Kỳ Duyên gặp sự cố trong ngày đầu nhập cuộc, bị cho outtop 12 MU
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Công chúa Sirivannavarri là cô gái có thân phận ly kỳ nhất trong hoàng gia Thái Lan. Cô từng bị đày sang Anh quốc cùng mẹ nhưng sau đó Vua Thái Lan lại triệu hồi và sủng ái.
Công chúa Sirivannavari Nariratana Rajakanya (sinh năm 1987) là con gái duy nhất của Vua Vajiralongkorn và người vợ cũ thứ hai Sujarinee Vivacharawongse. Khác với nhiều công chúa hoàng tử thông thường, Sirivannavari có số phận ly kỳ và nhiều điểm "không giống ai".
Sirivannavari, người có tên khai sinh là Busyanambejra Mahidol cùng 4 người anh trai ruột của mình khi sinh ra không phải công chúa, cũng không mang bất kỳ tước hiệu cao quý nào vì là con ngoài giá thú. Đến năm 1994, cha mẹ của họ mới chính thức kết hôn. Thế nhưng chỉ 2 năm sau, bà Sujarinee Vivacharawongse - một cựu diễn viên đã bị nhà vua, khi đó còn là Thái tử đuổi ra khỏi hoàng cung. Bà phải mang 4 người con trai sang Anh sinh sống rồi định cư ở Mỹ cho đến ngày hôm nay.
Ban đầu, Công chúa Sirivannavari cũng được mẹ đưa sang Anh cùng các anh trai. Tuy nhiên chỉ thời gian ngắn sau, Vua Vajiralongkorn đã đón cô trở lại Thái Lan và công nhận cô là thành viên hoàng gia. Kể từ đó, Sirivannavari trở thành người con duy nhất trong số 5 anh em sống với cha và dường như không còn liên hệ gì với mẹ. Vào năm 2005, khi tròn 18 tuổi, Sirivannavari mới được ông nội là cố quốc vương Bhumibol Adulyadej chính thức ban tước hiệu Công chúa và đưa vào danh sách kế vị ngai vàng Thái Lan.
Công chúa Thái Lan đã tốt nghiệp đại học ngành Nghệ thuật của trường Chulalongkorn - ngôi trường danh giá nhất xứ sở Chùa Vàng. Sau đó, cô theo đuổi rất nhiều đam mê khác nhau. Sirivannavari từng làm vận động viên đua ngựa và vận động viên cầu lông. Thế nhưng nghề nghiệp mà Công chúa yêu thích, đam mê nhất từ trước đến nay là thời trang.
Công chúa Sirivannavari đã có hàng chục năm kinh nghiệm làm một nhà thiết kế thời trang và thành lập thương hiệu riêng của mình. Cô là khách VIP thường xuyên của các Tuần lễ thời trang khắp thế giới. Khi mới mới 20 tuổi, Công chúa đã "debut" trong làng thời trang với BST đầu tay tên "Presence of the Past" được trình làng tại Paris.
Phong cách thiết kế và ăn mặc của Sirivannavari từ trước đến nay đều nhận được ý kiến rất trái chiều. Có người cho rằng cô vô cùng cá tính, độc lạ và không ngại thử sức, có người lại chê rằng gu của Công chúa "khó ngấm". Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận Sirivannavari luôn luôn nổi bật mỗi khi xuất hiện.
Tại Thái Lan hiện nghiêm cấm việc xúc phạm người hoàng gia dưới mọi hình thức. Vậy nên vào năm 2018, từng có sự cố gây chú ý truyền thông khi Wanchaleom Jamneanphol - một YouTuber nổi tiếng bị giới chính trị gia cảnh cáo nghiêm khắc và dọa truy tố, phạt tù sau khi cô "dám" chê một thiết kế của Công chúa Sirivannavari là "xấu". Nhân vật chính trong vụ việc lùm xùm này là chiếc váy dạ hội của Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan Sophida Kanchanarin trong khuôn khổ Miss Universe 2018.
Dù liên tục có những bộ cánh độc lạ gây tranh cãi, Công chúa Sirivannavari vẫn là nhân vật hoàng gia nổi tiếng và được yêu mến tại Thái Lan nhờ đa tài và tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội. Cô hiện cũng là một trong những nhân vật hoàng gia giàu có nhất thế giới nhờ xây dựng được đế chế thời trang của riêng mình.
Không chỉ Sirivannavari, trên thế giới có rất nhiều vị công chúa tài năng nhưng cũng vô cùng bí ẩn.
Công chúa Ingrid Alexandra, Na Uy
Công chúa Ingrid Alexandra là con trưởng của Thái tử Haakon và thuộc thế hệ nối tiếp thứ hai của ông nội cô, Vua Harald V. Cô dự kiến sẽ trở thành Nữ hoàng thứ hai của Na Uy, sau Nữ hoàng Margaret ở thế kỷ thứ 15. Năm 1991, Hoàng gia Na Uy thay đổi quy định cho phép người con đầu tiên của nhà vua kế vị bất kể giới tính. Vì vậy, từ khi sinh ra, Công chúa Ingrid Alexandra đã được định sẵn sẽ trở thành Nữ hoàng tương lai.
Ngày 21/1 là kỉ niệm sinh nhật thứ 18 của Ingrid cũng là thời khắc đánh dấu rất nhiều thay đổi của công chúa Na Uy. Tiệc mừng sinh nhật 18 tuổi của công chúa Ingrid gồm một buổi dạ tiệc tại cung điện với sự tham dự của các hoàng gia khác, và đây sẽ là lần đầu tiên công chúa sẽ chính thức được đội vương miện. Tuần lễ sinh nhật của cô bao gồm một buổi dạ tiệc tại thư viện mới của Oslo, cùng với các cuộc họp với quốc hội và cơ quan tư pháp. Quân đội Na Uy cũng thực hiện màn chào 21 phát súng như một lời tri ân tới vị nữ hoàng tương lai trị vì đất nước.
Công chúa Ingrid Alexandra cũng tham gia buổi họp hàng tuần truyền thống đầu tiên của mình cùng Hội đồng Nhà nước sau khi bước sang tuổi 18, cùng với ông nội và cha cô, Thái tử Haakon.
Quận chúa Louise Windsor của Anh
Louise Windsor là con đầu lòng và là con gái duy nhất của Hoàng tử tử Edward, Bá tước xứ Wessex và Sophie, Bá tước xứ Wessex và cũng là cháu gái nhỏ nhất của Nữ hoàng Elizabeth II. Hiện nay cô xếp thứ 13 trong danh sách kế vị ngai vàng nước Anh.
Hoàng tử Edward và Sophie Wessex đã chọn không phong cho con cái họ tước hiệu hoàng tử và công chúa ngay từ khi mới sinh ra để bảo vệ quyền riêng tư và khuyến khích con cái họ có thể lựa chọn cuộc sống trưởng thành như một người bình thường.
Mặc dù Louise đã có quyền lựa chọn tước hiệu Hoàng gia khi cô đủ tuổi vào tháng 11 năm ngoái, nhưng mẹ của cô từ lâu đã nói, điều này có thể sẽ không cần thiết. Bà đã nuôi nấng các con của mình với mong đợi có thể không thực hiện các nhiệm vụ của hoàng gia.
Mặc dù Louise vẫn có một cuộc sống kín đáo, tuy nhiên khi trưởng thành cô cũng dần ra mắt công chúng. Lần đầu tiên xuất hiện của quận chúa là trên màn ảnh trong một bộ phim tài liệu của BBC vào năm ngoái, nói về ông nội quá cố của cô là Hoàng tử Philip . Kể từ đó, nhiều tài liệu cho rằng, cô có thể sẽ thay đổi ý định và chính thức nhận tước hiệu Hoàng gia cũng như đảm nhiệm nhiều trọng trách hoàng tộc hơn.
Công chúa Amalia của Hà Lan
Công chúa Catharina-Amalia Beatrix Carmen Victoria sẽ là người kế vị ngai vàng sau khi cha cô, Vua Willem-Alexander của Hà Lan nắm giữ ngôi vương thoái vị. Cô giữ tước vị Công chúa xứ Orange với vai trò là người thừa kế được truyền ngôi. Khi cô tròn 18 tuổi vào tháng 12, cha cô đã bổ nhiệm cô là Hiệp sĩ Đại Thập tự của Hội Sư tử Hà Lan (một hội hiệp binh của Hà Lan do Vua William I của Hà Lan thành lập vào ngày 29/9/1815) và Hiệp sĩ trong Gia đình Sư tử vàng của Nassau. Cô cũng trở thành thành viên của Hội đồng Nhà nước và Bộ phận Cố vấn.
Cô cũng có thể kết hôn với người thuộc bất kỳ giới tính nào mà không sợ bị tước quyền kế vị. Công chúa xứ Orange sẽ nhận được khoản trợ cấp 131.000 USD sau sinh nhật lần thứ 18 và 1,8 triệu USD khi tròn 19 tuổi. Khi đến tuổi trưởng thành, Catharina-Amalia cũng sẽ giữ vị trí cố vấn chính thức trong Hội đồng Nhà nước Hà Lan. Là người đứng đầu tiên trong danh sách những người kế vị ngai vàng, công chúa Hà Lan sẽ gánh vác nhiều trọng trách lớn trong tương lai.
Tuy nhiên, công chúa Amalia đã bày tỏ sự miễn cưỡng đối với tước vị nữ hoàng và thậm chí từ chối nhận khoản trợ cấp 1,8 triệu USD hàng năm.
Miss Universe Thái Lan tuyên chiến Kỳ Duyên, nhận xét 1 câu sốc! JLO14:59:00 02/11/2024Ở thời điểm hiện tại, nhất cử nhất động của Kỳ Duyên tại cuộc thi Miss Universe 2024 đều đang nhận được sự quan tâm của khán giả trong nước. Người đẹp liên tục cập nhật những hình ảnh, hoạt động trong cuộc thi sắc đẹp khốc liệt nhất hành tinh.
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo