Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người được xuất viện, nghẹn ngào câu nói từ bố
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện nhiều video theo trào lưu 'bắt pen' thu hút sự chú ý và được đông đảo học sinh tham gia. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo đây là một hành động vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Nhiều xu hướng mới ngày càng nở rộ trên nền tảng TikTok, chỉ cần mở ứng dụng này là thấy ngay những clip thịnh hành. Vượt ra khỏi khuôn khổ những động tác vũ đạo đơn giản và những trào lưu độc hại trên mạng xã hội này ngày càng gia tăng.
Gần đây, trên mạng xã hội TikTok xuất hiện nhiều video theo trào lưu "bắt pen", đa số người thực hiện là giới trẻ và nhanh chóng thu hút nhiều lượt người xem. Theo những hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội, người thực hiện trào lưu "bắt pen" dùng tay ấn mạnh vào động mạch cảnh ở vùng cổ, sau đó người thực hiện sẽ rơi vào trạng thái lơ mơ, phải có những tác động mới tỉnh dậy được.
Theo chia sẻ, khi thực hiện động tác này sẽ cho cảm giác "phê" ngay lập tức lúc đó, do vậy có nhiều trường hợp thực hiện đi, thực hiện lại nhiều lần và lôi kéo những người khác cùng tham gia.
Đáng chú ý, sau khi video này được đăng tải đã thu hút hơn 3,5 triệu người xem cùng hàng trăm nghìn lượt tương tác. Nhiều bạn trẻ cũng tập tành và bắt chước hành động "bắt pen". Song, nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng, trào lưu này thật sự rất nguy hiểm và cần chấm dứt lập tức.
Ths.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho biết, ông rất sốc khi xem những hình ảnh này, nhất là khi được thực hiện ngay trong nhà trường và rất nhiều bạn trẻ tham gia. Theo bác sĩ Mạnh, đây là một trào lưu nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, ai đang thực hiện cần từ bỏ ngay, ai đang có ý định muốn thử tốt nhất nên dừng lại ngay lập tức, bởi hành động này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nhanh chóng.
Bác sĩ Mạnh cảnh báo, để thực hiện "bắt pen", người thực hiện sẽ dùng tay chèn vào hai mạch máu ở hai bên cổ của người tham gia với mong muốn tạo ra cảm giác "phê" trong một thời gian ngắn, hay còn gọi là phê giả tạo. Tuy nhiên, đây là thử thách độc hại, nguy hiểm bởi khi dùng tay ép vào mạch có thể gây tắc mạch máu, thậm chí vỡ mạch máu rất nguy hiểm.
Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh phân tích, mạch máu vốn rất mềm, khi tìm đúng mạch ấn vào máu sẽ ngừng lưu thông, đó là lý do trong một số trường hợp cấp cứu, nếu tìm đúng mạch máu ấn vào máu sẽ ngừng chảy, tránh việc mất máu dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, việc làm này chỉ áp dụng trong cấp cứu y tế, được thực hiện bởi người có chuyên môn, với người bình thường tuyệt đối không được chèn ép mạch máu.
Khi dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào mạch máu vùng cổ, mạch máu đột ngột bị tắc, dòng máu lưu thông lên não bị ngừng lại. Hiện tượng thiếu máu não đột ngột này sẽ khiến con người rơi vào tình trạng mê man. Đây cũng là lý do nhiều người có cảm giác ngất ngây và bạn bè phải tát để tỉnh lại. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác giả, rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Mạnh, có đến 80% lượng máu nuôi não sẽ được vận chuyển qua 2 mạch cảnh trái và phải ở cổ. Khi thực hiện ấn cổ vài giây sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu ấn lâu vào 2 động mạch cảnh thì có thể gây ra thiếu máu não trầm trọng. Các tế bào não bị thiếu máu 5 phút sẽ không thể phục hồi. Ngoài ra, ấn vào mạch máu nhiều lần cũng sẽ gây dập mạch, hình thành huyết khối và tăng nguy cơ đột quỵ não.
"Trào lưu độc hại này không nên thực hiện vì luôn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Trường hợp nhẹ có thể ngất, nặng hơn có thể liệt nửa người hoặc thậm chí là có thể nguy hiểm tới tính mạng. Mọi người tuyệt đối không nên làm theo trend "bắt pen". Nhà trường, giáo viên khi thấy học sinh thực hiện trò này cần phải giải thích về mức độ nguy hiểm để học sinh ngừng thực hiện", bác sĩ Mạnh nói.
Các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần tăng cường giám sát, nhắc nhở và giáo dục các em học sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc.
"Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi và trò chuyện với con em mình về các trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội, giúp các em hiểu rõ những mối nguy hại và tránh xa các hoạt động có nguy cơ dọa đến tính mạng.
Hiện nay, mạng xã hội bùng nổ rất nhiều thông tin độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, bác sĩ Mạnh khuyến cáo mọi người cần phải chọn lọc thông tin và tìm hiểu kỹ càng trước khi tin theo một trào lưu nào đó trên mạng xã hội.
Nhiều người dùng cũng nhận thấy, trên mạng xã hội này số lượng những video mang giá trị thông tin đang bị "lép vế" hơn so với những video "rác". Nguyên nhân là do các TikToker thường bất chấp mọi thứ, miễn sao có nội dung độc lạ và quan trọng là nhiều "view" (lượt xem). Về phía người xem, nhiều người dễ dãi, có xu hướng bắt chước cao khiến các nội dung xấu, trend độc hại được phát tán, lan rộng hơn.
Do đó, để là người sử dụng TikTok thông minh, người dùng chỉ nên xem đây là nơi giải trí, những thông tin trên đó không hoàn toàn an toàn, chính xác mà cần tham khảo nhiều nguồn thông tin, cần kiểm tra lại trước khi học tập, "đu trend" theo. Người dùng cũng nên thay đổi thói quen sử dụng để tránh lạm dụng và "sa ngã" vào những nội dung không tốt.
Bác sĩ khuyên cân nhắc khi đi bộ hành, ngủ ngồi, ăn một bữa như sư Minh Tuệ Bút Mực17:40:24 01/06/2024Vụ việc một người đàn ông đi theo sư Minh Tuệ bị sốc nhiệt, đột quỵ dẫn đến không qua khỏi là hồi chuông cảnh tỉnh về sức khỏe khi đi bộ hành.Bác sĩ cho rằng mỗi người cần biết sức khỏe không phải là vô hạn nên hãy nương theo thể trạng...
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo