Tử Cấm Thành rộng lớn nhưng không có một vết phân chim, biết lý do quả khâm phục người xưa
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Truyền thuyết bí ẩn về sư tử đá trong Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều bí mật về cuộc sống của các bậc đế vương và hậu cung. Không những vậy, một số địa điểm trong hoàng cung tráng lệ này gắn liền với những điều kỳ bí, khó lý giải. Trong số này có việc bên trong Tử Cấm Thành có một cây cầu vòm bắc qua sông Kim Thủy có tên Đoạn Hồng Kiều. Cây cầu được xây bằng đá gây ấn tượng với du khách với những hoa văn trang trí tinh xảo và cầu kỳ. Đặc biệt, 2 bên thành của cây cầu được trang trí bằng 34 con sử tử đá.
Mỗi con sư tử đá đều được chế tác công phu và có hình dáng khác nhau. Điều này khiến du khách vô cùng thích thú và muốn tìm hiểu về chúng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ và bất ngờ là mỗi khi du khách tới đây, những người hướng dẫn viên du lịch luôn khuyên rằng đừng đứng quá gần hoặc chụp ảnh với những con sư tử đá này bởi vì nó có thể đem lại vận xui.
Tương truyền, con sư tử đá được cho mang đến xui xẻo là con được tạc với tư thế đứng thẳng trên thành cầu bằng 2 chân sau. Một chân khác của nó ôm lấy đầu trong khi chân còn lại ôm hạ bộ. Trên gương mặt của con sư tử này dường như cho thấy nó đang phải chịu đựng một nỗi đau đớn khủng khiếp. Theo các ghi chép dã sử, con sư tử đá đặc biệt trên cầu Đoạn Hồng Kiều có liên quan đến vua Thanh Tuyên Tông (1782 - 1850), niên hiệu Đạo Quang, vị hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh.
Lúc sinh thời, Hoàng đế Đạo Quang có một người con trai rất thông minh là Hoàng tử Dịch Vĩ. Tuy Thanh Tuyên Tông rất yêu quý và đặt nhiều kỳ vọng vào con trai nhưng Hoàng tử Dịch Vĩ vốn yêu thích tự do, không chịu gò mình vào kỷ luật nên luôn thể hiện sự ngang ngạnh, ương bướng. Khi người thầy dạy học khuyên hoàng tử nên chăm đọc sách để sau này trở thành vị vua anh minh, Hoàng tử Dịch Vĩ đã ngang ngược tuyên bố: "Khi ta trở thành hoàng đế, ta sẽ xử tử ngươi đầu tiên".
Câu nói này nhanh chóng truyền đến tai Hoàng đế Đạo Quang khiến ông vô cùng tức giận bởi bản thân ông còn sống sờ sờ mà con trai đã muốn lên làm hoàng đế là phạm tội bất hiếu, lại còn đòi giết thầy giáo là phạm tội bất nghĩa. Trong cơn nóng giận, Hoàng đế Đạo Quang đã lấy chân đá mạnh vào người con trai. Chẳng ngờ vài ngày sau, vết thương trở nặng khiến Hoàng tử Dịch Vĩ qua đời.
Cái chết của người con trai khiến Thanh Tuyên Tông vô cùng hối hận, tiếc nuối. Tương truyền không lâu sau, ông đi ngang qua cầu Đoạn Hồng Kiều, nhìn thấy con sư tử đá trên cầu có tư thế thê thảm giống hệt hoàng tử Dịch Vĩ trước lúc chết lại càng thêm đau lòng và sợ hãi, vì vậy đã lệnh trùm một tấm vải đỏ lên con sư tử đá này để không ai còn nhìn thấy nó nữa. Cũng từ đó, con sư tử đá này bị coi là điềm xui xẻo, không ai dám lại gần.
Qua nhiều năm, truyền thuyết về con sư tử đá gây ra điềm xui trong Tử Cấm Thành vẫn được người đời truyền lại. Dù không có căn cứ hay cơ sở nào nhưng nhiều người vẫn tin rằng con sư tử đá này thực sự gây ra vận xui cho ai lại gần hoặc chụp ảnh cùng nó.
Khi đến thăm Tử Cấm Thành, hầu hết người dân Trung Quốc không ai muốn chạm vào con sư tử đá này, trong khi những du khách nước ngoài cũng được khuyên không nên chụp ảnh cùng nó. Dù không được xác nhận nhưng những truyền thuyết "nửa thật nửa ảo" như thế này mỗi năm vẫn đang giúp thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan và chiêm ngưỡng khu phức hợp cung điện Tử Cấm Thành.
Sàn gạch Tử Cấm Thành rạn nứt, hậu thế đào xuống phát hiện bí mật không ngờ
Theo trang Sohu, trong một lần khi đang kiểm tra Tử Cấm Thành, các chuyên gia đã phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng của một vài viên gạch lát sàn trước cửa điện Thái Hòa. Điều này đương nhiên cần phải được sửa chữa và bảo trì, vì vậy các chuyên gia bắt đầu cạy mở những tấm gạch lát sàn này. Nhờ đó, một bí mật bị chôn vùi suốt thời gian dài đã được hé lộ.
Sau khi lật lớp gạch bên trên lên, các chuyên gia phát hiện bên dưới có một lớp gạch khác y hệt, cứ đào một lớp lên thì bên dưới lại có lớp khác giống hệt. Tổng cộng, có 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau đều tăm tắp trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên bên dưới, không hề có cơ quan mật hay dòng nước nào. Khi đó, các chuyên gia đã vô cùng kinh ngạc, muốn biết bí mật đằng sau những tầng gạch này là gì.
Qua quá trình nghiên cứu và thảo luận, các chuyên gia mới phát hiện mục đích của 15 tầng gạch này hóa ra là nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoàng thất, mà đặc biệt là cho bậc Đế vương. Điện Thái Hòa vốn là nơi diễn ra nhiều nghi lễ khác nhau như lễ đăng cơ, đại hôn, ban thưởng, yến tiệc... Những nghi lễ này đều hết sức quan trọng, có thể coi là nghi lễ hàng đầu và cao quý nhất thời bấy giờ. Người xưa cực kỳ coi trọng những việc này, đặc biệt là ở những nơi như hoàng cung, vì vậy không được để xảy ra bất cứ sai sót nào.
Cung điện là nơi canh phòng cẩn mật, trong ngoài đều có 3 lớp canh phòng. Ngoài ra, bức tường cao ngất bao bọc xung quanh cung điện cũng khó lòng leo lên được. Nhưng ngay cả như vậy, hoàng đế cũng không yên tâm, luôn lo sợ có thể sẽ có kẻ xấu đào lòng đất để đột nhập vào bên trong.
Chính vì thế, khi xây dựng Tử Cấm Thành, Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh mới yêu cầu những người thợ thủ công lát tầng tầng lớp lớp gạch bên dưới nền cung điện, để không kẻ nào có ý định xâm phạm được. Những viên gạch lát này cũng được thiết kế hết sức tinh xảo. Mỗi viên gạch mất tới 720 ngày với nhiều công đoạn khác nhau mới cho ra thành phẩm ưng ý nhất. Những viên gạch lát nền này không chỉ đẹp và tinh xảo mà còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ, đông ấm hạ mát, giúp những người sống trong cung luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Ngoài ra, nhằm giữ bí mật này chôn vùi mãi mãi, không người nào khác biết được, ngay sau khi Tử Cấm Thành xây dựng xong, những người thợ thủ công này đều bị thủ tiêu hết. Sự lạnh lùng, tàn nhẫn của bậc quân vương thời xưa thể hiện rõ trên từng viên gạch trong cung điện.
Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? Như Ý16:31:21 14/02/2022Tử Cấm Thành hay Cố Cung ở Trung Quốc là một trong những cung điện quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại hiện nay. Diện tích tổng thể của Tử Cấm Thành là 720.000 m2 và tương truyền có 9.999 căn phòng. Vào năm 1407, vị vua thứ ba nhà Minh...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo