Thưởng 33 tỷ sau ASEAN Cup 2024: ĐTQG nộp thuế khủng, Xuân Son 'hốt lúa' đậm?
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thời kỳ Edo, hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là một giai đoạn "vàng son" trong lịch sử phong kiến Nhật Bản, kéo dài từ năm 1603 đến 1868. Thời kỳ này, luôn được người Nhật đương đại kể lại qua lăng kính màu hồng bằng sách truyện hay các tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt là góc khuất của những người phụ nữ làm nghề mại dâm.
Nhắc đến tầng lớp "buôn hương bán phấn" ở Nhật, đại đa số chúng ta liên tưởng ngay đến Geisha và thường chỉ biết qua loa về những cô gái này. Trên thực tế, Geisha là một trong những hình ảnh nổi tiếng, là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, để chỉ những cô gái bán nghệ chứ không bán thân với kỹ năng đàn múa, trò chuyện,... được đào tạo nghiêm khắc.
Trong khi đó, những người phụ nữ bán thân trong xã hội Edo ngày ấy lại có một tên gọi khác, cũng xinh đẹp, tài năng, thậm chí ăn mặc còn lộng lẫy hơn Geisha, được trọng vọng, có thu nhập cao nhưng cái giá mà họ phải trả, cũng không phải nhỏ. Đó chính là Oiran.
Tuy nhiên, câu chuyện về những cô "gái bán hoa" ở Nhật suốt chiều dài lịch sử chưa bao giờ là thứ tinh giản có thể nói được hết trong ngày một ngày hai. Đó là một vấn đề đa dạng, nhiều biến thể, có chiều sâu mà chỉ những cá nhân nghiên cứu lịch sử tâm huyết mới có thể tỏ tường.
Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn Oiran với Geisha, hoặc ngược lại. Nhưng về cơ bản, đó là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Geisha là công việc chiêu đãi khách trong các bữa tiệc với tiếng hát truyền thống của Nhật Bản, còn Oiran là một kỹ nữ có thứ hạng cao trong thời Edo.
Vào thời kỳ Edo, Nhật Bản cho phép mở nhà thổ ở những nơi cách xa trung tâm, gọi là Yukaku. Yoshiwara là khu đèn đỏ nổi tiếng nhất ở Edo thời điểm bấy giờ. Gái làng chơi được gọi chung là Yujyo và Oiran - được coi là đẳng cấp cao nhất mà các kỹ nữ đạt đến. Có nhiều giả thuyết khác về nguồn gốc của từ Oiran, một trong số đó xuất phát từ câu được nói bởi những cô gái làm việc cho Oiran, đại khái là "các chị lớn của nơi chúng ta".
Để trở thành Oiran không đơn giản
Trong thực tế văn hóa Nhật Bản, Oiran chỉ phục vụ những Samurai và họ có quyền lựa chọn khách để phục vụ. Họ sẵn sàng từ chối những khách đơn thuần đòi hỏi về tình dục hoặc không đủ tư cách.
Hằng ngày, những cô gái này xếp hàng sau song sắt để khách hàng lựa chọn. Phục trang của các Oiran thường sặc sỡ, lòe loẹt và phô trương. Kiểu tóc của họ cũng được trang trí cầu kỳ chứ không đơn giản như những Geisha thông thường. Cũng do quan điểm này mà không ít người cho rằng, Oiran thực chất là gái điếm hạng sang.
Tuy nhiên, Oiran gặp khách tại các trà quán (Chaya). Khách phải chi rất nhiều tiền cũng như thể hiện được khả năng tài chính, quyền lực để gặp Oiran. Hoàn toàn sai lầm khi nhận định Oiran là người dễ dàng bán thân để đổi lấy tiền tài.
Để sử dụng dịch vụ của Oiran, khách cần phải qua ba buổi gặp mặt. Cuộc gặp mặt đầu tiên là trong một bữa tiệc, khách sẽ gọi các món ăn cùng nhiều người hầu hạ để thể hiện đẳng cấp của mình. Lúc này, Oiran sẽ ngồi từ xa, không ăn uống, trò chuyện và chỉ quan sát rồi đánh giá xem đây có phải là người mình muốn phục vụ hay không.
Lần thứ hai cũng diễn ra tương tự, nhưng Oiran sẽ ngồi gần khách hơn một chút nữa. Đến lần thứ ba, người khách mới có được sự phục vụ của Oiran. Tại lần gặp này, khách hàng sẽ trở thành một khách hàng quen thuộc, sẽ có một cái khay và đôi đũa có tên của mình trên đó, họ sẽ phải vung tiền nhiều hơn 2 lần trước.
Ngoài ra, nếu muốn dành thời gian với Oiran, khách phải liên hệ với một người trung gian chứ không được phép gặp mặt trực tiếp. Tại Yoshiwara, địa vị của một Oiran còn cao hơn cả những vị khách có chức, quyền khác.
Trong đám rước kỹ nữ Oiran thường có Kamuro và Shinzou đi cùng. Trong đó, Kamuro là những bé gái tầm 10 tuổi, được huấn luyện trở thành Oiran trong tương lai. Shinzou chỉ được huấn luyện để trở thành Yujyo.
Tuy nhiên, Oiran không chỉ đơn thuần là kỹ nữ phục vụ nhu cầu hưởng lạc của khách chốn phòng the. Một phụ nữ trở thành Oiran danh tiếng phải là người có trí tuệ vì họ cần nhạy cảm, có kiến thức để có thể trò chuyện với khách là người quyền thế, chức cao vọng trọng trong giới quý tộc, các chính khách, lãnh chúa. Để trở thành Oiran thực thụ, một cô gái cũng sẽ phải tốn rất nhiều tiền để được đào tạo, học tập.
Họ cũng phải bỏ nhiều tiền thuê hầu gái và các dịch vụ khác để phục vụ danh tiếng của mình. Do đó, Oiran cũng không phải là hạng người mà bất kỳ ai có tiền cũng có thể được phục vụ.
Nếu Geisha chọn cho mình những bộ phục trang Kimono với màu sắc nhã nhặn, giản đơn thì Oiran lại chọn những bộ có màu sặc sỡ cùng nhiều họa tiết hoa văn. Oiran sử dụng guốc cao cùng đôi chân trần để di chuyển còn Geisha sẽ mang vớ và guốc thấp, không để lộ đôi chân.
Ngày nay, các Oiran ở Nhật Bản chỉ phục vụ dưới hình thức đàn hát, trò chuyện nhưng không bán thân. Số lượng Oiran ngày nay so với Geisha cũng còn rất ít.
Thu nhập của kỹ nữ thời Edo ra sao?
Thời Edo có thể coi là thời đại hoàng kim của các kỹ nữ Nhật Bản vì trong thời đại này, chính quyền cho phép mở các nhà thổ hay còn gọi là lầu xanh ở ngoại ô các thành phố, và nhu cầu hưởng lạc của người dân Nhật trong giai đoạn này cũng rất cao vì thế, nghiễm nhiên các lầu xanh phát triển cực mạnh và thu nhập của các kỹ nữ phải nói là vô cùng lớn.
Trung bình, một kỹ nữ hạng trung của lầu Yoshiwara - lầu xanh nổi tiếng nhất ở Tokyo lúc bấy giờ, một năm đã kiếm được cho mình khoảng 200 - 300 ishi, tương đương với khoảng 1500 - 2250 vạn Yên, quy ra tiền Việt Nam hiện nay thì đến tận 3 tỷ - 4,5 tỷ. Tuy nhiên, đó chỉ là hạng trung, còn kỹ nữ hạng sang thì thu nhập mỗi năm lên đến 500 - 600 ishi, tức là gần gấp đôi con số thu nhập của kỹ nữ hạng trung, trong khoảng từ 7 - 9 tỷ đồng.
Lịch trình một ngày của kỹ nữ ở lầu Yoshiwara:
6:00 - Kỹ nữ thức dậy, làm vệ sinh cá nhân và tập luyện kỹ năng nghề nghiệp.
8:00 đến 10:00 - Thời gian này các kỹ nữ dùng để dọn dẹp phòng, tẩy uế, khử mùi phòng tiếp khách.
10:00 - Kỹ nữ dùng bữa đầu tiên trong ngày rồi chuẩn bị để tiếp khách buổi trưa (Hirumise).
14:00 - Kỹ nữ tiếp khách, khách đến buổi này thường là các võ sĩ.
18:00 - Kỹ nữ bắt đầu thời gian chèo kéo khách buổi tối (Yorumise).
0:00 - Thời gian chèo kéo kết thúc, ai có khách sẽ phục vụ khách, ai không có khách thì đi ngủ, kết thúc một ngày "hành nghề" của mình.
Thời đại của các kỹ nữ đã qua, nhưng trong những gì tư liệu lịch sử ghi lại về các cô gái làm nghề buôn phấn bán hương này, thời hưng thịnh, đó được coi là một nghề nghiệp bình thường, người làm nghề cũng phải học tập và trau dồi kỹ năng, kiến thức.
Tư tưởng thời đại đó cũng thoáng và cởi mở, các cô gái khi giải nghệ có thể về quê lấy chồng, trở thành người phụ nữ của gia đình. Tuy vậy, không phải cuộc sống của các cô gái làm nghề đặc thù này trải trong nhung lụa, mà có rất nhiều đắng cay, nỗi buồn đằng sau những đêm hoan lạc, nhiều người sau đó phải sống cô đơn và chết trong bệnh tật - cái giá phải trả cho những năm tháng phóng đãng.
Văn hóa Nhật Bản và những sự thật thú vị ít người biết Duyên Trần09:37:54 21/08/2021Đã hơn 150 năm trôi qua kể từ khi Nhật Bản mở cửa các hải cảng với các nước phương Tây sau nhiều thế kỷ bị cô lập. Thế nhưng đất nước này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn thú vị. Và đây là những sự thật có thể bạn chưa từng...
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo