'Thầy ông nội' Lê Tùng Vân ngoan cố, đề nghị tòa tuyên vô tội, trả tự do cho các đệ tử vẫn bị y án
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Về thông tin này, đại diện Công an tỉnh Long An xác nhận, có vụ việc ông Lê Tùng Vân đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng xuất hiện tại TP.HCM. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng tỉnh Long An đã đưa ông Lê Tùng Vân về lại địa phương.
Nhận được tin ông Lê Tùng Vân xuất hiện tại Quận 6, TP.HCM, làm căn cước công dân trong thời gian đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú sau khi khởi tố bị can, công an Long An lập tức triệu tập ông đưa về nơi cư trú.
Ngày 9/6, mạng xã hội xuất hiện hình ảnh ông Lê Tùng Vân đang ngồi giữa đám đông để chờ đợi làm căn cước công dân. Hình ông Lê Tùng Vân trên mạng xã hội xuất hiện tại TP.HCM làm căn cước công dân.
Việc ông Vân đã bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú, nhưng lại có mặt tại TPHCM khiến nhiều người bất ngờ thắc mắc. Về thông tin này, Công an tỉnh Long An xác nhận, ông Lê Tùng Vân đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng xuất hiện tại TP.HCM.
Ông Lê Tùng Vân là một trong 7 bị can ở " Tịnh thất Bồng Lai" bị khởi tố về tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân". Các bị can khác đã bị bắt tạm giam, riêng ông Lê Tùng Vân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Về thông tin này, đại diện Công an tỉnh Long An xác nhận, có vụ việc ông Lê Tùng Vân đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng xuất hiện tại TP.HCM. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng tỉnh Long An đã đưa ông Lê Tùng Vân về lại địa phương.
Tối 9/6, xác nhận với PV Dân trí, lãnh đạo Công an tỉnh Long An cho biết: "Sáng sớm cùng ngày, ông Lê Tùng Vân tự ý lên TPHCM và đến một điểm làm căn cước công dân có gắn chíp. Ngay sau khi nắm thông tin, chúng tôi đã cử lực lượng để đưa ông này về. Tuy vậy, khoảng 13h30, ông Vân được một người con chở về Tịnh thất Bồng Lai".
Với trường hợp này, cơ quan điều tra Công An tỉnh Long An đang xem xét, tuỳ vào mức độ sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới. Vị này nói thêm về trường hợp bị cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng vẫn rời khỏi địa phương, cơ quan điều tra sẽ xem xét, tuỳ vào mức độ sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Chiều cùng ngày, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An đã ban hành cáo trạng truy tố nhóm người ở Tịnh thất Bồng Lai trong vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo dõi vụ việc, tiến sĩ Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, cho biết trường hợp bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú mà tự ý rời khỏi nơi cư trú, ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng thì cơ quan điều tra có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn là tạm giam để đảm bảo hoạt động tố tụng được diễn ra thuận lợi.
Ông Cường phân tích bản chất của biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là hạn chế quyền đi lại của bị can, bị cáo để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và đảm bảo an toàn cho cộng đồng, hạn chế nguy cơ bị can bỏ trốn.
"Người nào đã bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng không chấp hành, gây nguy hiểm cho cộng đồng hoặc gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn, chuyển sang tạm giam", luật sư Cường nói và cho biết quy định này được nêu tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Quynh, Giám đốc hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, cho biết nếu có lý do chính đáng như đi khám bệnh, chữa bệnh... thì bị can, bị cáo đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn được phép rời nơi cư trú nhưng phải xin phép cơ quan chức năng.
Khi đó, bị can, bị cáo phải viết đơn, ghi rõ thời gian đi, thời gian về, địa chỉ đến, mục đích rời nơi cư trú... gửi cho cơ quan điều tra. Khi được chấp thuận, bị can, bị cáo cần tiếp tục thông báo cho chính quyền địa phương nơi đang bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
"Trong trường hợp bị can, bị cáo tự ý rời khỏi nơi cư trú thì cơ quan điều tra có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn cao hơn. Còn nếu bị can, bị cáo lợi dụng khi được phép rời nơi cư trú để bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội thì sẽ bị truy nã và bị áp dụng các tình tiết tăng nặng trong quá trình xét xử, truy cứu", Giám đốc hãng luật Hưng Yên nói.
Hiện 6 bị can bị truy tố gồm: Lê Tùng Vân (nguyên quán An Giang, 90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) và Cao Thị Cúc (62 tuổi). Cả 6 bị can cùng ngụ địa chỉ 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, Long An, do Cao Thị Cúc làm chủ và được Lê Tùng Vân đặt tên là Tịnh thất Bồng Lai, sau đó đổi thành Thiền am bên bờ vũ trụ.
Riêng bị can Lê Thu Vân (nguyên quán P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cũng bị khởi tố về hành vi trên, nhưng do Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã có quyết định tách ra vụ án khác nên chưa truy tố. Công an tỉnh Long An liên hệ với chính quyền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bị can ở Cần Thơ thì được biết Lê Thu Vân đã rời khỏi địa phương từ năm 1990.
Từ lời khai của các bị can với Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An cho thấy bị can Lê Thu Vân đã sát cánh Lê Tùng Vân khi bị can này rời khỏi quê nhà An Giang vào năm 1990 lên sinh sống tại nhà 39C Lý Chiêu Hoàng, Q.6, TP.HCM.
'Thầy ông nội' Lê Tùng Vân hết được tại ngoại, chính thức bị bắt để thi hành án phạt tù Jennie14:32:32 16/12/2022Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thi hành quyết định này và thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt tù - quyết định nêu
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo