Phạm Duy: "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao

An Tư17:27 30/07/2023

 2  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Phạm Duy được biết đến là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ và là nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng bật nhất của Việt Nam. Ông cũng được xưng tụng là người có công lớn nhất trong việc xây dựng và định hình cho Tân nhạc Việt (thời kỳ thập niên 1940 trở về sau).

Ông để lại cho đời một khối lượng sáng tác đồ sộ, đa dạng về thể loại, trong đó có nhiều bài hát đã trở nên quen thuộc trong tâm trí người Việt. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, Thuyền Viễn Xứ, Bao Giờ Biết Tương Tư... Và đặc biệt là bài Mùa Thu C.hết - bài hát ông viết tặng cho con dâu cũ - Ca sĩ Julie Quang.

Phạm Duy: cây đại thụ của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao - Hình 1

Nhìn chung, ông chủ yếu viết về thể loại tình ca - tình yêu quê hương, tình yêu con người và đặc biệt là tình yêu đất nước. Nhiều người đ.ánh giá, nhạc của ông là sự kết hợp giữa những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam và những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương.

Sự kết hợp này, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng được xem là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt.

Phạm Duy tên đầy đủ là Phạm Duy Cẩn, ông sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921, quê ở Phố Hàng Cót, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình tri thức, cha là nhà văn xã hội Phạm Duy Tốn, anh cả là giáo sư/ thạc sĩ chuyên ngành Pháp văn - Phạm Duy Khiêm.

Phạm Duy: cây đại thụ của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao - Hình 2

Được biết, ngay từ khi còn nhỏ, ông là một cậu bé lanh lợi, tính tình hiếu động và yêu âm nhạc. Dù nhỏ t.uổi nhưng ông đã biết chơi guitar và mandolin, bên cạnh đó ông còn có cơ hội tiếp thu các bài ca Huế và tiếp cận với nền văn học Pháp qua người cha của mình.

Năm 1936, ông vào học tại trường trọng điểm - Thăng Long. Một số nhân vật lỗi lạc đã từng dạy ở đây, có thể kể đến như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến... Trong suốt một năm học tại trường, ông đã tiếp thu được nhiều cái hay cái đẹp liên quan đến nền văn chương Pháp.

Năm 1940, ông theo học hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Thế nhưng sau một thời gian theo học, ông nhận ra bản thân không phù hợp với hội họa nên cũng quyết định bỏ học từ đây.

Phạm Duy: cây đại thụ của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao - Hình 3

Để mưu sinh, ông trải qua rất nhiều công việc khác nhau từ phụ gánh xiếc, thợ sửa radio, cho đến chăm sóc trang trại... ở nhiều tỉnh thành. Có lẽ cũng chính những khó khăn này đã giúp cho ông có được nhiều trải nghiệm, từ đó có thêm nhiều nguồn cảm hứng cho âm nhạc của mình.

Khoảng năm 1935 - 1940, ông dần nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình. Từ đó, ông tự tìm tòi học nhạc cổ điển, dần dần bắt đầu tập sáng tác - mà không qua bất kỳ trường lớp đào tạo âm nhạc nào.

Năm 1941, ông chính thức trở thành ca sĩ hát tân nhạc ở gánh hát Đức Huy - Charlot Miều. Đây là cơ hội giúp ông làm quen với nhiều tên t.uổi lớn như Lưu Trọng Lư, Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông,... Đặc biệt là người bạn thân thiết nhất trong cuộc đời - nhạc sĩ Văn Cao.

Phạm Duy sở hữu một chất giọng truyền cảm đầy nội lực, và đậm chất Việt, vì thế tên t.uổi của ông nhanh chóng được khán giả trong và ngoài nước biết đến.

Phạm Duy: cây đại thụ của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao - Hình 4

Năm 1942, ông cho ra đời tác phẩm đầu tay mang tên "Cô hái mơ", phổ từ thơ Nguyễn Bính. Cuối thập niên 1940, thời điểm tham gia khán ᴄhιến, ông đã viết nhiều bài cổ vũ tinh thần yêu nước và hăng say lao động, tiêu biểu là Nương Chiều, Nhớ Người Ra Đi, Nhớ Người Thương Binh, Gánh Lúa, Quê Nghèo, Bà Mẹ Gio Linh...

Từ đầu thập niên 1950 nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu sáng tác mạnh mẽ, đặc biệt là khi vào đến Sài Gòn năm 1952, tiêu biểu nhất của thời kỳ này là Tình Ca, Tình Hoài Hương, Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê, Vợ Chồng Quê, Thuyền Viễn Xứ, Ngày Trở Về, Người Về...

Năm 1953, ông qua Pháp tham gia khóa học âm nhạc suốt hai năm. Sau đó ông về Việt Nam và tiếp tục sự nghiệp âm nhạc của mình ở miền Nam. Thời gian này ông cũng tham gia viết nhạc kịch, viết nhạc cho phim...

Năm 1965, ông tham gia phong trào Du ca với một số tên t.uổi có tiếng như Nguyễn Đức Quang, Giang Châu, Ngô Mạnh Thu,... Năm 1966, ông được đài Channel 13 mời tham gia chương trình dân ca của Pete Seeger ở Hoa Kỳ.

Ngoài nhạc quê hương, tình tự dân tộc và nhạc tình ca đã nhắc đến, nhạc sĩ Phạm Duy còn sáng tác nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, nhạc trường ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca... Về thể loại nhạc vàng đại chúng, ông cũng góp mặt với các bài nổi tiếng là Ngày Em Hai Mươi T.uổi, Anh Hỡi Anh Cứ Về...

Phạm Duy: cây đại thụ của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao - Hình 5

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, điển hình là phổ thơ Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư, Minh Đức Hoài Trinh. Ngoài ra, Phạm Duy cũng là một trong những người đầu tiên viết lời Việt cho nhạc ngoại, từ thời kỳ thập niên 1940 ông đã viết lời cho nhạc cổ điển, đến thập niên 1960-1970 thì viết lời cho nhiều bài nhạc Mỹ đương đại.

Ngoài sáng tác và biểu diễn, nhạc sĩ Phạm Duy còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký và chia làm 4 cuốn. Tác phẩm này cũng được đ.ánh giá cao về giá trị văn học lẫn tư liệu lịch sử.

Phạm Duy: cây đại thụ của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao - Hình 6

Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam. Tháng 1 năm 2013, ông qua đời. Sự ra đi của ông khiến nhiều khán giả cũng như giới văn nghệ sĩ không khỏi đau thương.

Nhạc sĩ Duy Cường - con trai nhạc sĩ Phạm Duy từng chia sẻ với công chúng: "Ba tôi lúc nào cũng lạc quan. Ông bảo mình đã sống một cuộc đời đầy đủ, trọn vẹn và rất mãn nguyện. Ông còn dặn dò phải chôn ông gần mẹ tôi. Điều đó tôi sẽ thực hiện được...".

Phạm Duy: cây đại thụ của nền âm nhạc Việt, người bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Ca sĩ Duy Khánh: xuất thân danh gia vọng tộc, được xưng tụng là một trong "tứ trụ nhạc vàng"

Đình Thi16:37:18 24/07/2023
Duy Khánh được biết đến là nam ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng bật nhất trong thời điểm trước năm 1975. Ông được người đời xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng cùng với Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam, người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng

An Tư16:29:43 20/07/2023
Công Thị Nghĩa (hay Thu Trang) được biết đến là hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam. Danh hiệu Hoa hậu đã xô đẩy bà đến với những sóng gió lớn của cuộc đời. Thế nhưng bà đã kiên cường vượt qua, từ đó xây dựng cuộc sống mới đầy kiêu hãnh nơi trời Tây.

 5  |  0 Thảo luận  |  

Văn Cao: người nghệ sĩ tài hoa, xuất chúng, tác giả bài hát Tiến quân ca - "bản hùng ca bất tử"

Khánh Tự20:05:45 19/07/2023
Văn Cao được biết đến là tác giả của ca khúc Tiến quân ca - quốc ca chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời ông cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt.

 3  |  0 Thảo luận  |  

Yến Xuân nhắc về cuộc hôn nhân dang dở với ca sĩ Duy Quang

Tin tài trợ
Ca sĩ Yến Xuân có dịp trải lòng về hành trình theo đuổi nghệ thuật cũng như tiết lộ cuộc hôn nhân dang dở với ca sĩ Duy Quang trong Đời nghệ sĩ.

Chuyện tình lặng lẽ mà ấm áp của nhà báo chuyên chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tin tài trợ
Chuyện tình của tôi với bà ấy ấn tượng nhất là đám cưới giản dị giữa thời chiến, cô dâu vẫn mặc áo trắng, quần sa tanh đi dạy học hàng ngày, chú rể diện bộ quân phục cũ

Nhạc sĩ Đài Phương Trang sống một mình với âm nhạc ở t.uổi 82

Tin tài trợ
 Nhạc sĩ Đài Phương Trang tiết lộ hai vợ chồng ông có 3 người con. Cách đây 4 năm, vợ ông qua đời.  Căn nhà của hai vợ chồng, ông để lại cho con trai ở, còn ông tạo dựng một căn nhà khác cũng gần đó và sống một mình

Biển Đà Nẵng chật như nêm trong ngày nóng 40 độ C

Tin tài trợ
Trong đợt nắng nóng đầu tháng 7 lên đến gần 40 độ C, hàng nghìn người dân, du khách đổ xuống các bãi tắm ở biển Đà Nẵng giải nhiệt và thư giãn

Toàn cảnh Chiến trường Điện Biên Phủ từ trên cao sau 68 năm giải phóng

Tin tài trợ
68 năm sau ngày giải phóng, Chiến trường Điện Biên Phủ như khoác trên mình tấm áo mới. Mỗi dịp tháng 5 về, tấm áo ấy lại rực rỡ sắc màu
mẹ chồng miduhằng du mụclouis phạmmộng khachâu bùiblackpinkchồng miduphạm như phươnglisarosétốt nghiệp thptthủy tiênquay lén