Những 'bóng hồng' của Thế chiến II: 'The Six Triple Eight' lộ sự thật sốc!
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Có lẽ mỗi chúng ta đều nhớ về quãng thời gian của 5 năm trước khi đang yên đang lành thì PGS.TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) đưa ra đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ khiến dư luận không khỏi hoang mang, gây xôn xao tranh cãi suốt một thời gian dài.
Cụ thể, sau khi cải cách " Giáo dục" sẽ được viết mới thành "Záo zụk", " tiếng Việt" thành "tiếq Việt",... Nhìn lại 5 năm sau khi bị chỉ trích khắp mạng xã hội, cuộc sống hiện tại của PGS.TS "cải tiến chữ Quốc ngữ" khiến nhiều người tò mò.
Không muốn phiền con cháu, lựa chọn vào viện dưỡng lão
PGS.TS Bùi Hiền và vợ có 5 người con, đủ nếp đủ tẻ. Hiện tại, vợ ông đã chuyển sang Ba Lan sinh sống cùng con gái để giúp con trông nom nhà cửa và chăm sóc cháu ngoại. Còn ông vì không muốn sống ở nước ngoài cũng như phiền con cái mà lựa chọn sống một mình. Trước đây, ông sống trong một căn hộ ở khu tập thể cũ quận Thanh Xuân (Hà Nội). Tuy nhiên, hiện tại PGS.TS Bùi Hiền đã chuyển vào sống ở viện dưỡng lão vì không muốn làm phiền đến con cháu.
Báo VietNamNet đăng tải, nguyên nhân là bởi ông cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Cách đây vài năm, trong một lần vội đi làm, ông bước hụt chân ở cầu thang dẫn tới bong gân và phải chống gậy mới có thể đi lại suốt thời gian dài. Thời điểm đó ở một mình ông gặp rất nhiều khó khăn. Thấy vậy, người cháu nội đã cùng vợ chuyển qua sống cùng ông để tiện chăm sóc. Tuy nhiên, vì khoảng cách thế hệ nên hai ông cháu có nhiều điểm khó mà hòa hợp được.
Cụ thể là thời gian sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ. Vì là người già nên ông Hiền thường dậy sớm tập thể dục. Còn các cháu vẫn trẻ, lại thường thức khuya làm việc nên không thể dậy sớm được. Cũng vì lệch thời gian sinh hoạt nên dù ở chung nhà hai vợ chồng cháu trai và ông Hiền cũng không ăn uống chung. Sở thích về đồ ăn của hai ông cháu cũng có sự khác biệt. Vì đã lớn tuổi, răng yếu nên ông Hiền thường chỉ ăn các món mềm, thanh đạm. Còn các cháu vẫn trẻ tuổi nên thích ăn các món chiên rán, lẩu nướng,...
Chia sẻ với Báo Gia đình Mới, PGS.TS Bùi Hiền cho hay: "Nói là ở chung nhà nhưng ông cháu lại ăn riêng, ít có thời gian nói chuyện cùng nhau. Có nhiều lúc tôi cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình." Chính vì vậy, ông Hiền quyết định vào viện dưỡng lão ở vừa có nhiều người bạn cùng tuổi, vừa có sự chăm sóc của các điều dưỡng.
Vẫn miệt mài cải cách chữ dù gặp nhiều thị phi
Bẵng đi 5 năm, tới hiện tại cuộc sống của PGS.TS Bùi Hiền đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ông vẫn miệt mài với công trình nghiên cứu tâm huyết hơn 40 năm của mình.
Được biết, PGS.TS Bùi Hiền thuê một căn phòng rộng khoảng 15m2 tại viện dưỡng lão với giá 12 triệu đồng/1 tháng bằng tiền lương hưu và sự hỗ trợ của con cháu. Hằng ngày, ngoài thời gian viết sách, nghiên cứu về ngôn ngữ ông Hiền còn lên mạng trò chuyện với người thân, bạn bè. Đồng thời ông cũng dành khoảng 1 tiếng mỗi ngày để đi dạo và thể dục quanh khuôn viên viện dưỡng lão.
"Khi đến viện dưỡng lão, tôi được chuyển hết đồ dùng cá nhân, máy tính, tài liệu nghiên cứu đến đây, gần như tôi chuyển góc làm việc của mình đến nơi ở mới, mọi thứ thân quen nên tôi thấy rất thân thuộc, không bị tâm lý xa lạ. Điều kiện ăn ở tốt khiến tôi cảm thấy như trở về nhà mình chứ không phải chuyển đến chỗ ở mới", PGS.TS Bùi Hiền tâm sự.
Đến nay, ông Hiền đã sống trong viện dưỡng lão được gần nửa năm và cảm thấy rất yêu thích cuộc sống ở đây. Bởi ngoài không gian yên tĩnh, trong lành ông còn được tiếp xúc với những người bạn già cùng lứa tuổi, có người chăm sóc, lo cơm ăn 4 bữa.
"Vì được chăm sóc chu đáo, không phải làm mấy việc lặt vặt như khi ở nhà nên bây giờ tôi có nhiều thời gian để làm việc, để nghiên cứu ngôn ngữ và thấy vui vẻ hơn rất nhiều", ông Hiền bày tỏ.
Trước đó, vào tháng 7/2017, PGS.TS Bùi Hiền công bố công trình khoa học cải tiến chữ Quốc ngữ tại một hội thảo khoa học về ngôn ngữ tại Bình Định. Theo ông Bùi Hiền, bảng chữ cái hiện hành có 3 hạn chế lớn. Đầu tiên là 2-3 chữ cái cùng biểu đạt một âm vị. Điểm hạn chế thứ hai là cùng một chữ cái nhưng biểu đạt nhiều âm vị. Cuối cùng là một số âm vị phụ âm đứng cuối vần như ch, ng, nh được biểu đạt bằng hơn một ký tự.
Theo bảng chữ cái mới mà ông Bùi Hiền đề xuất thì sẽ có thêm 4 chữ cái Latinh F, J, W, Z và bỏ chữ Đ. Cụ thể, chữ C sẽ thay cho các chữ Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R. Bên cạnh đó, ông còn tạo thêm một chữ cái mới cho âm vị "nhờ" (nh). Vậy là sau khi cải cách từ "Giáo dục" sẽ được viết mới thành Záo zụk, "tiếng Việt" thành "tiếq Việt",...
Được biết, ông trình nghiên cứu này đã được PGS.TS Bùi Hiền miệt mài thực hiện trong hơn 40 năm. Ông từng đề xuất công trình này cách đây 27 năm trên một tạp chí khoa học nhưng không được xem xét.
"Họ dùng chính chữ của tôi để chửi tôi"
Còn nhớ khoảng thời gian PGS Bùi Hiển công bố cải tiến chữ Quốc Ngữ, bên cạnh những ý kiến khách quan mang tính đóng góp thiện chí còn có rất nhiều bình luận phản đối gay gắt, kể cả việc sử dụng những từ ngữ vô cùng nặng nề như "có vấn đề", "thần kinh", "điên khùng", "rửng mỡ".
Chia sẻ với truyền thông, PGS Bùi Hiển cho hay:
"Thú thực tôi đã đọc cả nhưng tôi bỏ ngoài tai vì họ không đáng để quan tâm. Nếu những người nghiêm túc viết bài thì nhất định tôi phải đọc để tự rút kinh nghiệm, thu nhận sự góp ý và từ đó chỉnh sửa lại bài nghiên cứu. Còn cư dân mạng "ném đá hội đồng" thường là do chưa hiểu kỹ đề xuất của tôi nên thôi, họ nói cứ để họ nói, nói mãi rồi cũng thôi vì chán.
Hơn nữa tôi thấy họ rất mâu thuẫn bởi trên mạng xã hội họ chê lên chê xuống, bảo là khó học nhưng buồn cười là sau đêm đầu tiên, nhiều người đã dùng chính chữ của tôi để chửi tôi. Tôi đã dạy họ đâu, tôi cũng chưa giới thiệu hệ thống này nhưng họ lại học lỏm mấy tiếng đồng hồ đã viết được đúng kiểu chữ. Họ cũng không cần phải chờ 1 năm như việc học chữ quốc ngữ để có thể chửi tôi. Thế chứng tỏ một điều là chữ này rất nhạy, rất nhanh vào đầu người ta. Tại sao người ta lại không thấy cái lợi đó mà quay sang chửi tôi gây rắc rối?" ông chia sẻ.
Không thể phủ nhận sự tâm huyết của PGS.TS Bùi Hiền dành cho công trình nghiên cứu này. Mặc dù ông đã chỉ ra nhiều điểm bất cập của bảng chữ cái hiện hành cũng như những tiện lợi mà chữ cải cách mang lại nhưng vẫn không được đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, PGS.TS Bùi Hiền nên gác lại công trình nghiên cứu để tập trung an hưởng tuổi già. Tuy nhiên, ông vẫn quyết tâm nghiên cứu cải tiến chữ Quốc ngữ đến khi nào "nhắm mắt mới thôi".
Hari Won từng "nổi điên" đòi hủy hôn, bí mật 8 năm giờ mới được hé lộ? Khanh Phạm17:01:24 07/01/2025Mới đây, trong một buổi trò chuyện thân mật với Uyển Ân, em gái Trấn Thành, Hari Won đã tiết lộ một bí mật khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Vào khoảng 8 năm trước, cô suýt quyết định hủy hôn vì chứng kiến một tình huống mà cô cho là nhạy...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo