Gia tài của ngoại: Tình cảm, không đao to búa lớn nhưng trúng tâm lý
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Quật mộ trùng ma (Tựa quốc tế: Exhuma) là phim kinh dị siêu nhiên từng khuấy đảo phòng vé Hàn khi ra mắt tại quê nhà vào tháng 2. Dự án hốt hơn 16,8 triệu USD mở màn, đang giữ kỷ lục là phim ăn khách nhất xứ kim chi năm 2024.
Nhờ quy tụ dàn sao quen thuộc gồm Choi Min Sik, Kim Go Eun, Yoo Hae Jin, Lee Do Hyun... phim cũng được khán giả Việt đón nhận.
Chỉ trong tuần đầu phát hành ở nước ta, tác phẩm thu hơn 90 tỷ đồng tại phòng vé theo thống kê của Box Office Vietnam, nhanh chóng hạ gục bom tấn Hollywood như Dune 2: Hành tinh cát, Kungfu Panda 4 để tạo nên cơn sốt mới.
Câu chuyện đào mộ, trừ tà quen thuộc
Chuyện phim bắt đầu bằng bi kịch của một gia đình tài phiệt. Người cha thường xuyên nghe thấy những âm thanh rùng rợn, con trai anh mới sinh cũng ốm yếu, bệnh tật chẳng rõ nguyên do.
Lo lắng cho số phận gia tộc, anh mời hai pháp sư trẻ tuổi Hwa Rim (Kim Go Eun) và Bong Gil (Lee Do Hyun) đến nhà để trừ tà. Thông qua nghi thức tâm linh, Hwa Rim phát hiện căn bệnh của đứa trẻ xuất phát từ lời nguyền bí ẩn liên quan đến một ngôi mộ cổ của gia đình.
Họ tìm đến thầy phong thuỷ Sang Deok (Choi Min Sik) và chuyên gia khâm liệm Yeong Geun (Yoo Hae Jin) để đào ngôi mộ lên. Đáng tiếc, sau khi hoàn thành nghi lễ quật mộ thì các thầy cúng cũng vô tình giải phóng một thế lực tà ác, đe dọa mạng sống gia đình tài phiệt.
Không còn cách nào khác, bộ tứ phải tìm cách cùng nhau chống lại ma quỷ để ngăn không cho mọi thứ đi quá xa.
Về cơ bản, Quật mộ trùng ma vẫn đi theo mô-típ trừ tà quen thuộc của nhiều phim kinh dị. Kịch bản được xây dựng nghiêm túc, chia thành nhiều chương nhỏ, mỗi chương có một tựa đề gây tò mò với khán giả.
Theo thời gian, các bí mật dần được tiết lộ, giúp tác phẩm tạo được bất ngờ nhất định, đồng thời giữ chân người xem đến cuối khi mọi sự thật được vén màn.
Gây tò mò vì yếu tố kinh dị tâm linh
Điểm giúp Quật mộ trùng ma hút khách chính là yếu tố kinh dị tâm linh mang đậm phong cách châu Á. Đây cũng là điểm nhấn của nhiều phim kinh dị gần đây như Chú nguyền (Incantation) của Đài Loan hay Bà đồng (The Medium) của Thái Lan...
Kịch bản phim khéo léo cài cắm các yếu tố tâm linh, ma quỷ quen thuộc trong văn hóa Á Đông. Những màn lên đồng, khâm liệm được xây dựng chăm chút, tạo cảm giác chân thật với người xem.
Các ẩn dụ về tôn giáo lẫn văn hóa dân gian Hàn Quốc được cài cắm khéo léo, xây dựng không khí hồi hộp xuyên suốt.
Tác phẩm không có nhiều cảnh jump scare nhưng cảnh nào cũng được cài cắm hợp lý, gây bất ngờ cho người xem. Phần âm thanh cũng được cài cắm rất tốt, giúp tăng tính hiệu quả cho từng cảnh quay.
Phim cũng tìm cách gắn ma quỷ với yếu tố lịch sử, địa lý để tạo thành một câu chuyện lớp lang, có chiều sâu. Một số cảnh quay máu me, rùng rợn khiến phim dán nhãn T16 (cấm khán giả dưới 16 tuổi) khi phát hành tại Việt Nam.
Một vài hạn chế
Dẫu vậy, Quật mộ trùng ma vẫn chưa phải là một tác phẩm xuất sắc. Kịch bản còn để lộ nhiều hạn chế, chưa thể giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn.
Vì tập trung cài cắm tình tiết, phim bỏ qua phần giới thiệu các nhân vật chính. Khán giả không hiểu rõ về về lai lịch, quá khứ của từng người nên khó thể đồng cảm với số phận, tính cách.
Sau nửa đầu tương đối tốt, phim tụt phong độ khi ác nhân xuất hiện. Khâu kỹ xảo không tốt, tạo hình nhân vật còn quen thuộc, khiến tác phẩm mất đi cảm giác đáng sợ ban đầu.
Việc quỷ dữ lộ diện trước con người cũng làm giảm sự bí ẩn, rùng rợn cần thiết của một tác phẩm kinh dị.
Diễn xuất của dàn sao ở mức tròn vai chứ chưa ấn tượng.
Gây sốt vẫn bị khán giá Trung ném đá
Cụ thể, một số cư dân mạng Trung Quốc đã nhanh chóng bày tỏ sự thất vọng với bộ phim Exhuma của điện ảnh Hàn Quốc, khi cho rằng việc vẽ ký tự Trung Quốc lên mặt diễn viên Hàn Quốc trong phim là không phù hợp và đồng loạt chế nhạo.
Một bài đăng trên mạng xã hội X (tên mới đổi gần đây của mạng Twitter) của người dùng Trung Quốc đã thu hút được khoảng hơn 6 triệu lượt xem, vì bày tỏ sự không đồng tình với một cảnh trong Exhuma, bởi phương cách người làm phim Hàn Quốc chọn thể hiện các ký tự Trung Quốc lên mặt nhân vật pháp sư như một kiểu trấn ếm cổ xưa.
Người này lập luận rằng trong văn hóa Trung Quốc, việc viết chữ hoặc bị khắc chữ lên mặt được coi là rất thiếu tôn trọng và thậm chí còn là sự sỉ nhục, vốn dĩ chỉ dành cho tội phạm hoặc tội nhân thời xưa khi bị lưu đày. Nhiều ý kiến của cư dân mạng Trung Quốc cũng đã bình luận thêm, theo hướng chỉ trích việc miêu tả văn hóa Trung Quốc trong phim, đồng thời nói rằng việc dịch những từ ngữ Hàn Quốc sang tiếng Trung Quốc sẽ dẫn đến những biểu tượng vô nghĩa.
Đó là bởi, ngoài việc nhân vật trong phim Exhuma vẽ ký tự Trung Quốc lên mặt khi hành nghề pháp sư, khán giả đại chúng - người hâm mộ cuồng nhiệt phim Exhuma tại Hàn Quốc cũng biến việc vẽ chữ trong phim này thành "trend", theo kiểu "ông đồng bà cốt" vẽ chữ Trung Quốc lên mặt để xua đuổi thế lực tà ác.
Một người dùng Trung Quốc đã tải lên mạng X bản tổng hợp các hình ảnh chân dung đầy chữ Trung Quốc như thế và chỉ trích hành động này, trong một bài đăng ban đầu viết bằng tiếng Anh, sau đó được dịch sang tiếng Hàn. "Thật nực cười khi người Hàn viết những ký tự Trung Quốc trên mặt mà họ thậm chí không biết nghĩa".
Quật Mộ Trùng Ma: Ẩn ý chi tiết giơ tay chào khi bị nhập, con hổ cắn đứt eo hổ Keng16:15:21 28/03/2024Quật Mộ Trùng Ma (tên tiếng Anh: Exhuma ) là bộ phim điện ảnh Hàn Quốc đang oanh tạc các cụm rạp chiếu phim tại Việt Nam. Trong phim, cảnh con trai trưởng nhà họ Park giơ tay chào sau khi bị nhập mang ẩn ý sâu xa mà không phải ai cũng...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo