Phan Huỳnh Điểu: "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt" dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người

Hoa Tuyết16:59 02/12/2023

 4  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Phan Huỳnh Điểu là một tên tuổi lớn trong làng nhạc Việt Nam, được yêu thích qua các bài hát về quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Ông cũng là một trong những người làm cho nhạc đỏ trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh năm 1924 tại Đà Nẵng, là cái tên đình đám được người người biết đến; suốt hơn nửa thế kỷ qua ông đã ghi khắc trong tâm khảm nhiều thế hệ công chúng ấn tượng sâu đậm bởi rất nhiều ca khúc nổi tiếng, sống mãi với thời gian.

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 1

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được mệnh danh là con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam - trong hơn 75 năm hoạt động âm nhạc, ông để lại hơn 100 tác phẩm, và rất nhiều trong đó là những ca khúc nổi tiếng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng.

Âm nhạc của ông vang vọng nhiều thập kỷ với những giai âm hào sảng, luôn chứa đựng một tinh thần lạc quan, tươi đẹp hay những bản tình ca ngọt ngào sâu lắng và cả những ca khúc thiếu nhi bất hủ. Với những đóng góp to lớn trong nền âm nhạc nước nhà, năm 2000, nhạc sĩ đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Một số ca khúc của ông đã trở nên quá quen thuộc với người yêu âm nhạc, có thể kể đến như: "Đoàn vệ quốc quân", "Những ánh sao đêm", "Tình trong lá thiếp", "Thật là khó nói", "Hành khúc ngày và đêm", "Cuộc đời vẫn đẹp sao", "Sợi nhớ sợi thương", "Anh ở đầu sông em cuối sông", "Ở hai đầu nỗi nhớ", "Đêm nay anh ở đâu?",...

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 2

Được ví là "cánh chim đầu đàn" của nền âm nhạc nước nhà thế kỷ 20. Phan Huỳnh Điểu từng cho biết, từ tác phẩm mở đầu sự nghiệp sáng tác là bài "Trầu Cau" (1945) trở về sau, ca khúc của ông chủ yếu vẫn là những bản tình ca về đôi lứa, về quê hương đất nước. Và hầu như chưa có bài nào nam nhạc sĩ viết ra trong tâm trạng buồn nản hay thất vọng.

"Tôi chỉ sáng tác nhạc khi trong lòng thấy vui vẻ, lạc quan vì muốn truyền điều đó đến cho người nghe. Trong đầu tôi không bao giờ ngừng vang lên giai điệu, trong tim không bao giờ ngừng yêu. Giờ cao tuổi, mình không có người yêu nữa thì mình yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên...", ông nói.

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 3

Nhiều người có thể không thuộc hết nhưng có lẽ đều biết và yêu thích những bài hát trên. Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có nhiều điểm độc đáo, đặc biệt. Ngoại trừ bài "Đoàn vệ quốc quân" sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 và một bài sáng tác thời kỳ chống Mỹ với bút danh Huy Quang mang tên "Ra tiền tuyến" thì hầu như ông chỉ viết tình ca (bài hát nói đến tình yêu đôi lứa).

Đặc điểm nổi bật ở những bài tình ca của nhạc sĩ gốc Quảng Nam là luôn gắn tình yêu nam nữ với bối cảnh xã hội, hoàn cảnh đất nước nhưng ca khúc có giai điệu rất mềm mại, lãng mạn chứ không một chút lên gân, khô cứng như một số tác phẩm khác.

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 4

Là người đi qua cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc, lại từng trở thành người lính trong những năm 40 mưa bom bão đạn, chứng kiến tinh thần yêu nước, sự hy sinh anh dũng của đồng đội, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã viết nên những bài hát đi vào lòng nhiều thế hệ người yêu âm nhạc.

Nhạc sĩ đùa, bản thân thuộc dạng "điếc không sợ súng" bởi dám sáng tác nhạc từ lúc chưa được học hành bài bản mà chủ yếu dựa vào cảm xúc trong đời sống, văn học, thi ca.

Nhiều bản tình ca của ông ngời lên niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai tươi sáng của số phận con người, đất nước như: Những ánh sao đêm, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Thuyền và biển (phổ thơ Xuân Quỳnh), Hát về thành phố quê hương... Trong đó, bài hát Cuộc đời vẫn đẹp sao ra đời từ thập niên 1970 trong một lần ông nằm chữa bệnh khi ở chiến trường về.

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 5

"Lúc đó, tôi chỉ còn da bọc xương, nhưng nhờ sự quan tâm chăm sóc của một nữ y tá, tôi ngày càng khỏe ra. Tình cờ đọc bài thơ của Dương Hương Ly tôi có nguồn cảm hứng sáng tác Cuộc đời vẫn đẹp sao. Người đầu tiên hát ca khúc này là nghệ sĩ Quốc Hương. Ông cũng đang nằm viện, có bài hát mới tôi đưa, ông hát vang lên khiến cả viện đều rộn ràng", Phan Huỳnh Điểu kể.

Dẫu có viết về bất cứ đề tài nào ông cũng viết dưới dạng những bản tình ca và đều có đời sống bền vững trong trái tim nhiều thế hệ công chúng ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Bằng chứng là trong các chương trình biểu diễn, nhiều ca sĩ trẻ đều bày tỏ sự yêu thích với dòng nhạc nhẹ, đồng thời hát nhiều ca khúc của Phan Huỳnh Điểu.

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 6

Ông cũng chính là một trong những nhạc sĩ đã làm cho "nhạc đỏ" trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn bất cứ thứ nhạc nào khác. Nếu ai có chút kiến thức về âm nhạc sẽ thấy ông hầu như chỉ viết bài hát ở điệu thức thứ (mineur) và đa số chỉ dành cho đơn ca.

Ngay cả hai bài "Hành khúc ngày và đêm" và "Cuộc đời vẫn đẹp sao" tuy ít nhiều mang tính chất hành khúc nhưng vẫn lộ rõ màu sắc đơn ca hơn là hát tập thể. Một điểm dễ nhận thấy ở người nhạc sĩ xứ Quảng này là rất sở trường với việc phổ thơ. Phần lớn ca khúc của ông đều phổ thơ của người khác. Ông là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều và thành công nhất, là bậc thầy trong lĩnh vực này.

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 7

Năm 1946, Phan Huỳnh Điểu tham gia vào phong trào toàn quốc kháng chiến. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và mới bắt đầu được học hành về âm nhạc. Từ năm 1957, ông trở thành Ủy viên thường vụ Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Năm 1988, ông được trao Huân chương Độc lập hạng 3.

Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ liên tục cho ra đời những ca khúc, nhất là những bài hát phổ thơ được nhiều thế hệ thuộc lòng như: Quê tôi miền Nam (1954), Tình trong lá thiếp (1955), Những ánh sao đêm (1962), Bóng cây Kơ Nia (1971), Cuộc đời vẫn đẹp sao (1971), Hành khúc ngày và đêm (1972), Anh ở đầu sông em cuối sông (1978), Thuyền và biển (1981)... Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải t.hưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

Phan Huỳnh Điểu là nhạc sĩ ở thế hệ cây đa, cây đề nhưng vẫn có nhiều công chúng trẻ tuổi ái mộ. Hưởng thọ 91 tuổi (sinh năm 1924 tại Quảng Nam), nhưng khi thời điểm bước vào tuổi 80, ông vẫn cho ra đời nhiều tình ca hay, vẫn rất "ăng vô" với công chúng.

Phan Huỳnh Điểu: Con chim vàng của nền âm nhạc Việt dành cả đời để viết tình ca đi vào lòng người - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
nhật kim anh mang thai- quang linh vlogbà phương hằngmiss charmnguyễn sindiễn viên phương lanbà hằngquảng hưngjackphần đấtbích tuyềnphạm văn đôngroséfanphương hằng