NSND Lê Dung: "Người đàn bà hát" duy nhất xứng đáng với danh xưng Diva theo lời Mỹ Linh nói
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nhạc sĩ Phạm Tuyên được biết đến là một nhạc sĩ tài năng. Khi nhắc đến ông, tất yếu người ta sẽ nhớ đến danh xưng "người chép sử bằng âm nhạc", bởi hầu hết sáng tác của ông đều ra đời đúng vào thời điểm lịch sử của đất nước.
Những bài hát của ông cũng được xem là loại vũ khí tinh thần sắc bén - cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. " Như có Bác trong ngày đại thắng" là ca khúc tiêu biểu nhất - thường được phát trong những ngày kỷ niệm lịch sử của đất nước.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12/1/1930 tại Hà Nội, quê gốc ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình khá đặc biệt, có cha là học giả Phạm Quỳnh từng làm quan Thượng thư triều đình nhà Nguyễn.
Cũng chính vì điều này, nên nhạc sĩ Phạm Tuyên được bao bọc trong bầu không khí "danh gia vọng tộc" từ khi mới lọt lòng. Cho đến khi lịch sử dân tộc có những bước ngoặt, cuộc đời ông mới bắt đầu nếm trải những biến cố, thăng trầm.
Nghe lời khuyên của Bác Hồ khi cha ông mất: "Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng", ông một lòng tin theo Đảng và sớm trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới bước vào tuổi đôi mươi.
Trong chương trình đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam mang tên Quê hương mùa đoàn tụ, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã chia sẻ cảm xúc về bài hát Cánh én tuổi thơ như sau: " Từ câu ngạn ngữ Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân tôi đã phát triển thành bài hát với thông điệp rằng: Cuộc đời là những dòng chảy bất tận, ở đó người ta không thể sống nếu tách mình ra khỏi vòng tay của cộng đồng".
Có thể nói, quan điểm sống và hoạt động nghệ thuật của Phạm Tuyên đều giống nhau. Ông viết và sáng tác bất cứ tác phẩm nào cũng là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Sự nhạy cảm với thời cuộc đã giúp ông sáng tác được những bài hát ghi lại những sự kiện quan trọng của đất nước - không khô khan mà đậm đà cảm xúc âm nhạc.
Ông nhiều lần chia sẻ rằng, việc ông được làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, môi trường báo chí với ngồn ngộn thông tin mỗi ngày đã thôi thúc ông cầm bút sáng tác. Nếu như nhà báo đưa tin bằng những bài viết thì ông "đưa tin" theo cách riêng, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người, đó là bằng âm nhạc.
Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha từng nhận xét về người nhạc sĩ tài hoa này: "Nhạc sĩ Phạm Tuyên là người luôn trân trọng, yêu mến cuộc sống, một niềm tin yêu giúp ông luôn có những cảm xúc chân thành, sáng trong để bình thản sống và hoạt động nghệ thuật giữa những khó khăn đời thường. Ông là người có lòng yêu nước sâu nặng, đồng thời rất nhạy bén với thời cuộc. Ông chính là nhạc sĩ của nhân dân".
" Cuộc đời ông là một pho tiểu thuyết bề bộn với nhiều cung bậc. Có thể tóm tắt bằng hai câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật: "Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay". Cái khả năng không phải ai cũng có được của nhạc sĩ Phạm Tuyên là biến nỗi đắng trong cõi lòng mình thành sắc hoa vàng cho người đời chiêm ngưỡng" - Đó là những lời của nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về Phạm Tuyên.
Suốt cuộc đời sáng tác, Phạm Tuyên từng làm qua nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng ban Biên tập âm nhạc, Trưởng đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam; Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam; Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2015 và là Chủ tịch danh dự từ năm 2016 đến nay. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam (từ năm 1963 đến năm 1983).
Giới chuyên môn từng nhận xét: "Nếu Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao là cái mốc của thời kỳ giành chính quyền cách mạng (năm 1945), Chiến thắng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận là "cái kết" chấm dứt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954), thì ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng của nhạc sĩ Phạm Tuyên là mốc son trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại giành độc lập, thống nhất non sông (năm 1975)".
Được biết, bài hát vang lên đầu tiên vào đầu giờ chiều ngày 30/4/1975 qua hệ thống phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi ca từ vút lên cũng là lúc Việt Nam tuyên bố chính thức giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trước toàn thế giới.
Có thể nói bài hát đã đánh dấu một chặng đường mới trong lịch sử dân tộc, mở toang cánh cửa hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ như ca từ khẳng định "chắc nịch": "Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông/ Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công".
Ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt trong mỗi dịp đất nước mừng ngày thống nhất (30/4); mà trong bất cứ sự kiện đón niềm vui chiến thắng nào, kể cả trong lĩnh vực thể thao, điệp khúc "Việt Nam - Hồ Chí Minh" cùng lá cờ đỏ sao vàng và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lại xuất hiện trên khắp dải đất hình chữ S, trở thành "thương hiệu ăn mừng" của người Việt Nam.
Bài hát này cũng đã đem đến cho nhạc sĩ Phạm Tuyên Huân chương Lao động hạng Ba - một điều "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Từ sau năm 1975, ông cũng có những ca khúc được nhiều người biết đến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào (thơ Bùi Văn Dung), Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (thơ Lệ Bình)...
Ông cũng sáng tác nhiều bài hát cho lớp trẻ, cho thế hệ thiếu nhi như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau dưới trời Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ...
Bên cạnh sáng tác nhạc, ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài Phát thanh và Truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm. Ngoài ra ông cũng là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát Hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc,...
Nhân kỷ niệm 77 năm ngày sinh của Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức chương trình ca nhạc "Những cung bậc thời gian" nhằm tôn vinh những tác phẩm âm nhạc của ông.
Ông đã lần lượt được Đảng, Nhà nước trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 2001) cho 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng; Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 4 (năm 2012) về Văn học nghệ thuật dành cho 5 tác phẩm: Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.
Cùng với hai giải thưởng cao quý trên, Phạm Tuyên còn là nhạc sĩ đầu tiên được trao tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" (năm 2011) và sau ông, tính đến nay danh hiệu này mới chỉ xướng tên 3 nhạc sĩ khác là Hoàng Vân (năm 2012), Phú Quang (năm 2014) và Lê Mây (năm 2019).
Có thể nói, với cuộc đời tràn đầy năng lượng và niềm tin với Bác Hồ kính yêu, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã trở thành một trong số ít những người chép sử bằng âm nhạc thành công nhất ở nước ta.
Với một "kho tàng" tác phẩm đồ sộ mang nhiều giá trị, tên tuổi của ông chắc chắn sẽ còn vang mãi, ngân mãi đến thế hệ mai sau. Phạm Tuyên - một người nhạc sĩ đã dành cả cuộc đời mình để sáng tác ra những tác phẩm bất hủ, nhắc nhở, giáo dục con cháu về truyền thống yêu nước và lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
NSUT Minh Thu: 25 năm chặng đường "đứng im hát", khuyên phụ nữ đừng nên làm mẹ đơn thân Nhật Hân14:56:53 05/11/2023Nhắc đến Minh Thu, khán giả yêu nhạc nhớ đến giọng hát của những nhạc phẩm mang thương hiệu Phó Đức Phương, Phú Quang. Chị cho biết, không khỏi bồi hồi khi đã đi được 25 năm chặng đường này.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo