn - Hình 2

Theo đại diện HCDC, bệnh bạch hầu rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp, nếu có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm chất tiết của người bệnh. Để tránh lây lan, bệnh nhân cần được cách ly.

"Hiện nay, trên mạng xã hội có tin đồn bệnh bạch hầu xuất hiện ở TPHCM, tuy nhiên tôi khẳng định thành phố chưa ghi nhận ca nào" - ông Nguyễn Hồng Tâm nhấn mạnh.

Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn - Hình 3

Cũng trong ngày 11/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra khuyến cáo sau khi một số địa phương phía Bắc xuất hiện ca bạch hầu, nguy cơ bệnh lây lan đến thành phố Hồ Chí Minh cao, bởi thành phố là đầu mối giao thương lớn, dân cư đông.

Theo số liệu từ HCDC, tính đến tuần 27, thành phố ghi nhận 53 ca bệnh sởi và 44 ca bệnh ho gà. Từ đầu năm 2024 đến nay, một số tỉnh phía Bắc đã ghi nhận ca bệnh bạch hầu. Đây đều là bệnh truyền nhiễm có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Giám đốc HCDC khuyến cáo người dân tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu. Hiện trẻ em được tiêm miễn phí vắc xin bạch hầu gồm 3 mũi cơ bản lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và 1 mũi nhắc lại lúc trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Người lớn và trẻ lớn chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm nhắc nên đến cơ sở tiêm chủng để được cho lời khuyên và tiêm chủng đầy đủ.

Người dân cần giữ vệ sinh mũi, họng, tay chân, vệ sinh nhà ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến ngay cơ quan y tế để được khám chữa kịp thời.

Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn - Hình 4

Cũng theo HCDC, ngành Y tế thành phố đang rà soát, thiết lập cơ chế chặt chẽ hơn, khắc phục các hạn chế tại tuyến y tế phường/xã trong việc bỏ sót trẻ ở độ tuổi tiêm chủng.

Thống kê của HCDC cho thấy, tỷ lệ bỏ sót trẻ trung bình toàn thành phố là 20%; phường/xã có tỷ lệ bỏ sót cao nhất là 38,9% và thấp nhất là 9,1%.

Để khắc phục, trạm y tế phường/xã sẽ thu thập danh sách trẻ cộng đồng, tức những trẻ không đi học hoặc trẻ được chăm sóc tại các nhóm trẻ dân lập tự phát theo từng khu phố/ấp để cập nhật lên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia. Đối với trẻ đi học, cơ sở giáo dục sẽ lập danh sách trẻ theo từng lớp và gửi danh sách này cho trạm y tế địa phương để tổng hợp, rà soát và cập nhật lên hệ thống.

Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn - Hình 5

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc HCDC, việc rà soát trẻ để lập danh sách quản lý trên địa bàn là công việc phải thực hiện để chủ động tiêm phòng, tăng cường miễn dịch ở trẻ đối với các bệnh có vắc xin phòng ngừa như sởi, ho gà, ....

Sở Y tế TP.HCM bác bỏ thông tin có ca bệnh bạch hầu xuất hiện trên địa bàn - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Nguy hiểm cực độ dịch bệnh bạch hầu, đáng sợ hơn cả COVID-19, dấu hiệu ra sao?

Nguy hiểm cực độ dịch bệnh bạch hầu, đáng sợ hơn cả COVID-19, dấu hiệu ra sao?
Pinky13:23:46 09/07/2024
Người dân cả nước đang vô cùng hoang mang trước những thông tin bùng phát về căn bệnh bạch hầu xảy ra ở một số tỉnh. Đáng lo là căn bệnh này có biến chứng nhanh hơn cả ác mộng Covid-19, thậm chí một số người đã không qua khỏi.

 7  |  1 Thảo luận  |  

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới
Nhật Hân15:55:47 26/09/2023
Cục Y tế dự phòng vừa đưa ravăn bản đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng xác định nguồn lây. Trước đó, 1 người ngụ ở Bình Dương có kết quả dương tính với đậu mùa khỉ.

 2  |  0 Thảo luận  |  

Thêm 24 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, TP.HCM gấp rút họp khẩn

Thêm 24 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, TP.HCM gấp rút họp khẩn
team youtuber14:49:00 08/02/2021
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết thành phố vừa ghi nhận thêm 24 ca dương tính với SARS-CoV-2. Những người này đã được đưa đi cách ly, điều trị. Hôm nay 10h ngày 8/2, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 vừa tiến hành họp khẩn với các sở, ngành, quận, huyện theo hình thức...

 3  |  0 Thảo luận  |  

jack 97con gái vũ linhchu thanh huyềnjack (j97)chồng triệu vybé solquỳnh lươngphương nhijackxuân sơnthiên ânc-bizquang hảibuôn người