Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nhà Thanh nổi tiếng là triều đại có nhiều quy tắc lễ nghi phức tạp nhất trong lịch sử phong kiến. Riêng việc thị tẩm đã có vô số quy định khó hiểu, đến dịp Tết lại càng xuất hiện nhiều quy định kỳ lạ hơn.
Được trở thành phi tần của hoàng đế là một phước phần mà không phải người phụ nữ nào cũng vinh dự có được. Nhiều người cho rằng khi trở thành nữ nhân của hoàng đế, phi tần sẽ được ăn sung mặc sướng, có kẻ hầu người hạ, sống cuộc sống vinh hoa phú quý cả đời. Thế nhưng trên thực tế, phi tần sống trong cung cấm không chỉ phải trải qua những trận cung đấu khốc liệt mà còn phải tuân theo hàng loạt luật lệ khắt khe, ngay cả chuyện phòng the với nhà vua cũng bị quản thúc nghiêm ngặt.
Quá trình lâm hạnh phi tần của nhà vua phải tuân thủ không ít nguyên tắc. Điều đáng nói nằm ở chỗ, người chịu thiệt vì các quy định ngặt nghèo này không chỉ có phi tử mà có đôi khi là cả hoàng đế.
Đa số các Hoàng đế Trung Hoa đều sở hữu số lượng thê thiếp tương đối đông đảo. Thế nhưng trong muôn vàn bông hoa khoe sắc nơi hậu cung, số người có cơ hội đắc sủng lại vô cùng ít ỏi. Những người kém may mắn còn lại chỉ có thể sống cả đời trong thầm lặng và ngày đêm mong mỏi được nhà vua rủ lòng thương xót.
Hơn thế nữa, hoàng cung vốn là một nơi có vô số quy củ luật lệ, cho nên cuộc sống của đa số các tần phi đều chẳng thể yên bình, thoải mái như họ vẫn hằng mong muốn. Bằng chứng là ngay tới việc riêng tư như sinh hoạt vợ chồng cũng buộc phải tuân thủ nhiều loại quy tắc ràng buộc.
Nhà Thanh ở Trung Quốc được đánh giá là một triều đại có nhiều quy tắc lễ nghi phức tạp nhất trong lịch sử phong kiến. Nếu như nói các luật lệ ngày thường là 1 thì dịp lễ Tết sẽ là 10. Thậm chí, việc thị tẩm trong những ngày Tết Nguyên đán cũng có quy định vô cùng khắt khe.
Theo cuốn "Cung nữ đàm vãng lục" và "Lão Phật gia bất cao hưng" thì vào các Tết Nguyên Đán, các hoàng đế của nhà Thanh không có nhiều thời gian để thư giãn. Dù bận bao công việc triều chính thì ngày cuối cùng của năm cũ, hoàng đế sẽ tạm gác lại mọi việc để gặp mặt các hoàng tử và con cháu.
Sau đó, hoàng đế sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi các chư hầu nước ngoài cùng quan đại thần tại Bảo Hòa điện. Bữa tiệc này sẽ có rất nhiều món ăn ngon cùng nhiều màn biểu diễn âm nhạc, nhào lộn để không khí thêm phần vui vẻ, được coi như tiệc Tất niên. Tiếp đến, hoàng đế sẽ tham dự bữa tiệc cùng hoàng thân quốc thích, hoàng hậu và các phi tần.
Đặc biệt, về việc thị tẩm vào dịp Tết cũng sẽ có những quy định rõ ràng buộc hoàng đế phải lưu tâm. Dù bình thường ngài có đặc biệt sủng ái vị phi tần nào thì vào đêm giao thừa, đêm mùng 1 và mùng 2 của năm mới, hoàng đế bắt buộc phải ngủ cùng giường với hoàng hậu. Đây được coi là đặc ân của bậc mẫu nghi thiên hạ.
Trong nhiều cuốn dã sử, hoàng đế Quang Tự phải thành hôn cùng hoàng hậu Long Dụ theo sự sắp đặt của Từ Hi thái hậu, tuy ông không bằng lòng nhưng trong suốt 3 đêm kể trên nhà vua phải ở cùng bà.
Kể từ mùng 3 Tết Nguyên đán trở đi, hoàng đế có thể tùy chọn lật thẻ bài của các phi tần khác dựa theo tâm trạng của ngài. Tuy nhiên, dù là ở thời nhà Chu, nhà Hán hay thậm chí là nhà Thanh, cho dù các hoàng đế không muốn, họ vẫn được đảm bảo mỗi ngày đều có người ngủ cùng họ.
Số người được phép hầu hạ hoàng thượng chỉ giới hạn trong đối tượng là phi tần đã được sắc phong và cung nữ. Rất hiếm khi có tiền lệ nhà vua tùy ý sủng hạnh những mỹ nữ không rõ danh tính hay không có xuất thân rõ ràng, trong sạch. Bởi việc thị tẩm liên quan trực tiếp đến huyết thống hoàng tộc và danh dự của bậc đế vương.
Quy trình này được bắt đầu bằng cách lật bảng. Mỗi tối khi hoàng đế ăn tối xong, các thái giám sẽ mang một chiếc đĩa đến để Hoàng đế chọn người thiếp yêu thích. Tiếp đó, thái giám sẽ thông báo cho phi tần đó chuẩn bị. Nếu phi tần nào sức khỏe không tốt thì sẽ có những dấu hiệu nhất định để thông báo.
Mỹ nhân may mắn được vua ân sủng sẽ phải tắm gội, cởi bỏ y phục và cuốn mình trong một tấm chăn lớn dệt bằng chỉ lụa vàng và khiêng đến bên long sàng của hoàng thượng. Sau đó phi tần phải tự mình bò lên long sàng và chui vào chăn. Sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung.
Vào thời bấy giờ, việc thị tẩm của nhà vua sẽ bị quản thúc bởi Kính Sự phòng. Do đó mà việc Hoàng đế thân mật với phi tử cũng vì thế không có sự riêng tư tuyệt đối. Vì thiếu đi tính riêng tư này khiến việc thị tẩm của Thiên tử không có được sự tự nhiên, thoải mái.
Nhà vua vì tránh để bản thân mất mặt và cũng không muốn bị mang tiếng là túng dục quá độ đã buộc các phi tần không được phát ra bất kỳ âm thanh nào trong suốt quá trình sủng hạnh.
Hoàng đế và các phi tần chỉ được thị tẩm trong khoảng nửa giờ. Khi hết giờ, thái giám đứng bên ngoài sẽ lên tiếng nhắc nhở. Quy định này là để tránh hoàng đế say mê tửu sắc mà quên đi chính sự và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, hoàng đế dù yêu thích vị phi tần nào đó cũng không được thị tẩm mỹ nhân này trong nhiều đêm liên tiếp. Nguyên nhân chính là do hoàng thất không thể để việc sinh con cái ảnh hưởng tới chính trị. Thêm vào đó, việc độc sủng một người khiến cho các phi tần khác ghen ghét, đố kị, dẫn tới loạn chốn hậu cung.
Nam Phương hoàng hậu mỗi lần mang thai, Vua Bảo Đại lại có thêm 1 người tình? Minh Lợi19:52:24 01/06/2024Tại buổi ra mắt sách Theo dấu hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại , tác giả Nguyễn Phước Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy đưa ra góc nhìn theo tìm hiểu riêng về hai nhân vật quan trọng triều Nguyễn.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo