Số phận "vật dư thừa" của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi

team youtube17:00 05/06/2021

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Hoạn quan hay thái giám, công công... là cách gọi chung dùng để chỉ những người đàn ông phải trải qua quá trình "tịnh thân" để được vào làm việc trong cung đình. Trong lịch sử Trung Hoa nói riêng, tầng lớp này đã xuất hiện từ thời Tây Chu và chuyên dùng vào những việc như truyền lệnh, canh gác, quét dọn, hầu hạ phi tần... Theo đó, những quan lại thuộc tầng lớp thái giám vốn không có quyền can dự vào chính sự. Tuy nhiên do thường xuyên kề cận bên cạnh các nhân vật hoàng tộc với tư cách là những người hầu hạ thân tín, tình trạng hoạn quan chuyên quyền làm bậy đã từng xảy ra nhiều lần tại nước này vào thời nhà Đông Hán, Đường, Minh...

Số phận vật dư thừa của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi - Hình 1

Thế nhưng sự thực là dù có được quyền cao chức trọng tới đâu, thì những người mang thân phận hoạn quan, thái giám cũng khó có được một cuộc sống bình thường, bởi lẽ họ đã mang trên mình khiếm khuyết sinh lý vĩnh viễn không thể thay đổi.

Mỗi khi nhắc tới giai thoại về các thái giám phong kiến, hậu thế vẫn thường truyền tai nhau nhiều câu chuyện rùng rợn về quá trình "tịnh thân" đầy đau đớn của những người thuộc tầng lớp này.

Bí mật ít biết về thủ thuật biến đàn ông trở thành thái giám

Tại Trung Hoa phong kiến, quá trình biến một người đàn ông thành thái giám thường được gọi với nhiều tên khác nhau như "tịnh thân", "yêm cát", "cung hình", "thiến", "hoạn"... Theo những nghiên cứu của các học giả hiện đại, việc các nam tử Trung Hoa xưa chấp nhận "tịnh thân" để trở thành hoạn quan thường xuất phát từ 3 nguyên nhân dưới đây.

Số phận vật dư thừa của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi - Hình 2

Thứ nhất, họ là những tội phạm, tù binh hoặc kẻ phản nghịch phải chịu hình phạt cắt sinh thực khí.

Thứ hai, những người này là cống phẩm của các địa phương hoặc chư hầu tiến cống vào cung đình, để có thể ở lại hầu hạ trong cung, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là tịnh thân.

Thứ ba, đa số các hoạn quan thời xưa đều vì xuất thân nghèo khó hoặc mưu cầu danh vọng mà tự nguyện xin được thiến để bước chân vào chốn cung đình.

Trong thời đại y học vẫn còn lạc hậu, quá trình "tịnh thân" của các thái giám diễn ra vô cùng đau đớn, tồn tại không ít rủi ro, không ít người đã phải bỏ mạng vì không cầm được máu hoặc vết thương bị nhiễm trùng.

Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, thủ thuật tịnh thân của tầng lớp thái giám có nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến hơn cả là 4 hình thức được liệt kê trong "Nam tinh thái giám khốc hình", cụ thể là: Cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục; Chỉ cắt bỏ tinh hoàn; Đè hoặc bóp cho vỡ nát tinh hoàn; Cắt bỏ ống dẫn tinh.

Số phận vật dư thừa của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi - Hình 3

Bà Lưu Nguyệt Bình - Phó Giám đốc bảo tàng Thái giám Bắc Kinh cho biết, quá trình tịnh thân thời xưa thường được tiến hành theo trình tự như sau:

"Những bé trai khi bị thiến, tứ chi phải được buộc cố định, sau đó đem sinh thực khí buộc đứng lên, dùng nước lạnh chườm một lúc rồi dùng dao cắt đi. Cắt cũng có nhiều cách cắt, một dạng là đem tinh hoàn cắt bỏ, còn có một dạng là cắt hết toàn bộ sinh thực khí".

Bên cạnh những cách làm nêu trên, cuốn "Mạt đại thái giám bí văn" còn đề cập tới một loại phương pháp có tên là "thằng hệ pháp". Theo đó, người ta sẽ dùng dây cột chặt tinh hoàn của những đứa bé trai ngay từ khi còn nhỏ.

Hình thức này không ảnh hưởng tới việc đi vệ sinh nhưng ức chế sự phát triển của cơ quan sinh dục, khiến cho đứa trẻ sau khi trưởng thành thì không nảy sinh ham muốn tình dục và cũng không còn khả năng sinh lý của đàn ông.

Trong vòng 3 ngày sau khi tiến hành tịnh thân, những người này sẽ không được ăn uống hay để cơ thể đụng vào nước. Nếu người đó sau 3 ngày có thể đi tiểu tiện bình thường thì xem như đã qua thời kỳ nguy hiểm.

Những trường hợp không thể tiểu tiện được nghĩa là sinh thực khí đã bị thu hẹp hoặc bịt kín, điều này đồng nghĩa với việc họ chỉ còn nước... nằm chờ chết!

Do y học thời bấy giờ còn tương đối lạc hậu, cho nên quá trình tịnh thân vẫn bị xem như một cực hình đau đớn và thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tới tính mạng. Cũng bởi vậy mà trước khi tiến hành thủ thuật này, họ sẽ phải lập một bản giao kèo trước sự làm chứng của nhiều người.

Số phận vật dư thừa của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi - Hình 4

Bản giao kèo ấy cũng giống như hợp đồng ngày nay, nội dung chỉ đề cập tới việc người này tự nguyện muốn tịnh thân và không được gây khó dễ cho "đao phủ" nếu xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

Thế nhưng ngay cả khi đã có đơn từ làm chứng, những "đao phủ" trước lúc xuống tay vẫn thường hỏi những người này rằng "có hối hận hay không". Chỉ khi người bị tịnh thân chắc chắn với quyết định của mình thì thủ thuật mới được thực hiện.

Số phận "vât dư thưa" của các thái giám

Nếu may mắn sống sót sau màn thủ thuật đau đớn và đầy rủi ro nêu trên, bô phân sinh dục đã bị cắt rời sẽ được các hoạn quan sẽ được xử lý cẩn thận. Cổ nhân Trung Hoa có quan niệm thân thể là do phụ mẫu ban, cho nên không thể tùy ý khiến bản thân mình bị thương. Vì vậy mà sau khi tịnh thân, phần âm hành đã bị cắt bỏ sẽ được các thái giám gọi là "bảo bối" và được bảo quản vô cùng cẩn thận.

Phương pháp lưu giữ "bảo bối" phổ biến nhất thường được tiến hành theo những bước sau:

Đầu tiên, đem "bảo bối" đặt vào một hộp vôi phấn để thấm hút máu cùng các chất dịch khác. Sau đó dùng vải ướt lau sạch sẽ, tiếp tục ngâm trong dầu mè, chờ đến khi dầu thẩm thấu thì đem cất vào một chiếc thăng hoặc một chiếc hộp gỗ và niêm phong kín bằng vải đỏ.

Tiếp đó, các thái giám sẽ chọn ngày giờ hoàng đạo, đem "bảo bối" treo lên xà nhà ở từ đường hoặc tại nơi mình đang ở, có một số thời đại trong Tử Cấm Thành còn đặt riêng một căn phòng có tên là "phòng bảo bối", chuyên dùng để cất giữ của quý của các thái giám.

Việc giữ gìn "bảo bối" và treo lên xà nhà thường được gọi là "hồng bộ cao thăng", ngụ ý cầu chúc cho người tịnh thân sẽ gặp nhiều may mắn và từng bước thăng tiến trên con đường làm hoạn quan của mình.

Số phận vật dư thừa của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi - Hình 5

Về tục lệ giữ gìn bô phân sinh dục sau khi đã tịnh thân của các thái giám, có hai nguyên nhân lý giải chủ yếu.

Thứ nhất là bởi vật này giống như một chiếc "giấy thông hành" chứng minh cơ thể của họ đã đạt yêu cầu để trở thành hoạn quan.

Thứ hai là để lúc qua đời sẽ được an táng chung cùng phần thân thể này, từ đó có một di thể vẹn toàn để được đầu thai làm đàn ông ở kiếp sau.

Trong trường hợp các thái giám quên lấy lại của quý sau khi tịnh thân, "bảo bối" này của họ sẽ được các "đạo phủ" giữ lại, chờ tới khi họ vào cung và dư dả tiền bạc thì sẽ chuộc về. Thậm chí nếu chẳng may làm mất hay làm hỏng thứ đồ này, các hoạn quan sẽ tìm đủ mọi cách để mua hay thuê "bảo bối" của người khác chứ tuyệt đối không nhắm mắt làm ngơ.

Cổ nhân Trung Hoa tin rằng kẻ nào mất đi "của quý" thì khi xuống âm tỳ địa phủ sẽ bị Diêm Vương biến thành con la cái. Chính quan niệm ấy đã trở thành một trong số những nguyên nhân khiến các thái giám sống chết phải bảo vệ "của quý" của mình.

Tới khi mất đi, người nhà của họ sẽ đem chúng khâm liệm cùng di thể của người quá cố, đồng thời đốt bỏ hết những giấy tờ liên quan tới việc tịnh thân để họ có mặt mũi đi gặp liệt tổ liệt tông nơi suối vàng.

Số phận vật dư thừa của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi - Hình 6

Số phận vật dư thừa của thái giám và bí mật khi tịnh thân khiến ai cũng phải kinh hãi - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình

Thảo Mai19:44:44 20/09/2024
Trong lịch sử Trung Quốc, Từ Hi thái hậu nổi tiếng là một người phụ nữ quyền lực của triều đại nhà Thanh. Những thông tin về cuộc sống đời thường của bà luôn khiến hậu thế phải tò mò.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Thái giám tịnh thân vẫn cưới vợ, có người còn lập "tam thê tứ thiếp", vì sao?

Thảo Mai18:21:44 08/04/2024
Thái giám hay còn gọi là hoạn quan, là những người đàn ông buộc phải tịnh thân, mất đi chức năng nam giới. Họ được tuyển vào hậu cung để phục vụ hoàng đế và các vị phi tần.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Vì sao phi tần nắm quyền trong tay vẫn thực hiện quy tắc ngầm với thái giám?

Tuyết Ngọc16:47:43 26/03/2024
Nếu muốn có cơ hội tiếp cận hoàng đế, nhận được ân sủng và củng cố địa vị thì các phi tần luôn phải thực hiện quy tắc ngầm với thái giám trong cung, dù có quyền lực ra sao.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?

JLO17:13:41 02/01/2024
Cùng làm việc cho hoàng đế Trung Quốc, thái giám trải qua quá trình tịnh thân nhưng thái y thì không. Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái như vậy?

 1  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hy Thái hậu cả đời không ăn 2 món thịt này, chỉ uống nước đun sôi 1 lần duy nhất, lý do là gì?

team youtube17:44:40 24/07/2021
Nếu nói tới những bậc nữ vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Từ Hy Thái hậu. Bà sinh ngày 29/11/1835 -và mất ngày 15/11/1908 vào thời nhà Thanh. Từ Hy Thái hậu nổi tiếng vì sự xa hoa bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Có ý kiến...

 2  |  0 Thảo luận  |  

Mộ cổ 700 năm chôn 'Tề Thiên Đại Thánh', chuyên gia tái mặt vì thứ nằm ở dưới?

Lan Chi15:23:53 27/10/2024
Vào những năm 1980, tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), một phát hiện kỳ bí đã thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học khi họ tình cờ phát hiện ra một ngôi mộ cổ trên đỉnh núi Bảo Sơn. Điều đặc biệt gây chấn động là hai bia đá tại ngôi mộ ghi rõ Lăng...

 7  |  1 Thảo luận  |  

Võ Tắc Thiên sủng hạnh nhiều nam nhân nhưng không có con rơi, tại sao?

JLO17:26:50 26/10/2024
Cuộc đời của Võ Tắc Thiên (624 - 705) - nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều điều để nói, từ công, tội, đến những tranh cãi đời tư. Trong số đó dĩ nhiên không thể không kể đến chuyện tình ái.

 1  |  1 Thảo luận  |  

"Động phòng" mang ý nghĩa gì mà hầu hết mọi người đều hiểu sai từ này?

JLO17:58:13 22/10/2024
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, sau khi cô dâu chú rể bái đường xong, mọi người sẽ nhìn thấy có người hô lớn: Đưa vào động phòng . Trong các thi từ ca phú, các nhà thơ, nhà văn dùng từ động phòng để nói về đêm tân hôn.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Mẹ ruột Khổng Tử không muốn nói cho con biết cha của ông là ai, lý do tại sao?

Keng17:37:45 16/10/2024
Ít ai biết rằng, bên cạnh những đóng góp lớn lao, cuộc đời của Khổng Tử cũng chứa đựng một bí ẩn sâu kín. Câu chuyện về nguồn gốc của ông, vì sao mẹ ông lại từ chối tiết lộ cho nói về cha, là một bí ẩn lịch sử đầy ẩn ý.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến?

Hoàng Phúc16:27:38 08/09/2024
Tông Nhân Phủ là cơ quan chuyên chế quản lý người trong hoàng thất, nơi này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cung đấu thời Thanh. Khi tình tiết phim phát triển lên cao trào, thường sẽ có câu thoại lôi tới Tông Nhân Phủ .

 3  |  1 Thảo luận  |  

Tại sao bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ nào, nghe xong ai cũng sốc!

Thảo Mai18:36:05 25/08/2024
Trung Quốc vốn là một đất nước ẩn chứa rất nhiều bí mật. Trong số đó có 2 câu đố lớn tới nay vẫn chưa có lời giải, một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, và cái còn lại thậm chí còn khó hiểu hơn.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Mộ Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến "ông tổ trộm mộ" bỏ nghề sau 1 lần ghé thăm?

Minh Lợi17:09:08 21/08/2024
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng.

 3  |  1 Thảo luận  |  

cô tiên từ thiệnbán kết miss universe 2024triệu lộ tưca sĩ chi dânhuỳnh thị thanh thuýhoa hậu nguyễn cao kỳ duyênan tâymiss international.andrea aybar