Việt Hoàn: Ông hoàng nhạc đỏ cưới vợ kém 18 tuổ.i, U60 giã từ sân khấu, xây viện dưỡng lão nghệ sĩ

4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Quốc Hương là một giọng ca nhạc cách mạng đầy hào hùng. Nhạc của ông giản dị, mộc mạc và chân thành nhưng không thiếu đi kỹ thuật thanh nhạc. Cuộc đời ông cũng lắm truân chuyên và có nhiều điều đáng nói.
Quốc Hương sinh ngày 21/8/1915 tại quê hương Kim Sơn (Ninh Bình) nhưng do gia cảnh quá nghèo khó mà đến năm 17 tuổ.i, Quốc Hương đã phải sớm lưu lạc vào Sài Gòn kiếm sống bằng đủ mọi nghề lam lũ như đán.h giày, công nhân xe lửa, bốc vác, thủy thủ... Năm 1944, chàng thanh niên giác ngộ cách mạng đã hát vang bài ca Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước tại rạp Nguyễn Văn Hảo ở Sài Gòn với giọng hát hừng hực khí thế cách mạng của tuổ.i trẻ: "Này thanh niên ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi, đi, đi sá gì thân sống..." Đó là một trong những lần Quốc Hương hát trước đám đông được người nghe rất hoan hô, cổ vũ nhiệt liệt khi ấy. Cái tên Quốc Hương lan truyền khắp nơi, nổi như cồn từ đó.
Năm 1945, ông tham gia Ban Tuyên truyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn chủ yếu làm nhiệm vụ ca hát, khích lệ lòng yêu nước của đồng bào. Những bài ông thường hát thời gian này ngoài Tiếng gọi thanh niên như đã nói là Du kích ca (của Đỗ Nhuận), Cùng nhau đi hồng binh (Đinh Nhu), Cờ Việt minh (Vương Gia Khương), Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi), Phất cờ Nam tiến (Hoàng Văn Thái), Đoàn vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu)...
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ tại Nam Bộ, Quốc Hương gia nhập Vệ quốc quân, làm tiểu đội trưởng, vừa chiến đấu, vừa ca hát phục vụ đồng đội khắp các chiến trường khu 7, 8, 9. Đến năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc, ông tập kết ra Bắc, để lại Sài Gòn người vợ trẻ và đứa con đầu lòng. Đằng đẵng bao năm hai người biệt vô âm tín, người vợ này đã lấy chồng khác. Quốc Hương được Nhà nước cho sang Hung-ga-ri học thanh nhạc. Về nước, ông làm việc ở Đoàn ca múa nhân dân Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc VN). Cuộc đời đưa đẩy ông gặp nữ diễn viên điện ảnh Lịch Du. Hai người có với nhau một cô con gái.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với rất nhiều kỷ niệm và nỗi nhớ mảnh đất miền Nam - nơi có những năm tháng tuổ.i trẻ chiến đấu oanh liệt và ca hát sôi nổi cùng bao đồng chí, đồng đội, Quốc Hương trỗi dậy nhu cầu trở về sống tại mảnh đất này. Nhưng Lịch Du phần vì không quen sống xa quê miền Bắc và những người ruột thịt, phần vì nhiều công việc làm phim không thể rời xa, đã không thể theo chồng. Thế là họ buộc phải chia tay để kẻ Nam, người Bắc nhưng thỏa được mong ước. Quốc Hương buộc phải chấm dứt mối tình và là cuộc hôn nhân thứ hai ở đây. Và cuộc tình lần thứ ba (cuối cùng) là Thu An như đã nói.
Cho đến hôm nay, khi có rất nhiều giọng hát nam được công chúng ưa thích thì Quốc Hương vẫn là một cái bóng trùm lấp, chưa có người thứ hai sau ông có thể thay thế. Tôi cho rằng ở nước ta từ trước tới nay có hai nam danh ca có thể gọi được là huyền thoại. Ngoài Trần Khánh thì Quốc Hương là một trường hợp rất đặc biệt. Nói ông là một huyền thoại ở hai điều: Thứ nhất, ông sở hữu giọng hát trời phú, có khả năng lay động lòng người mãnh liệt và thứ hai là ông có cuộc đời hoạt động cho cách mạng sôi nổi và quên thân mình.
Rất nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng nhiều thế hệ công chúng vẫn không thể quên những bài hát đã trở nên bất tử qua giọng hát cao vút, ngọt lịm, cực kỳ cuốn hút của ông với nhiều màu sắc phong phú, nhiều sắc thái tình cảm đa dạng. Trữ tình, mượt mà như Những ánh sao đêm (Phan Huỳnh Điểu), Trên đường ta đi tới (Bửu Huyền), Hà Tây quê lụa (Nhật Lai). Ngọt ngào, lắng đọng như Tiếng hát giữa rừng Pác Bó (Nguyễn Tài Tuệ),
Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm (Phan Huỳnh Điểu), Đất quê ta mênh mông (Hoàng Hiệp). Sôi nổi, hào hùng như Tôi người lái xe (An Chung) và đặc biệt là bài Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí). Quốc Hương thể hiện bài này gây ấn tượng đặc biệt đến mức công chúng phía Nam còn gọi ông bằng một cái tên rất mộc mạc là "Ông Ba lẻ bẩy". Những ca khúc này đều được phát sóng rộng rãi trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam và in đậm trong ký ức nhiều thế hệ khán giả. Trong đó, nhiều ca khúc được ông thể hiện đầu tiên và thành công vang dội, tạo ảnh hưởng đến lối hát của nhiều thế hệ đàn em sau này.
Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Quốc Hương chuyển vào Sài Gòn làm ca sĩ cho đoàn nghệ thuật Bông Sen. Thời gian này, dù đã lớn tuổ.i nhưng Quốc Hương vẫn tiếp tục công việc ca hát và giảng dạy miệt mài. Ông muốn được góp sức đào tạo ra nhiều thế hệ tài năng cho nền thanh nhạc đất nước, trực tiếp dạy cho nhiều nghệ sĩ, như nhạc sĩ, nghệ sĩ Thế Hiển, nghệ sĩ ưu tú Tuấn Phong...
Ngoài ca hát, NSND Quốc Hương còn là một nhạc sĩ với những sáng tác được nhiều người biết tới như Du kích Long Phú, Cô gái Vĩnh Hanh, Đoàn người đi tòng quân, Tầm Vu (viết cùng Đắc Nhẫn)... Nhờ những cống hiến to lớn của mình, năm 1984, Quốc Hương được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt 1. Ông cũng là nam ca sĩ đầu tiên được phong tặng NSND (cùng với nữ ca sĩ đầu tiên là NSND Thanh Huyền).
Phan Huỳnh Điểu: "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt" dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người Hoa Tuyết16:59:10 02/12/2023Phan Huỳnh Điểu là một tên tuổ.i lớn trong làng nhạc Việt Nam, được yêu thích qua các bài hát về quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Ông cũng là một trong những người làm cho nhạc đỏ trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo