Sao Hải Vương và sự thật về "cục băng khổng lồ " xa nhất trong hệ mặt trời

Hồng Hạnh18:40 04/07/2021

 4  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt trời, có một cơn bão vĩnh cửu với kích thước bằng Trái đất và là hành tinh khí nhỏ nhất chỉ là một vài trong số những sự thật thú vị về sao Hải Vương.

Sẽ chẳng đơn giản nếu bạn muốn tận mắt ngắm nhìn sao Hải Vương. Thiên thể này nằm cách Trái Đất khoảng 4,41 tỉ km và rất mờ, do đó không thể nhìn bằng mắt thường. Phải trang bị một ống nhòm, chọn một đêm tối trời và không có mây, những người yêu thiên văn mới có thể nhìn thấy một đốm sáng nhỏ. Nếu muốn nhìn sắc xanh của hành tinh này, bạn sẽ phải có một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ.

Sự hình thành của sao Hải Vương

Thông qua các mô phỏng từ Nice model - là một kịch bản cho quá trình tiến hóa động lực của Hệ mặt Trời. Người ta cho rằng cả sao Hải Vương và sao Thiên Vương đều hình thành gần Mặt trời hơn và sau đó trôi đi. Có giả thuyết cho rằng Hệ Mặt Trời hình thành từ một quả cầu khí và bụi quay khổng lồ được gọi là tinh vân tiề.n Mặt trời.

Sao Hải Vương và sự thật về cục băng khổng lồ xa nhất trong hệ mặt trời - Hình 1

Phần lớn lượng tinh vân này hình thành Mặt trời. Ngoài ra một lượng bụi của nó tiếp tục hợp nhất để tạo ra các hành tinh. Theo giả thuyết thì sao Hải Vương là một trong số hành tinh được tạo ra từ những bụi tinh vân này. Khi chúng lớn lên, một số tích tụ đủ vật chất để lực hấp dẫn của chúng có thể giữ được khí còn sót lại của tinh vân. Các ước tính cho thấy sự hình thành này có thể đã diễn ra khoảng 4,5 tỷ năm trước. Và và sự trôi dạt ra xa khỏi Mặt Trời bắt đầu khoảng 4 tỷ năm trước.

Ai là người đầu tiên phát hiện ra sao Hải Vương?

Sao Hải Vương được Galileo Galilei quan sát vào năm 1613. Tuy nhiên, ban đầu ông lầm tưởng rằng đó chỉ là một ngôi sao. Khi ông muốn nghiên cứu sâu hơn về nó nhưng chuyển động của hành tinh này quá nhỏ để có thể phát hiện ra.

Yếu tố lớn nhất để phát hiện ra Hải Vương tinh là một hành tinh chứ không phải một ngôi sao là nhờ vào sao Uranus. Vậy Uranus là sao gì? Đó là sao Thiên Vương. Các nhà thiên văn tính toán quỹ đạo của Thiên Vương tinh và thấy rằng hành tinh này không theo những mô hình vốn có của họ.

Sau khi tìm được hành tinh mới thì vấn đề nan giải tiếp theo chính là đặt tên. Nhà thiên văn Galle đề xuất tên Janus - vị thần La Mã có hai khuôn mặt.

Sao Hải Vương và sự thật về cục băng khổng lồ xa nhất trong hệ mặt trời - Hình 2

Tuy nhiên nhà thiên văn La Verrier lại đưa ra cái tên Neptune - vị thần của biển cả trong thần thoại La Mã. Ngoài ra ông đã cố gắng đặt tên hành tinh theo tên mình nhưng không được sự ủng hộ rộng rãi bên ngoài nước Pháp. Cho đến 29 tháng 12 năm 1846, các nhà thiên văn học Struve đưa ra ủng hộ cái tên Neptune. Ngay sau đó, Neptune đã trở thành tên của hành tinh mới này.

Sao Hải Vương có cấu tạo chính là các chất khí ở thể lỏng, đây cũng là đặc điểm chung của các hành tinh cỡ lớn trong Thái Dương hệ. Hành tinh này cũng có một lượng băng cực lớn tạo thành từ nước và các chất khí đóng băng. Các nhà thiên văn học vì thế có lúc gọi Sao Hải Vương là "người khổng lồ băng giá". Sao Hải Vương có tất cả 13 vệ tinh và một hệ thống các vành đai mờ nhạt.

Sao Hải Vương hiện là hành tinh xa nhất tính từ Mặt Trời do sao Diêm Vương đã không còn được coi là một hành tinh vào năm 2006. Sao Hải Vương là một trong những hành tinh khí trong Hệ Mặt trời, nhỏ hơn sao Thiên Vương và có khối lượng gấp 17 lần Trái đất.

Sao Hải Vương và sự thật về cục băng khổng lồ xa nhất trong hệ mặt trời - Hình 3

Vì ở cách rất xa Mặt Trời (gấp khoảng 30 lần quãng đường Trái Đất - Mặt Trời) nên Sao Hải Vương cực kỳ lạnh giá với nhiệt độ trung bình là âm 214 độ C. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nó là -218 độ C. Tuy nhiên, hành tinh này vẫn đang tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ và người ta cho rằng đó là nguyên nhân của những trận gió cực mạnh với vận tốc lên tới 2.000km/h.

Trên bề mặt Sao Hải Vương cũng có một cơn lốc khổng lồ xảy ra thường xuyên được biết tới với tên gọi Đốm đen lớn. Người ta dự đoán rằng ở Sao Hải Vương cũng có bốn mùa và mỗi mùa kéo dài khoảng 40 năm.

Sao Hải Vương có 14 Mặt trăng nhưng sao Mộc và sao Thủy còn có nhiều hơn, với lần lượt là 67 và 62 Mặt trăng.

Tốc độ gió trên sao Hải Vương có thể lên tới hơn 2.000km/h, khiến nó trở thành hành tinh có gió thổi nhanh nhất trong Hệ Mặt trời.

Chỉ có tàu vũ trụ Voyager 2 từng đi qua ở tốc độ đủ gần để ghi lại những hình ảnh về hành tinh này.

Mặt Trăng lớn nhất của sao Hải vương là Triton, được phát hiện 17 ngày sau khi hành tinh này được tìm ra.

Sao Hải Vương có một cơn bão diễn ra liên tục, còn được gọi là Vết Tối lớn, tương tự như Vết Đỏ lớn trên sao Mộc. Điều khiến cơn bão này trở nên bất thường là nó có kích thước bằng Trái đất.

Sao Hải Vương và sự thật về cục băng khổng lồ xa nhất trong hệ mặt trời - Hình 4

Sao Hải Vương cũng có những vành đai như sao Thổ. Những vành đai này được tạo thành từ bụi và băng. Sao Hải Vương là hành tinh nhỏ nhất trong 4 hành tinh khí với bán kính xích đạo là hơn 24.000km.

Hiện vẫn chưa có kế hoạch thăm dò hành tinh này mặc dù NASA đã thông báo về ý định phóng 1 tàu thăm dò tới đây vào năm 2035. Một ngày trên sao Hải Vương chỉ dài hơn 16 tiếng. Tuy nhiên, 1 năm trên sao Hải Vương bằng 164 năm trên Trái đất.

Cấu tạo Sao Hải Vương. 1 - Lớp mây trên tầng cao khí quyển 2 - Khí quyển bao gồm Hidro, Heli và các khí gas 3 - Lớp vỏ cứng tạo thành từ băng của nước và các chất khác 4 - Lõi đá và băng cứng.

Sao Hải Vương và sự thật về cục băng khổng lồ xa nhất trong hệ mặt trời - Hình 5

Các nhà khoa học cho rằng Sao Hải Vương vẫn có thể tỏa nhiệt vì trong quá khứ nó đã từng nuốt chửng cả một hành tinh. Họ đặt giả thuyết rằng trước khi Sao Hải Vương và cả Sao Thiên Vương đều ở gần Mặt Trời hơn nhưng chúng đã dần di chuyển ra xa. Trên quãng đường đó, Sao Hải Vương đã hút một hành tinh lớn gấp Trái Đất khoảng 2 lần và nhiệt lượng hiện tại chính là tàn dư của vụ va chạm đó. Vệ tinh Triton (tên chiếc đinh ba của thần biển cả) cũng bị "bắ.t có.c" và đổi chủ.

Sao Hải Vương được phát hiện theo cách rất thú vị. Nhà thiên văn nổi tiếng Galilei từng nhìn thấy nó từ thế kỷ 17 trong khi quan sát bầu trời ở khu vực của Sao Mộc. Tuy nhiên ông lại lầm tưởng đây là một ngôi sao và do đó không được công nhận là người tìm ra Sao Hải Vương.

Tới đầu thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học nhận ra rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương có một sự sai lệch so với lý thuyết và dự đoán rằng phải có một hành tinh ở phía ngoài ngôi sao này để gây ra sự ảnh hưởng tới con đường di chuyển đó. Tới giữa thế kỷ 19, người ta đã tính toán ra quỹ đạo của hành tinh giả định này và các quan sát thực tế đã tìm thấy Sao Thiên Vương ở đúng vị trí đã định trước trên bầu trời.

Tàu vũ trụ duy nhất của con người từng bay qua Sao Hải Vương là tàu Voyager 2. Nó đã ghi nhận được các luồng gió cực mạnh trên hành tinh này cũng như các mạch nước nóng trên vệ tinh Triton.

Sao Hải Vương có bao nhiêu Mặt Trăng?

Hiện nay chúng ta đã phát hiện có 14 hành tinh/mặt trăng bao quanh Hải Vương tinh. Tất cả chúng đều được đặt tên theo các vị thần nước trong thần thoại Hy Lạp. Mặt trăng đầu tiên được phát hiện là Triton, chỉ 17 ngày sau khi sao Hải Vương được phát hiện. Nó cũng là mặt trăng lớn nhất trong số 14 mặt trăng.

Trong số 14 mặt trăng, chỉ có 7 mặt trăng là mặt trăng chính quy. Có nghĩa là chúng quay quanh quỹ đạo của Sao Hải Vương với quỹ đạo rất tròn hoặc quỹ đạo có độ lệch tâm rất thấp. Đó là Naiad, Thalassa, Despina, Larissa, Hippocamp và Proteus.

Sao Hải Vương và sự thật về cục băng khổng lồ xa nhất trong hệ mặt trời - Hình 6

7 mặt trăng còn lại là những mặt trăng không đều. Các mặt trăng không đều quay theo quỹ đạo nghiêng, lệch tâm và thường quay ngược chiều. Theo thứ tự khoảng cách của nó chính là Triton, Nereid, Halimede, Sao, Laomedeia, Psamanthe và Neso.

Trên đây là những thông tin khái lược nhất về sao Hải Vương. Hy vọng những thông tin tổng hợp chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hành tinh xa tít tắp này.

Sao Hải Vương và sự thật về cục băng khổng lồ xa nhất trong hệ mặt trời - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Tiểu hành tinh rộng gần 1km sắp "tạt đầu" Trái đất với tốc độ kinh hồn

Tin tài trợ
Tiểu hành tinh 2001 FO32, tàn tích đá hình thành vào buổi sơ khai của Hệ Mặt trời, sẽ bay ngang Trái đất gần nhất vào ngày 21/3, ở khoảng cách hơn 2 triệu km với tốc độ kỷ lục 124.000 km/h.

Nếu bạn là một trong các chòm sao này, hãy đặc biệt cẩn thận bởi những thử thách không hề dễ dàng mà 3 tuần tới đem đến

Tin tài trợ
Ai là người sẽ nhận được sự thử thách của vũ trụ và điều gì đang chờ đợi ở phía trước?

Sao băng lóe sáng bất thường trên bầu trời Anh

Tin tài trợ
Sao băng xuất hiện ở Anh vào đêm 28/2 có kích thước và độ sáng đều hơn bình thường. Nó vụt sáng qua bầu trời trong khoảng 7 giây.

Khối khí khổng lồ thổi ra từ Milky Way tạo hình ảnh tuyệt vời

Tin tài trợ
Các nhà thiên văn học sử dụng Đài thiên văn Roque de los Muchachos trên đảo La Palma, thuộc Canaries

Phát hiện 'siêu Trái Đất' có thể tồn tại sự sống cách chúng ta 120 năm ánh sáng

Tin tài trợ
Hai hành tinh mới phát hiện là TOI-1266 b và TOI-1266 c mất khoảng 11 và 19 ngày để hoàn thành một vòng quanh sao chủ.

Phát hiện 'hành tinh lang thang' có kích thước tương đương Trái đất

Tin tài trợ
Các nhà thiên văn mới phát hiện hành tinh lang thang trong không gian giữa các vì sao, có kích thước tương đương với Trái đất.

Tiểu hành tinh Apophis khổng lồ tăng tốc về phía Trái Đất

Tin tài trợ
Tiểu hành tinh Apophis được mệnh danh là chúa tể của sự hỗn loạn đang tăng tốc nhanh chóng hướng về phía Trái đất.

Ánh sáng lạ dẫn đường, kinh hãi phát hiện "góa phụ đen" vũ trụ

Tin tài trợ
Các nhà thiên văn đã lần theo nguồn tia gamma sáng nhất thiên hà chứa Trái Đất để đến với một cặp sao góa phụ đen cực mạnh, cực đáng sợ và đang ăn thịt nhau.

Tiểu hành tinh được đặt tên theo vị thần Hỗn Loạn bỗng đổi hướng, tăng tốc lao về Trái Đất

Tin tài trợ
Một tiểu hành tinh lớn bằng 3 sân bóng đá mà các nhà thiên văn học từng tưởng rằng không có khả năng va phải Trái Đất bỗng nhiên đổi hướng và tăng tốc, tiến thẳng đến hành tinh của chúng ta.
mẹ hurrykngồn ào negavphan đạt phương lanông trùm diddyhoa hậu quế anhsean "diddy" combsdiddy bị bắtlinh philipteam châu phigerdnanghieuthuhairapper diddyminh dựquang linh -