Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam

team youtuber19:06 22/04/2021

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Ở miền Tây Nghệ An, tục bắt vợ vẫn được đồng bào ở đây lưu giữ, như một nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đối với người Mông xứ Nghệ, bắt vợ là nâng cao giá trị của người phụ nữ.

Phong tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam là cả một đề tài vô tận. Cả 54 dân tộc có biết bao nhiêu là hiện tượng, sự kiện văn hoá rất đáng quan tâm. Những vẻ đẹp trong những bộ y phục, trong đồ uống, thức ăn, những cách thức thờ cúng, cách tổ chức ngày sinh nhật, những nề nếp độc đáo trong các cuộc tang ma, cưới hỏi... là những hiện tượng mang đậm ý nghĩa văn hoá truyền thống. Vì thế mà có người đã cho rằng, muốn hiểu biết về văn hoá truyền thống của các cộng đồng phải tìm hiểu qua các phong tục.

Tục bắt vợ

Ở miền Tây Nghệ An, tục bắt vợ vẫn được đồng bào ở đây lưu giữ, như một nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đối với người Mông xứ Nghệ, bắt vợ là nâng cao giá trị của người phụ nữ.

Tục bắt vợ của người Mông có tự bao giờ, chẳng ai còn nhớ nữa. Chỉ biết rằng, đến t.uổi cập kê, trai gái hò hẹn trên nương, trên những sườn núi 4 mùa bung nở đủ các loại hoa rừng. Mùa xuân là mùa hò hẹn, khi tình yêu đủ chín, người Mông sẽ làm lễ cưới nhưng trước khi lễ cưới chính thức diễn ra, các cặp đôi người Mông sẽ phải trải qua một "nghi lễ" hết sức đặc biệt. Các chàng trai sẽ tìm cách bắt và đưa cô gái mình thương về nhà.

Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam - Hình 1

Đối với người Mông, tục bắt vợ còn là cách để các chàng trai thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của mình. Khi chàng trai yêu cô gái và được cô gái đáp lại tình cảm, việc tiến tới hôn nhân là chuyện được cả hai bàn tới. Tuy nhiên, việc "bắt vợ" sẽ được chàng trai giấu kín, âm thầm lên kế hoạch thực hiện cùng với sự hỗ trợ của các bạn mình.

Việc kéo vợ về cũng phải rất khéo léo để chân cô gái không chạm đất, không có lực giằng co, không đ.ánh trả được, miệng không cắn lại được mà không gây thương tích cho cô gái. Theo quan niệm, đám bắt nào càng nhiều bạn bè tham gia giúp, kéo càng quyết liệt, thì đôi vợ chồng đó càng hạnh phúc và sống lâu, càng đông con, nhiều của.

Tục đi ăn trộm lấy may

Đi ăn trộm lấy may trong đêm giao thừa là tục lệ khá kỳ lạ của người dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Người Lô Lô tin rằng, ở thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, nếu ai đó mang về được một cái gì đó thì gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Chính vì thế, họ gọi đó là đi lấy may. Một điều thú vị là khi đi lấy trộm vào đêm giao thừa, người Lô Lô đi đúng nghĩa "ăn trộm", lặng lẽ, không rủ nhau, không để chủ nhà bắt được. Và đã trộm là phải trộm "tận gốc", như nhổ tỏi thì không nên để bị đứt.

Trong đêm giao thừa ở các bản làng của người Lô Lô thì nhà nhà "ăn trộm", người người là "kẻ trộm", mặc dù là ăn trộm, song chẳng pháp luật nào can thiệp đến và nó đã trở thành một phong tục đón Tết không thể thiếu của người Lô Lô.

Tục "bắt chồng"

Mùa xuân, các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, Cil , Giẻ Triêng....ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội "bắt chồng". Tục bắt chồng của người Tây Nguyên có nét tương tự với tục cướp vợ của đồng bào miền núi phía Bắc, chỉ có điều ở đây ngược lại, người phụ nữ đi "bắt chồng" chứ không phải là người đàn ông đi bắt vợ. Củi là một trong những lễ vật "bắt chồng"của người Tây Nguyên.

Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam - Hình 2

Khi Tết nguyên đán đến, đồng bào các dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng. Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi chàng trai chấp nhận.

Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là "Đêm hội bắt chồng". Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...". Ngày cưới chàng trai và cô gái rút nhẫn ra hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.

Tục kéo vợ của người H'mông

Dân số của người H'mông là đông nhất của tỉnh Hà Giang, khoảng 190.000 người là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Và một trong những nét độc đáo riêng của người H'mông là tục kéo vợ.

Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam - Hình 3

Các chàng trai, cô gái trong bản sau khi tìm hiểu nhau mà cảm thấy tâm đầu ý hợp sẽ về thưa chuyện với gia đình để kết hôn. Nếu được hai bên gia đình đồng ý thì sẽ mời mai mối đến dạm hỏi và làm thủ tục kết hôn bình thường. Còn những cặp đôi không được gia đình đồng ý thì sẽ phải dùng đến tục lệ này. Cô dâu chú rể sẽ nhờ họ hàng bí mật tổ chức lễ cưới cho mình mà giấu cả hai bên bố mẹ. Chàng trai và cô gái như đã hẹn trước, họ ngồi nói chuyện tâm sự thì bạn bè chàng trai bất ngờ xuất hiện và giúp chàng trai kéo cô gái về nhà mình. Nhà chàng trai phải mang gà ra làm lễ quét phép cô gái mới được vào trong nhà. Tục kéo vợ thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái ngay cả khi có bị cấm đoán bởi hai bên gia đình.

Tục thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sa Pa

Nếu đi du lịch Sao Pa vào những ngày cuối tuần thì bạn nên đi chợ tình một lần. Chợ tình đã thu hút rất nhiều khách du lịch với những món đồ thổ cẩm rất đẹp được bày bán. Hơn nữa vào những ngày này bạn sẽ được nghe tiếng khèn rất hay lay động lòng người của những chàng trai đã đến t.uổi cập kê dùng tiếng khèn của mình để tìm bạn gái.

Và đôi khi người dân Sa Pa cũng dùng tiếng khèn để giải trí sau những ngày làm việc vất vả. Tiếng khèn Sa Pa là một nét đẹp văn hóa của người H'mông và cần được trân trọng.

Tục bát canh rêu đá của người Thái

Rêu đá là một món ăn đặc sản của người Thái ở miền núi Tây Bắc, Việt Nam. Đối với người Thái đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm tiếp đãi khách quý cùng với măng chua, thịt gác bếp và cũng là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ của người dân ở đây. Thời điểm thường mọc của cây rêu đá là lúc chớm thu khoảng vào tháng ba âm lịch và chỉ được sử dụng chế biến món ăn trong vòng 2 đến 3 ngày vì rêu đá rất nhanh hỏng.

Những món ăn được chế biến từ rêu đá: Canh rêu đá đó là rêu đá sau khi dùng chày đ.ập nát và loại bỏ hết tạp chất sẽ cho vào nước luộc gà hoặc canh xương, khi ăn bạn sẽ thấy rất bùi và ngậy; rêu đá nướng hay nộm rêu đá... đều là những món rất ngon đậm đà tình thương nỗi nhớ.

Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó

Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó cũng diễn ra trong 3 ngày chính như trong ngày tết cổ truyền của cả nước:

Ngày đầu tiên: người nhiều t.uổi nhất trong nhà phải dựng một ngôi sàn nhỏ trên nương, bày một hòn đá ba chén rượu, ba đôi đũa, một quả trứng gà luộc,ba sợ chỉ trắng và một nắm cơm rồi khấn thần lúa sau đó một mình, để gặt một vài cụm lúa mới về cúng tổ tiên và trước khi về người gặt sẽ cắm một cái ta leo để cấm người lạ.

Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam - Hình 4

Ngày thứ 2: Không còn là một người đi gặt nữa mà là cả hai vợ chồng chủ nhà cùng ra đồng cắt lúa nhưng không được nói với nhau câu gì và mỗi người sẽ gặt đủ 15 bó lúa về để cúng.

Ngày thứ 3 thì cả nhà cùng nhau đi gặt nhưng cũng trong sự im lặng. Chỉ khi lúa gặt xong chủ nhà rút ta leo lên thì mọi người mới được nói chuyện thoải mái với nhau

Sau 3 ngày lễ chính chủ nhà sẽ làm cơm tiếp đãi mọi người để mời mọi người trong bản ăn cơm mới của gia đình. Lúc này lễ hội ăn cơm mới coi như là kết thúc.

Tín ngưỡng p.hồn t.hực quanh vùng Đền Hùng

Hàng năm xuân thu nhị kỳ các làng đều mở hội với mục đích là cầu mong mùa màng, con người, con của được sinh sôi nảy nở cho đông đàn dài lũ, ngô lúa đầy cót đầy bồ( hay còn gọi là P.hồn t.hực). Đó là mong ước lớn nhất của những người trồng lúa làm nông. Vật tượng trưng của sự sinh sôi nảy nở chính là nõ nường, là vật giống nam và nữ do vậy quanh đền Hùng có nhiều làng thờ sinh thực khí, biểu tượng chung nhất cho tín ngưỡng p.hồn t.hực.

Tục lệ uống rượu cần

Tục uống rượu cần có ở khắp các dân tộc trên cả nước nhưng có chủ yếu ở dân tộc Mường và Thái. Vào những ngày lễ hội rượu được để trong bình lớn cắm nhiều vòi nhỏ và dài. Mọi người ngồi theo vòng và lần lượt từng người uống một. Khi rượu trong bình lớn vơi đi sẽ được đổ thêm nước vào nên lúc đầu rượu có nồng độ cao hơn và càng về sau càng giảm dần.

Rượu cần là một thứ rượu ngọt và thơm nhưng lại không khiến người ta say mà lại nhớ. Nếu một lần được thưởng thức bạn sẽ không thể quên được hương vị của loại rượu này.

Tục trao vòng cầu hôn của người Ê đê

Trai gái Ê Đê đã yêu nhau, họ báo cho gia đình biết để sắp xếp lễ đính hôn. Gia đình bên gái nhờ ông đăm đai (ông cậu) sang nhà trai đặt vấn đề xin cưới, hẹn ngày gặp và chuẩn bị trao vòng (trôk kôông). Đến ngày hẹn, họ hàng nhà gái đến nhà trai làm lễ. Hai già làng có uy tín đại diện hai bên bàn bạc. Mỗi bên đại diện đặt trên chiếu một cái vòng bạc. Khi hoàn toàn đồng ý, họ cầm vòng lên trao cho đôi nam nữ. Chàng trai và cô gái yêu nhau mỗi người đeo một cái vòng ấy. Và sau là đến việc tổ chức lễ cưới.

Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam - Hình 5

Trường hợp chàng trai bội ước, không làm lễ cưới, thì anh ta phải trả cho cô gái một khoản phạt bằng hiện vật, và làm cho cô gái một lễ hiến sinh (một con lợn).

Tục ngủ thăm

Một tục lệ đã có hàng nghìn năm t.uổi của đồng bào các dân tộc thiểu số như Mường Lát, Thanh Hóa là ngủ thăm. Khi màn đêm buông, những chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh ở tư thế... chung chăn, chung gối với cô gái. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau 5-6 lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo, rượu cần sang hỏi cô gái làm vợ.

Để được qua ngủ thăm ở bên nhà gái, người con trai phải được gia đình nhà gái chấp thuận, nếu như nhà gái chê người con trai thì sẽ khuyên bảo con gái mình không được cưới. Nếu cô gái vẫn nhất quyết một mực đòi cưới, thì gia đình nhà gái vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận.

Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam - Hình 6

Phong tục bắt vợ, bắt chồng, ăn trộm lấy may và những điều độc đáo chỉ có ở các dân tộc Việt Nam - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
châu bùi bị đặt cameramẹ chồng midulisa comebackhằng du mụcbabymonster comeback# babymonstermộng khablackpinkchồng midulisarosétốt nghiệp thptthủy tiênquay lén