Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu?

Như Ý16:31 14/02/2022

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Tử Cấm Thành hay Cố Cung ở Trung Quốc là một trong những cung điện quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại hiện nay.

Diện tích tổng thể của Tử Cấm Thành là 720.000 m2 và tương truyền có 9.999 căn phòng. Vào năm 1407, vị vua thứ ba nhà Minh là Minh Thành Tổ Chu Đệ đã cho khởi công xây dựng Tử Cấm Thành. Hoàng cung đồ sộ này mất 14 năm mới hoàn thành và phải huy động hàng trăm ngàn lao động khắp cả nước. Độ nguy nga, tráng lệ và kiên cố của Cố Cung đến ngày nay vẫn còn được gìn giữ rất tốt và biến nó trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 1

Thế nhưng, nếu khách tham quan có dịp ghé vào thăm phòng ngủ Hoàng đế bên trong Tử Cấm Thành, tất cả mọi người sẽ phải ngỡ ngàng. Không hề rộng lớn, bề thế và dát vàng như trong các bộ phim, phòng ngủ của vua hầu hết đều bé, chỉ rộng khoảng 10m2 mà thôi. Để phù hợp với diện tích thì chiếc giường cũng rất nhỏ chứ không hề bao la. Theo thống kê, những chiếc giường trong Tử Cấm Thành có kích thước khoảng 2m chiều dọc và 95cm chiều ngang, tức tương đương với một chiếc giường đơn phổ biến ở thời hiện đại. Không chỉ vua mà các phi tần, hoàng tử, công chúa, người quyền cao chức trọng trong cung cũng đều ngủ trên chiếc giường nhỏ nhắn.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 2

Thực chất, không chỉ ở Tử Cấm Thành mới xây phòng ngủ Hoàng đế nhỏ đến vậy mà các chuyên gia lịch sử cho rằng từ trước đó, nơi nghỉ của vua đã được xây dựng kiểu như vậy. Trong các bộ phim cổ trang, chúng ta cũng có thể thấy giường ngủ của người đứng đầu đất nước thì cũng không đồ sộ, rộng lớn mà cũng chỉ nằm vừa người mà thôi.

Vậy tại sao là người có được cả thiên hạ, ở trong cung điện đi cả tháng trời cũng không hết, Hoàng đế lại phải ngủ trong căn phòng bé hơn cả dân thường? Theo các chuyên gia ở Tử Cấm Thành, lý do chủ yếu khiến phòng ngủ của Hoàng đế có kích thước nhỏ không hề quá cao siêu hay chứa thuyết âm mưu gì. Nguyên nhân thật ra rất đơn giản, đó là để giữ ấm.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 3

Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, tức từ 400 năm trước, nhiệt độ trung bình ở Bắc Kinh là âm 10 độ C vào mùa đông, lạnh hơn nhiều so với hiện tại sau khi trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu xảy ra. Vậy nên thời xưa, khi xây nhà cửa, làm sao thiết kế để giữ ấm tốt nhất là tiêu chí hàng đầu. Đặc biệt là với nhân vật như Hoàng đế đứng đầu thiên hạ thì việc giữ gìn long thể càng quan trọng.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 4

Bấy giờ, người xưa cho rằng căn phòng càng thấp, hẹp thì sẽ càng giữ ấm tốt. Kỳ thực, dẫu có được gọi là "Thiên tử" nhưng Hoàng đế cũng là người trần mắt thịt, cũng phải tuân theo quy luật tự nhiên của cuộc sống. Ngoài ra, không gian sống của Hoàng đế thật ra cũng không phải chỉ trong căn phòng ngủ nhỏ đó mà còn rất nhiều khu vực khác nữa xung quanh. Từng chi tiết từ mái nhà, tường và sàn đều được thiết kế đặc biệt để điều hòa nhiệt độ, chắn lạnh vào mùa đông và cản nhiệt vào mùa hè tối đa.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 5

Ước tính trong 600 năm qua, cung điện này đã phải trải qua hơn 200 trận động đất, bao gồm trận động đất Đường Sơn 1976 lịch sử 9,5 độ richter được coi là mạnh nhất trong thế kỷ 20, tương đương sức tàn phá của 2 tỷ tấn thuốc nổ TNT. Bên cạnh đó, nó còn phải trải qua biết bao thiên tai lớn nhỏ và chiến tranh biến động. Nhưng tất cả đều không thể xô đổ Tử Cấm Thành. Vậy điều gì đã khiến người Trung Quốc từ xưa xây dựng được một công trình kiên cố đến vậy?

Hầu hết mọi người đều cho rằng chắc hẳn sự vững chãi được xây dựng từ nền móng vô cùng vững chắc dưới đất. Nhưng thực tế câu trả lời không phải vậy. Thành trì giữ cho hoàng cung trở nên "bất tử", gần như không thể bị hủy hoại lại nằm ở phía trên, tức ở mái nhà.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 6

Theo các nhà nghiên cứu và kiến trúc sư, người Trung Quốc 600 năm trước đã sử dụng một loại hình cấu trúc hết sức thông minh gọi là đấu củng. Đây là kiểu cấu trúc được cấu tạo từ một bộ các khối gỗ và các tay xà ngắn được cắt gọt sao cho khi chồng lên chúng sẽ đan cài vào nhau để tạo thành một khối thống nhất. Nguyên lý của nó là kỹ thuật chồng rường. Đặc biệt, nó không cần đinh ốc hay keo để nối với nhau mà chỉ cần lắp đặt đúng khuôn là ăn khớp nhịp nhàng, tạo thành một hệ thống vững chắc, linh hoạt hơn nhiều bất kỳ chiếc đinh vít nào.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 7

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 8

Chính kết cấu tài tình này đã giữ vững mái nhà và khung nhà. Trong bộ phim tài liệu Bí mật Tử Cấm Thành (Secrets of China's Forbidden City) của đài BBC, các chuyên gia đã thực hiện một thí nghiệm cho kết quả đáng kinh ngạc về độ vững chắc của mái nhà đấu củng. Họ dựng một mô hình nhà có tỷ lệ 1:5 và dùng máy lắc động đất để đo độ bền của công trình sử dụng đấu củng.

Khi thử mở máy ở mức 9,0 độ richter, mô hình dường như không hề hấn gì. Nâng cường độ lên 9,5 độ richter, tương đương trận động đất mạnh nhất thế kỷ 20, mô hình rung lắc dữ dội nhưng vẫn đứng vững. Và cuối cùng, sức chịu đựng của nó lên tới 10,1 độ richter. Trong lịch sử nhân loại, chưa có bất kỳ trận động đất nào mạnh đến vậy từng được ghi nhận.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 9

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 10

Tuy nhiên, Tử Cấm Thành cũng không phải lần đầu tiên kiến trúc đấu củng được sử dụng. Nó đã xuất hiện từ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, cách đây tới 2.500 năm. Tại các nước Đông Á khác, phát minh này cũng được ưa chuộng. Đến tận ngày nay, những phát minh thú vị và bậc thầy của người xưa vẫn được áp dụng vào kiến trúc hiện đại.

Ngoài cấu trúc mái nhà, nhiều chi tiết nhỏ bên trong Tử Cấm Thành cũng càng thêm góp phần vào sự bất diệt của công trình. Ví dụ như các cột trụ trong cung không được chôn sâu dưới lòng đất mà được dựng trực tiếp trên các trụ đá. Trong trường hợp động đất, các cột trụ sẽ không bị gãy do tiếp xúc trực tiếp với đất mà chỉ bị dịch chuyển. Hay như bên dưới sàn nhà cũng có ít nhất 3 lớp gạch, tạo nên sự vững chãi bất bại cho công trình.

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 11

Phòng ngủ Hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ có 10m2, kém xa cả dân nghèo, lý do vì đâu? - Hình 12

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám ăn đồ thừa của vua, vì sao lại thế?

Như Ý15:02:14 17/02/2022
Đồ ăn thừa của vua được xử lý ra sao? Trong triều đại cổ đại của Trung Quốc, Hoàng đế là người ngồi ở vị trí cao nhất, không chỉ được thần dân tôn sùng mà còn được coi là con của Thượng đế, nhất mực lời nói của Vua đều là mệnh lệnh, nếu không tuân theo sẽ bị...

 1  |  0 Thảo luận  |  

Sàn gạch Tử Cấm Thành rạn nứt, hậu thế đào lên phát hiện bí ẩn rợn người của bậc Quân Vương

Như Ý11:54:25 24/01/2022
Truyền thuyết bí ẩn về sư tử đá trong Tử Cấm Thành Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều bí mật về cuộc sống của các bậc đế vương và hậu cung. Không những vậy, một số địa điểm trong hoàng cung tráng lệ này gắn liền với những điều kỳ bí, khó lý giải. Trong số này có việc bên...

 1  |  0 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành có 1 căn phòng quanh năm lạnh lẽo, hậu thế đào lên phát hiện điều ngỡ ngàng

Như Ý12:57:27 15/01/2022
Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, hiện nay là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Trung Quốc. Những người từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải ngạc nhiên trước sự uy nghiêm, hoành tráng của...

 1  |  0 Thảo luận  |  

Vua Khang Hy 1 đêm thị tẩm 9 phi tần, cuối đời nhận "quả báo" vì đời sống tình ái bê bối

Hà Hà06:38:15 02/11/2021
Không chỉ nổi tiếng là vị vua anh minh, sáng suốt và có công trị vì đất nước, Khang Hy còn là một hoàng đế phong lưu, đa tình và nhiều bê bối tình bậc nhất. Vua Khang Hy tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp, sinh năm 1654 và mất năm 1722, là một trong những vị...

 5  |  0 Thảo luận  |  

Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào?

Minh Lợi14:08:01 16/02/2024
Cổ nhân Trung Hoa xưa thường coi việc nhìn thấy máu là điềm báo xui xẻo. Vì vậy nếu chẳng may được sủng hạnh vào đúng ngày tới tháng , Thiên tử biết được chẳng những mất đi nhã hứng mà có thể còn chọc giận long nhan.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Thái giám sau khi tịnh thân phải ở nơi này 1 tháng mới cho ra ngoài!

Bảo Nam16:40:42 11/11/2024
Thái giám là công việc không được đánh giá cao nhưng lại có thể được nhiều ngân lượng và có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cái giá của việc trở thành thái giám chính là phải trải qua quá trình tịnh thân, mất khả năng nối dõi tông đường .

 1  |  0 Thảo luận  |  

Mộ Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến "ông tổ trộm mộ" bỏ nghề sau 1 lần ghé thăm?

Minh Lợi17:09:08 21/08/2024
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Hoàng đế Minh - Thanh dính "lời nguyền truyền kiếp": Đoản mệnh, vô sinh?

Minh Lợi17:03:53 27/06/2024
Không ít hoàng đế nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đoản mệnh, không có con cái hoặc có nhưng không sống tới tuổi trưởng thành. Dân gian cho rằng điều này xuất phát từ việc hoàng tộc nhà Minh vướng vào một lời nguyền bí ẩn.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Không ai dám cưới cung nữ dù trẻ đẹp, lý do đằng sau khiến ai cũng sốc!

Thảo Mai17:09:13 27/03/2024
Trong hoàng cung thời cổ đại của Trung Quốc, cung nữ (thị nữ hay a hoàn) là tầng lớp có số lượng áp đảo vì họ là những người đảm nhiệm các công việc tạp vụ, giặt giũ, bưng trà nước và lo việc ăn uống, sinh hoạt cho chủ nhân.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Vi phạm giao thông ngày xưa: Bị vua nghiêm trị, hoàng tử cũng khó thoát!

JLO16:36:37 26/02/2024
Các điều luật trong pháp luật phong kiến đều có sự phân định các hành vi khác nhau có nguy cơ gây nguy hại đến cộng đồng khi tham gia giao thông và kèm theo chế tài xử phạt tùy từng mức độ vi phạm.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái hậu tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, phải đi vay tiền và cái kết muối mặt

Keng19:05:18 13/01/2024
Năm xưa, khi liên quân 8 nước xông vào Tử Cấm Thành, tới Thái hậu hét ra lửa như Từ Hy cũng bị dọa tới run rẩy. Lão Phật gia vốn thích ăn vận đã không còn đoái hoài gì tới quy củ, vội vã mặc trang phục của thường dân, bí mật trốn khỏi kinh thành.

 6  |  1 Thảo luận  |  

Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?

JLO17:13:41 02/01/2024
Cùng làm việc cho hoàng đế Trung Quốc, thái giám trải qua quá trình tịnh thân nhưng thái y thì không. Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái như vậy?

 1  |  1 Thảo luận  |  

bố thuỳ tiênlý tử thấtkim tiểu longkỳ duyênrosécô bé tí honquang linh -