Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát

Uyển Đình16:46 08/01/2024

 4  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Tiểu thiếp đa phần xuất thân từ gia đình không có điều kiện, hoặc là nhà nghèo nhưng có chút nhan sắc, được hộ nhà giàu để ý và mua lại bằng t.iền; hoặc là nha hoàn bên cạnh chính thất.

Ngày nay, rất dễ để nhận thấy tục lấy vợ lẽ là tục trái với lối sống văn minh, làm cho phụ nữ mất tự do, mất bình đẳng. Gia đình có vợ cả, vợ hai, vợ ba... cũng chẳng thể sống yên ấm, hòa thuận. Nếu có thì cũng chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài mà cả người vợ cả và vợ lẽ đều phải nhẫn nhịn để tạo ra. Người chồng cũng chẳng hề sung sướng, trái lại còn luôn ở trong tình thế khó nghĩ, bênh vợ cả thì vợ lẽ oán, bênh vợ lẽ thì vợ cả giận. Thế nên trong nhà thường xảy ra lục đục, không khí cũng giảm bớt đi sự vui vẻ, sum vầy.

Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát - Hình 1

Dù có nhiều nhược điểm là thế, nhưng thời xưa, đàn ông lấy vợ lẽ là điều đương nhiên. Lấy vợ lẽ cũng không trái với thuần phong mỹ tục bởi một lý do gần như là duy nhất. Đó là vấn đề thừa tự. Người xưa quan niệm việc có con nối dõi tông đường là việc cực kỳ quan trọng. Thậm chí còn có suy nghĩ, nhà nào không có con trai là do nhà đó ăn ở thất đức.

Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát - Hình 2

Vì việc thừa tự được coi trọng hơn cả, nên nếu người vợ cả không thể có con, mà người chồng không chịu lấy vợ lẽ nghĩa là không nghĩ đến việc thừa tự. Người đàn ông đó bị quy vào tội bất hiếu. Ngoài ra một lý do thứ yếu khác, là bởi thời xưa có quá nhiều phụ nữ nghèo khó, vất vả. Cho những người phụ nữ ấy một thân phận làm lẽ cũng là giúp họ có chỗ nương tựa.

Trong tập tục đám cưới ở thời bấy giờ, khi người đàn ông lấy vợ, họ có thể nạp thêm "nha đầu bồi cưới" làm thiếp, tức vợ lẽ.

"Nha đầu bồi cưới" ở đây chính là nữ hầu kề cận của chính thất (người vợ được cưới hỏi đàng hoàng), cùng theo cô đến nhà chồng để tiếp tục nhiệm vụ chăm sóc. Song nếu thấy vừa ý và đủ tin tưởng, người đàn ông cũng có thể cưới luôn nha đầu này làm thiếp, đương nhiên là không thể có quy trình cưới hỏi như chính thất. Từ đó, "nha đầu bồi cưới" sẽ trở thành "nha đầu thông phòng", mặc dù trở thành thiếp người ta nhưng bản thân họ không thể thoát khỏi kiếp "nha đầu", địa vị vô cùng thấp bé.

Thời bấy giờ có câu nói: "Thà làm vợ người nghèo, còn hơn làm thiếp nhà giàu". Bởi lẽ thiếp thất là sự tồn tại thấp hèn, nhỏ bé.

Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát - Hình 3

Ở thời phong kiến Trung Quốc, chính thất lắm lúc còn chẳng có chút địa vị hay tiếng nói nào, chứ đừng nói phận làm thiếp. Nếu được chồng sủng ái, yêu chiều, thiếp thất xem như có thể sống dễ dàng hơn. Nhưng nếu không được người đàn ông bảo vệ, thì thiếp thất này thậm chí còn bị bắt làm việc nhà như người hầu, chứ đừng nói đến việc ngồi không uống trà như chính thất.

Tiểu thiếp đa phần xuất thân từ gia đình không có điều kiện, hoặc là nhà nghèo nhưng có chút nhan sắc, được hộ nhà giàu để ý và mua lại bằng t.iền; hoặc là nha hoàn bên cạnh chính thất.

Theo nhiều sử liệu và câu chuyện dân gian để lại, phận làm thiếp, ngoài việc có thể ăn uống ngon hơn người hầu một chút, thì cuộc sống khá đáng thương. Họ sống phải dè chừng chính thất, đương nhiên không có tiếng nói và địa vị trong nhà.

Tuy nhiên có một cơ hội giúp tiểu thiếp sống tốt hơn, đó chính là sinh được con trai nối dõi tông đường, tranh giành sự ưu tiên với chính thất. Song dẫu sinh được con cái cho nhà chồng, tiểu thiếp đa phần không được tiếp xúc quá nhiều với con vì người ta cho rằng họ có địa vị thấp kém, nhiệm vụ duy nhất chỉ là sinh con mà thôi.

Ở thời xưa, nhà giàu hoặc khi người vợ được cưới hỏi đàng hoàng không thể sinh con, việc nạp thiếp cho người đàn ông lúc này là rất cần thiết.

Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát - Hình 4

Dù tục lấy vợ lẽ khá phổ biến thời xưa, nhưng người xưa cũng khuyên răn trường hợp nào nên lấy vợ lẽ, trường hợp nào không nên. Người đàn ông phải lượng sức mình, nếu có thể làm chỗ dựa cả đời, có thể chăm sóc đủ đầy cho vợ lẽ và đàn con của vợ lẽ thì hãy nên lấy. Nếu rước người ta về làm lẽ mà để cho người ta sống khổ sống sở, đàn con nheo nhóc, ốm đau thì đừng. Người đàn ông nếu có đủ tự tin sẽ giữ được hòa khí gia đình, cân bằng được cả hai mối quan hệ với vợ cả và vợ lẽ thì lấy vợ lẽ chẳng vấn đề gì. Nhưng nếu là người chồng vô tâm, vô trách nhiệm, góp phần làm tăng sự xung khắc giữa vợ cả vợ lẽ, sinh ra tan cửa nát nhà thì tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện lấy vợ lẽ.

Khi lấy rồi thì cũng phải coi người ta là một người vợ khác của mình. Người xưa luôn dạy, đừng coi vợ lẽ là kẻ sai khiến của nhà mình, đừng để cho vợ lẽ đê tiện, mà cũng đừng để cho vợ cả mất lòng.

Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát - Hình 5

Ngoài sinh con nối dõi tông đường, thiếp thất còn có một tác dụng khác. Đó chính là trở thành món quà để mang tặng, hoặc thậm chí "lấy người đổi vật". Đây là điều bị đ.ánh giá vô nhân đạo, hạ thấp người phụ nữ trong tư tưởng thời bấy giờ.

Phụ nữ thời bấy giờ bị xem như món đồ trao tay, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, không hơn không kém.

Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát - Hình 6

Tiểu thư xuất thân nhà giàu, may ra còn được cha mẹ tận tình tìm kiếm đấng lang quân tốt hoặc ít nhất gia thế nhà chồng cũng không tầm thường, trở thành chính thất trong nhà. Con gái nhà nghèo thì chỉ có thể chờ đến t.uổi thì bị ép gả cho nhà phú hộ để gán nợ, trở thành tiểu thiếp sinh con cho người ta, hoặc lấy người đàn ông "môn đăng hộ đối" với gia cảnh của mình, sống đạm bạc qua ngày.

Đương nhiên cũng có rất nhiều trường hợp thiếu gia nhà giàu yêu thương chiều chuộng con gái nhà nghèo, tuy nhiên việc người này trở thành chính thất thì gần như không có, tốt lắm chỉ có thể làm thiếp nhưng sống an ổn hơn mà thôi.

Phận vợ lẽ thời xa xưa: Sinh con nối dõi còn có tác dụng khác, nghe mà chua chát - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Vợ chồng tôi tái mặt khi bị mẹ chồng xông vào phòng ngủ lật chăn lên

Tin tài trợ
Rõ ràng vợ chồng tôi không làm gì sai nhưng giây phút bị mẹ chồng lao vào phòng ngủ thì chúng tôi đã xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu.

Hòa Thân viết bài thơ chứa lời nguyền rủa trước khi mất, 100 năm sau ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu?

Minh Lợi16:48:51 28/10/2023
Giả thuyết Từ Hy Thái hậu là do Hòa Thân trùng sinh gây kinh ngạc, mọi nghi vấn xuất phát từ bài thơ mà đệ nhất tham quan này viết trước khi tự kết thúc cuộc đờitại phủ của mình.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Thiên Tân - siêu đô thị phương bắc Trung Quốc

Tin tài trợ
Thiên Tân là trung tâm sản xuất quan trọng nhất và là cảng biển hàng đầu tại miền bắc Trung Quốc, tiên phong trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Vì sao công chúa thời xưa kết hôn lại không sinh con?

Tin tài trợ
Công chúa là người có địa vị cao quý trong hoàng cung. Tuy nhiên sau khi cưới chồng, hầu như công chúa đều không thể sinh được con. Nguyên nhân khiến nhiều người khó hiểu.

Ảnh hiếm ghi lại lễ cưới thời nhà Thanh: Khuôn mặt của tân nương khiến dân tình không nói thành lời

Tin tài trợ
Kể từ sau khi chiếc máy ảnh của phương Tây du nhập vào Trung Quốc, những khoảnh khắc lịch sử về cuộc sống của người dân thời nhà Thanh bên trong Tử Cấm Thành đã được ghi lại chân thực nhất.

Cả nhà nóng mặt khi anh trai nói lý do không muốn lấy vợ

Tin tài trợ
Để bố mẹ bớt đau đầu vì anh tôi, tôi buộc phải dẫn dắt bạn gái đến nhà giới thiệu cho anh ấy. Tưởng mọi chuyện xong xuôi, nào ngờ nhận được câu nói phũ phàng từ anh trai.

Nhiều phi tần của Hoàng đế dù khỏe mạnh vẫn không thể sinh con, sự thật phía sau quá đau lòng

Hoàng Anh15:42:54 11/10/2022
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, các nữ nhân trong hậu cung đều là mẫu dĩ tử quý (phú quý của người mẹ dựa vào con cái) bởi nhiều người cho rằng việc phi tần không có con như đã mất đi chỗ dựa. Tuy nhiên, có rất nhiều phi tần không thể sinh con, đây là một điều...

 2  |  0 Thảo luận  |  

Giếng cổ chứa đầy châu báu trong Tử Cấm Thành

Tin tài trợ
Từ Hi Thái hậu được cho là đã sai người vứt nhiều châu báu xuống những chiếc giếng sâu trong Tử Cấm Thành trong lúc chạy loạn khỏi Cố Cung

Để cảm ơn mẹ đẻ đã giúp đỡ suốt 5 năm, tôi tổ chức sinh nhật hoành tráng cho bà, nhưng khi mẹ chồng biết được liền phát ngôn gây khó chịu

Tin tài trợ
Tôi và chồng đều xuất thân ở nông thôn, lên thành phố học đại học. Khi ra trường chúng tôi ở lại nơi này lập nghiệp. Khi kết hôn, bố mẹ hai bên giúp đỡ và hai đứa vay mượn thêm để mua một căn hộ. Kế hoạch ban đầu của vợ chồng tôi là chưa có con vội, ít...

Tham quan nuôi 36 tiểu thiếp, mỗi tháng ăn hết 2000 kg nhân sâm

Tin tài trợ
Tên tham quan nổi tiếng triều đại nhà Thanh, mỗi tháng hắn đều phải ăn hết khoảng hai ngàn cân nhân sâm, hơn nữa còn nắm trong tay 3 thứ bảo bối hiếm có
phanh nèhùng diduhằng du mụctiktoker phương anh# babymonsterminh đạthoa hậu siêu quốc gialisamiduchưa biết