Minh Anh Tông - Hoàng đế chung tình bậc nhất lịch sử Trung Hoa
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nhiều người không khỏi tò mò tại sao phi tần thời xưa lại hay chấm đỏ lên khóe miệng. Theo đó, chấm đỏ này không chỉ là một cách làm đẹp mà còn là một bí mật liên quan đến chuyện phòng the.
Trong xã hội phong kiến thời xưa tại Trung Quốc, hoàng đế là người nắm quyền tối cao trong xã hội, vì vậy để có được sự sủng ái của hoàng đế, các phi tần trong hậu cung phải thường xuyên tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Trong bộ phim " Võ Mỵ Nương truyền kỳ", nữ chính do diễn viên Phạm Băng Băng thủ vai có cách trang điểm hết sức độc đáo, đó là vẽ 2 chấm đỏ ở khóe miệng. Thực chất, đây không chỉ là một cách làm đẹp của phụ nữ thời xưa mà còn liên quan đến chuyện sủng ái giữa hoàng đế với phi tần.
Kiểu trang điểm 2 chấm đỏ ở khóe miệng được gọi là "diện áp", khá phổ biến ở phụ nữ thời nhà Đường của Trung Quốc. Theo tìm hiểu, các bước trang điểm của phụ nữ thời nhà Đường thường có các bước sau: Thoa bột chì, bôi phấn, vẽ lông mày, vẽ hoa trên trán, vẽ chấm khóe miệng, vẽ hoa 2 thái dương và cuối cùng là tô son môi.
Thông thường, phụ nữ sẽ dùng chính son môi để chấm đỏ lên 2 khóe miệng. Hình dạng chấm này cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Trước thời thịnh Đường, đó chỉ là 2 chấm đỏ, tròn nhỏ giống như hạt đầu. Nhưng sau thời thịnh Đường, chấm lớn hơn và hình dáng cũng khác đi, có thể chấm hình đồng tiền xu hoặc chấm hình quả hạnh.
Thực tế, cách chấm đỏ ở 2 khóe miệng này là để mô phỏng, bắt chước 2 má lúm đồng tiền. Người xưa cho rằng phụ nữ có 2 má lúm đồng tiền trên má sẽ khiến khuôn mặt trở nên sinh động, duyên dáng, đáng yêu và xinh đẹp hơn rất nhiều. Chính vì thế, phụ nữ thời xưa thích trang điểm 2 chấm đỏ ở khóe miệng để bắt chước má lúm đồng tiền, giúp gương mặt thêm xinh xắn và quyến rũ hơn.
Thực chất, cách vẽ "diện áp" này bắt nguồn từ chốn hậu cung. Nó không chỉ là một cách làm đẹp mà còn là bí mật chốn phòng the, là ám hiệu tinh tế giữa hoàng đế với phi tần.
Ai cũng biết phụ nữ luôn có vài ngày "đến tháng". Trong những ngày này, phi tần tuyệt đối không được phép hầu hạ hoàng đế vì có thể ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, nếu không có thể bị coi là phạm tội khi quân, thậm chí có thể bị chém đầu. Tuy nhiên, tình huống nhạy cảm này cũng rất khó để nói ra. Chính vì vậy, các phi tần mới nghĩ ra một cách vô cùng tinh tế để thông báo cho hoàng đế về kỳ kinh nguyệt của mình.
Đó chính là lý do chấm đỏ trên 2 khóe miệng được tạo ra, nhằm khéo léo thông báo rằng mình đang đến kỳ kinh nguyệt và không thể hầu hạ hoàng đế. Khi phi tần nào "đến tháng", chỉ cần vẽ 2 chấm đỏ ở khóe miệng, nữ quan phụ trách việc xếp lịch "thị tẩm" sẽ tự khắc hiểu ra và không điểm tên phi tần đó trong danh sách cho hoàng đế chọn lựa nữa. Bằng cách này, phi tần sẽ không cần mở miệng mà vẫn có thể thông báo chuyện mình không thể gần gũi hoàng đế, vừa kín đáo lại không mạo phạm.
Sau này, cách vẽ 2 chấm đỏ trên khóe miệng cũng được lan truyền ra ngoài hậu cung, những người phụ nữ bình thường cũng thích trang điểm theo cách này, trở thành một trào lưu và biểu tượng của vẻ đẹp đương đại.
Ngoài việc vẽ 2 chấm đỏ trên khóe miệng để khéo léo từ chối chuyện "thị tẩm" với hoàng đế, một số phi tần thời xưa còn nghĩ ra nhiều cách khác. Ví dụ như ở thời Ngũ đại Thập quốc, các phi tần thường treo đèn lồng đỏ trước cung của mình hoặc đeo dây đỏ trên cổ tay để kín đáo thông báo về kỳ kinh nguyệt của mình nhằm tránh gần gũi với hoàng đế.
Trong khi đó, phi tần trong cung đời Đường khi "đến tháng" sẽ đeo một chiếc nhẫn vàng trên tay. Việc đeo nhẫn vàng này cũng gửi đi một thông điệp rằng không thể "sủng hạnh" và hầu hạ Hoàng đế. Khi nhìn chiếc nhẫn này, Hoàng đế cũng sẽ hiểu được nữ nhân đó đang trong kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, nếu phi tần này đang được Hoàng đế yêu mến thì sẽ được hỏi han sức khỏe và cho phép nghỉ ngơi đêm đó.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "phòng ngự y" được thiết kế đặc biệt để quản lý công việc của các phi tần trong hậu cung, nếu sắp đến kỳ kinh nguyệt của thê thiếp, thái giám sẽ được cử đến thông báo trước và sẽ hạ chiếu hiệu của thê thiếp để tránh Hoàng đế lựa chọn vào. Bởi "chuyện ấy" của Hoàng đế không phải là đơn giản, nếu để liên lụy cũng có rất nhiều vấn đề xảy ra.
Các phi tần dù có địa vị cao quý thế nào thì trong cung vẫn phải cẩn thận, sống thận trọng, để có được phúc khí của Hoàng đế, họ không chỉ phải cạnh tranh với các phi tần khác mà còn phải lấy lòng các thái giám, vì vậy mặc dù họ có thể hưởng vinh hoa phú quý, nhưng cuộc sống không dễ dàng.
Được thị tẩm và sủng ái là mong muốn để có thể ghi điểm trong mắt Hoàng đế. Cho nên, việc tránh gặp khi đến kỳ đèn đỏ cũng là nỗi buồn của nhiều nữ nhân nhất là những người đang nuôi hi vọng được sủng hạnh hay mang long thai.
Đám cưới Hoàng đế Trung Hoa: 1001 thủ tục rườm rà, muốn động phòng phải nhờ người làm giúp điều này Thảo Mai19:34:06 11/11/2023Đại hôn lễ của các Hoàng đế Trung Hoa xưa được tổ chức linh đình chẳng khác gì đại yến tiệc. Bên cạnh sơn hào hải vị và quan khách tham dự, thủ tục vu quy của hoàng cung còn khiến hậu thế ngỡ ngàng.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo