Sarah Gilbert - “Mẹ đẻ” vaccine AstraZeneca từ bỏ cơ hội kiếm hàng triệu USD để cứu thế giới là ai?

Hoàng Phúc10:11 26/01/2022

 2  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Vượt qua những khó khăn, thử thách trên con đường nghiên cứu khoa học, bà Sarah Gilbert cùng các cộng sự đã sáng chế thành công vaccine ngừa Covid-19 Oxford/ Astrazeneca.

Đây là một thành công và là niềm hy vọng lớn góp phần chấm dứt đại dịch.

Suýt từ bỏ khoa học, sự nghiệp gián đoạn vì sinh 3 con

Ngày 23.11.2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố thông tin quan trọng với thế giới: vaccine ngừa Covid-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90% trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Điều này mang lại hi vọng cho hàng triệu người trên thế giới. Cho đến ngày 16/8, theo thống kê của Wego Travel Blog, vaccine của Oxford/AstraZeneca đã được 121 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng.

Và trong khi giá của các loại vaccine đang được cung cấp khác không dưới 10$/liều (Novavax 16$/liều, Pfizer là 19.5$/liều, Moderna 32-37$/liều, Sinopharm 20-30$/liều) thì giá của vaccine Astra Zeneca chỉ 3-4$/liều.

Ít ai biết rằng, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có người phụ nữ 3 con tên là Sarah Gilbert. Bà hiện là giáo sư về vaccine tại Viện Jenner của Đại học Oxford.

Sarah Gilbert - Mẹ đẻ vaccine AstraZeneca từ bỏ cơ hội kiếm hàng triệu USD để cứu thế giới là ai? - Hình 1

Giáo sư Sarah Gilbert - người đồng sáng chế vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca

Giáo sư Sarah Gilbert sinh ra tại Kettering, Northamptonshire vào tháng 4 năm 1962. Cả cha và mẹ của bà đều không theo học các lĩnh vực STEM (thuật ngữ chỉ các ngành về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).

Bà Gilbert lấy bằng cử nhân ngành sinh học tại Đại học East Anglia rồi tiếp tục học tiến sĩ hóa sinh chuyên ngành di truyền học tại Đại học Hull. Chia sẻ với truyền thông, bà cho biết bản thân bà luôn thích nghiên cứu liên ngành. Chính vì vậy, suýt chút nữa bà đã từ bỏ ngành khoa học ở đại học vì cảm thấy thiếu "sự đa dạng trong suy nghĩ" và "sự tập trung giống như đường hầm".

May mắn là sau đó bà vẫn tiếp tục con đường học hành theo hướng nghiên cứu tại trường đại học.

Năm 1990, bà hợp tác với giáo sư Adrian Hill, hiện là Giám đốc Viện Jenner trong việc nghiên cứu về vaccine sốt rét. Và chính sự hợp tác này đã tạo nền tảng cho sự nghiệp nghiên cứu vaccine của bà bắt đầu từ năm 1994. Những nỗ lực trong nghiên cứu vaccine sốt rét đã giúp bà trau dồi kỹ năng trong việc tạo ra vaccine vectơ virus tái tổ hợp, có thể tự kích hoạt phản ứng tích cực từ tế bào T và không chỉ dựa vào phản ứng kháng thể, như đa số vaccine tại thời điểm đó.

Năm 1998, sự nghiệp khoa học của bà Gilbert bị gián đoạn khi bà sinh 3 con (2 gái, 1 trai). Với đồng lương của 2 vợ chồng cùng là nhà khoa học không đủ trả t.iền cho con đi nhà trẻ, chồng bà Gilbert đã tình nguyện hi sinh sự nghiệp để chăm sóc con cái và để vợ tiếp tục con đường nghiên cứu.

Trở lại Oxford và thành tựu đáng nể

Trở lại Oxford, bà Sarah Gilbert trở thành giáo sư tại Viện Jenner danh giá của Đại học Oxford. Bà cũng nhanh chóng thành lập nhóm nghiên cứu riêng để nỗ lực tạo ra một loại vaccine có hiệu quả với mọi chủng virus cúm.

Năm 2014, bà dẫn dắt cuộc thử nghiệm vaccine đầu tiên ngừa Ebola. Và khi dịch MERS-CoV (hội chứng hô hấp Trung Đông) bùng phát, bà đến Ả Rập Xê Út để phát triển một loại vaccine cho loại virus corona này.

Đầu năm 2020, khi vaccine ngừa bệnh MERS mới bước sang giai đoạn thử nghiệm lần 2 thì dịch COVID-19 xuất hiện ở Trung Quốc. Thời điểm này, bà dành một vài ngày theo dõi bệnh (khi đó còn được gọi là bệnh viêm phổi bất thường). Và khi biết đó là do 1 loại virus corona gây ra, bà có ngay ý tưởng phát triển 1 loại vaccine khác tương tự cách đã làm với MERS.

Tình hình dịch COVID-19 xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến bà Gilbert và nhóm nghiên cứu tự nhận thấy rằng "cần phải hành động nhanh chóng". Theo lời kể của đồng nghiệp thì giáo sư Sarah Gilbert đã làm việc từ sáng sớm đến tối muộn, có hôm bà làm việc từ 4 giờ sáng. Cuối cùng, chỉ trong một tuần sau khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố cấu trúc di truyền của loại virus mới, nhóm của bà Gilbert đã thiết kế xong vaccine Covid-19 - vaccine Oxford/AstraZeneca.

Sarah Gilbert - Mẹ đẻ vaccine AstraZeneca từ bỏ cơ hội kiếm hàng triệu USD để cứu thế giới là ai? - Hình 2

Trong vòng 65 ngày, phòng thí nghiệm của bà đã tạo ra những "mẻ" vaccine đầu tiên, sau đó được thử nghiệm trên những người tình nguyện trong khi virus vẫn đang lan tràn khắp hành tinh.

Điều đáng nói, công việc của bà cũng nhận được sự ủng hộ của các con (các con bà đều chọn ngành hóa sinh tại trường đại học). Họ tình nguyện tham gia thử nghiệm vaccine Oxford/AstraZeneca.

Từ bỏ cơ hội kiếm hàng triệu USD để cứu sống chục triệu người

Thử nghiệm của vaccine Oxford/AstraZeneca nhận được kết quả tốt, đứng trước cơ hội kiếm hàng triệu USD nhưng bà Gilbert chọn từ bỏ bằng sáng chế vaccine để có thể cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới.

Bà nói: "Ngay từ ban đầu, chúng tôi nhận thấy vaccine này sẽ tham gia vào một cuộc đua chống lại virus, chứ không tranh đua với các vaccine khác. Chúng tôi làm việc ở Đại học và không có ý định k.iếm t.iền từ đó".

Và quả thực, bà đã tặng trọn vẹn thành quả nghiên cứu vaccine này cho cộng đồng, với thỏa thuận với hãng dược nổi tiếng Astra Zeneca rằng, vaccine này sẽ phải được phân phối phi lợi nhuận đến công chúng với giá gốc chính thức thật rẻ, rẻ hơn rất nhiều so với giá cả thị trường, chỉ khoảng 3USD mỗi liều.

Sarah Gilbert - Mẹ đẻ vaccine AstraZeneca từ bỏ cơ hội kiếm hàng triệu USD để cứu thế giới là ai? - Hình 3

Tờ The Star Malaysia dẫn lời bà Gilbert: "Là người đã phát minh ra loại vaccine này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vaccine. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine".

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

"Mẹ đẻ" của vắc xin AstraZeneca lên tiếng về việc tiêm mũi 3

Tin tài trợ
Giáo sư Sarah Gilbert, nhà khoa học đứng sau vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, đã lên tiếng về việc tiêm mũi tăng cường cho mọi người, giữa lúc có những tranh cãi về việc này.

EU và AstraZeneca đạt thỏa thuận về phân phối vaccine COVID-19

Tin tài trợ
Ủy ban châu Âu (EC) và hãng dược AstraZeneca ngày 3/9 cho biết đã đạt thỏa thuận về việc phân phối lượng vaccine ngừa COVID-19 còn lại trong hợp đồng, kết thúc vụ kiện tại Brussels về vấn đề này.

Nhà khoa học vì con người, xa lánh hào quang

Tin tài trợ
Trong ngày đầu của giải quần vợt Wimbledon 2021, Novak Djokovic và Andy Murray có chiến thắng mở màn. Tuy nhiên, tràng pháo tay lớn nhất ngày hôm đó của khán giả lại dành cho một người ngồi trên khán đài là Giáo sư Sarah Gilbert - mẹ đẻ vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca.

3 người phụ nữ có công lớn giúp thế giới chống Covid-19

Tin tài trợ
Cuộc chiến chống lại Covid-19 của thế giới có sự góp phần không nhỏ của những người phụ nữ đã tạo ra vắc xin, góp phần giúp các nước đang phát triển có thể tiếp cận nguồn cung.

Bà Sarah Gilbert - "bộ óc" đằng sau vắc xin Covid-19 AstraZeneca

Tin tài trợ
Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca/Oxford trở thành phao cứu sinh cho hàng triệu người nhờ tính hiệu quả, dễ bảo quản và giá rẻ. Điều này có được là nhờ vào bà Sarah Gilbert - mẹ đẻ của vắc xin này.

Người tiêm vaccine giảm ba lần nguy cơ nhiễm nCoV

Tin tài trợ
Nghiên cứu mới của Anh cho thấy người tiêm đủ hai liều vaccine có nguy cơ dương tính với nCoV thấp hơn ba lần người chưa tiêm chủng.

Romania tặng Việt Nam 100.000 liều vaccine

Tin tài trợ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn chính phủ Romania tặng hơn 100.000 liều vaccine AstraZeneca, khẳng định đây là nghĩa cử cao đẹp”.

Malaysia đã có đủ lượng vaccine Covid-19 tiêm cho người dân

Tin tài trợ
Với 880.782 trường hợp mắc và 6.613 trường hợp t.ử v.ong cho đến nay, Malaysia là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên đầu người cao nhất Đông Nam Á.

Malaysia nghiên cứu giảm thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca

Tin tài trợ
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Y tế Malaysia, Adham Baba cho biết nước này đang nghiên cứu khả năng rút ngắn thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 từ 12 tuần xuống còn 6 tuần.

Nhiều nước phải dừng tiêm vaccine mũi 2 do thiếu nguồn cung

Tin tài trợ
Ngày 18/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hiện khoảng 30-40 quốc gia trên thế giới không có khả năng cung cấp mũi thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, đặc biệt là những nước dựa vào nguồn cung vaccine của hãng AstraZeneca.

EMA hướng dẫn tiêm vaccine AstraZeneca cho người có t.iền sử c.hảy m.áu hiếm gặp

Tin tài trợ
Tháng trước, EMA cũng khuyến cáo không sử dụng vaccine AstraZeneca cho những người bị bệnh đông m.áu. Cơ quan này cũng đang xem xét thêm các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tim vaccine của AstraZeneca, cũng như của Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson.
phanh nèforever babymonsterhùng diduhằng du mụcnhóm babymonster# babymonsterminh đạthoa hậu siêu quốc gianhóm nhạc kpopmiduchưa biết