Vivek Dinodiya: Tỷ phú Ấn Độ làm lễ cưới ở Hạ Long, mời toàn giới siêu giàu
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Savitri Jindal từ người phụ nữ bình thương trở thành nữ tỷ phú giàu nhất châu Á sở hữu khối tài sản 18 tỷ USD, điều hành tập đoàn Jindal hùng mạnh có sức ảnh hưởng đến toàn kinh tế Ấn Độ.
Lớn lên dưới định kiến xã hội, bất đắc dĩ trở thành mẹ của 9 đứa con
Savitri Jindal sinh năm 1950, xuất thân trong gia đình đông con nghèo ở bang Assam (Ấn Độ). Ngay từ thuở thơ ấu, bà đã không được hạnh phúc.
Savitri được cha mẹ sử dụng như một công cụ lao động từ nhỏ, từ giặt ủi nấu nướng cho đến phụ giúp gia đình làm nông.
Sống trong hoàn cảnh như vậy, muốn đi học là chuyện khó như lên trời. Savitri chưa bao giờ bước chân vào cổng trường. Cho dù điều kiện gia đình khá giả thì một bé gái như bà cũng chưa chắc được đến lớp học chữ.
Cha mẹ của Savitri thường nói: "Nuôi con gái làm gì, lớn rồi cũng trở thành con nhà người ta". Nhưng năng lực học tập của Savitri vô cùng mạnh mẽ, bà đã lén học rất nhiều kiến thức trong sách vở.
Năm 15 tuổi, chị gái Savitri đột ngột qua đời vì bệnh, cả gia đình chìm ngập trong bi thương. Song vấn đề đau đầu nhất lúc bấy giờ là chị gái ra đi để lại 6 đứa con.
Chị mất, anh rể Om Prakash Jindal nhờ cậy bố mẹ vợ và Savitri chăm sóc con, vì ông còn bận bịu với sự nghiệp.
Một ngày nọ, mẹ nói với Savitri rằng: "Thôi thì con làm vợ của anh rể để chăm sóc cháu thay chị. Nếu anh rể cưới người phụ nữ khác thì các cháu phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng tội nghiệp".
Mặc dù không đồng tình, nhưng Savitri cơ bản không có quyền được lựa chọn. Thế là bà đã bị bố mẹ ép gả cho Om Prakash Jindal khi 15 tuổi, kém chồng 20 tuổi.
Dì trở thành mẹ là chuyện vô cùng bình thường ở đất nước Ấn Độ. Ngay cả bản thân Savitri cũng không thể tin được mình lấy chồng, đã vậy còn là chồng của chị gái ruột. Đứa cháu trai lớn nhất chỉ kém bà 2 tuổi.
Sau kết hôn, Savitri đắm chìm vào trong ngày tháng bận rộn tối tăm mặt mày. Vừa chăm con vừa chăm chồng, bà chưa bao giờ than vãn lấy một tiếng.
Sau đó, Savitri và Om Prakash cùng sinh 3 đứa con, cộng thêm 6 đứa con của chị gái, tạo nên một đại gia đình.
Quần quật với 9 đứa con, Savitri căn bản không quan tâm đến chuyện làm ăn của chồng. Điều bà có thể cảm nhận rõ ràng nhất là cuộc sống ngày một tốt hơn, chồng cũng đưa cho bà nhiều tiền chi tiêu hơn. Cứ thế 36 năm lặng lẽ trôi qua.
Năm 2005, Om Prakash đột ngột qua đời, phá vỡ cuộc sống bình yên của Savitri. Cuộc đời của bà bắt đầu xoay chuyển một cách khó tin, bà đã trở thành nữ tỷ phú được cả Ấn Độ và thế giới dõi theo.
Cuộc đời đảo lộn khi chồng qua đời
Sau khi chồng qua đời, Savitri mới biết ông sở hữu một công ty đa lĩnh vực. Điều này đã khiến bà cảm thấy khủng hoảng trầm trọng.
36 năm qua, bà chỉ sống quanh quẩn trong xóm làng nhỏ bé, ngay cả giao tiếp với người lạ cũng khó khăn chứ đừng nói đến việc quản lý công ty. Song sự thật không thể thay đổi, vì là vợ hợp pháp của Om Prakash, Savitri trở thành người thừa kế duy nhất công ty.
Savitri vô cùng hoang mang, vì cả đời bà vốn đã chật khỏi nhịp phát triển của xã hội. Đương nhiên, không một ai tin tưởng việc người phụ nữ thất học như bà có thể chấp quản công ty.
Điều khiến Savitri không thể ngờ rằng, công ty mà chồng một tay gây dựng nên rất to lớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả Ấn Độ.
Đến khi nắm rõ việc chồng từng làm, Savitri mới nhận ra bà không hề hiểu chồng - người đam mê thiết bị cơ khí từ nhỏ.
Sau khi chồng qua đời trong một tai nạn máy bay trực thăng, Savitri, 55 tuổi, buộc phải bước ra khỏi vòng an toàn, nói lời tạm biệt với công việc của một bà nội trợ và xuất hiện trong các nhà máy thép.
Bỏ lời đàm tiếu ngoài tai, đứng lên chấp quản công ty
Một người phụ nữ như Savitri không có hứng thú với sắt thép, thậm chí bà còn không biết điều hành công ty từ đâu. Song không cúi đầu trước khó khăn, bà quyết định đích thân đến các nhà máy để học tập, tìm hiểu quy trình sản xuất.
Thiếu hụt trình độ văn hóa, Savitri bù đắp bằng sự chăm chỉ và tập trung. Savitri không muốn tâm huyết bao năm của chồng bị phá hủy. Bà bắt buộc phải mạnh mẽ để làm chủ mọi thứ.
Mỗi lần xuất hiện ở nhà máy, Savitri lúc nào cũng bị chỉ trỏ, nói ra nói vào, nhưng bà không quan tâm mà chỉ cười trừ cho qua chuyện.
Trời không phụ lòng người, không lâu sau, Savitri đã nắm được tất cả quy trình sản xuất của nhà máy sản xuất thép. Nhưng vẫn còn rất nhiều chuyện đợi bà xử lý. Vì để nhanh chóng nắm vững nghiệp vụ, Savitri quyết định dọn vào "định cư" trong nhà máy.
Người phụ nữ bị khinh thường như Savitri thế mà đã làm nên kỳ tích, trở thành câu chuyện huyền thoại chưa từng có trong lịch sử Ấn Độ.
Kể từ khi tiếp quản tập đoàn Jindal, Savitri chưa từng dám lơ là, vẫn luôn nỗ lực học cách kinh doanh.
Vẻ ngoài bình thường, ăn mặc đơn giản, Savitri sống rất khiêm tốn. Mặc dù số phận mang đến cho bà muôn vàn khó khăn, nhưng bà vẫn không lùi bước hay do dự.
Cách hành xử và đối nhân xử thế của Savitri khiến người ta cảm thấy bà là người phụ nữ yếu đuối, nhưng thật ra tính cách của bà vô cùng quả quyết. Tư tưởng mạnh mẽ đứng lên sau bao năm nhốt mình trong căn nhà với những đứa con càng khiến bà muốn thể hiện bản lĩnh hơn.
Làm tròn vai trò người mẹ 9 con
Dưới sự dẫn dắt của Savitri, tập đoàn Jindal ngày càng phát triển. Điều khiến người khác không khỏi ngưỡng mộ là gia đình của Savitri vô cùng hòa thuận, 4 đứa con trai đều rất tôn trọng mẹ.
Thật ra, trước lúc mất, Om Prakash đã phân chia cổ phần công ty, để 4 người con trai không độc chiếm tất cả. Om Prakash chia cổ phần công ty hành 2 nửa, bản thân nắm giữ 50%, còn lại chia đều cho 4 con trai.
Có thể vì sự sáng suốt này của Om Prakash, mà Savitri có thể nắm quyền tuyệt đối trong gia đình.
4 con trai tiếp quản một nghiệp vụ khác nhau. Anh cả phụ trách công ty ống nước, người thứ hai quản lý công ty thép, người thứ ba nắm công ty thép không gỉ, người nhỏ nhất làm chủ công ty điện lực.
Sự phân chia này đã không khiến cuộc tranh giành gia sản xảy ra. Khi Om Prakash mất, Savitri đứng tên toàn bộ tài sản và cổ phần của ông.
4 người con trai không hoàn toàn là con ruột của Savitri, nhưng đối xử bình đẳng với các con, nhờ đó họ rất nghe lời bà.
Mặc dù trước đó, đứng ngoài lề bên cạnh đế chế kinh doanh đồ sộ của chồng nhưng Savitri như là trung tâm móc nối các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Bà chăm sóc 9 người con rất chu đáo. 4 người con trai sau khi kết hôn vẫn cùng vợ con sống trong dinh thự của gia đình Jindal. Savitri chia dinh thự thành 4 khu vực riêng biệt, được nối với nhau bằng khu bếp chung, tất cả cùng sinh sống hòa thuận trong một nhà.
Là trụ cột chính trong nhà, cùng với tuổi tác ngày một tăng lên, Savitri dần tập trung vào gia đình nhiều hơn. Nhưng những sự kiện trọng đại của công ty đều có sự xuất hiện của bà. Các con trai đưa ra quyết định đều thông qua sự đồng ý của mẹ.
Cuối tháng 7/2022, khối tài sản dưới tay Savitri Jindal lên đến 18 tỷ USD, giúp bà trở thành nữ tỷ phú giàu nhất châu Á.
Kim Kardashian dát kim cương lóa mắt, dự đám cưới xa xỉ con trai tỷ phú Ấn Độ Như Huỳnh18:09:57 14/07/2024Ngày 12/7 tại hôn lễ của con trai tỷ phú Mukesh Ambani, đến dự siêu đám cưới ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian búi tóc gọn gàng để khoe trọn thiết kế vòng cổ to bản nạm kim cương, ngọc trai cùng chiếc khuyên mũi đậm chất Ấn Độ.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo