Giường ngủ của hoàng đế Trung Quốc chỉ rộng 1m, lý do đằng sau khiến nhiều người ngỡ ngàng
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải kinh ngạc tột độ.
Nước ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương tách làm đôi
Rất nhiều người cho rằng, các vùng biển là một khối thống nhất và chúng chỉ được người ta phân thành các đại dương để đặt tên. Tuy nhiên các đại dương thực tế lại có những ranh giới đầy sống động, bất ngờ.
Nếu đến vùng ranh giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bạn sẽ một phen "Ố á" vì hiện tượng thiên nhiên quá đỗi kỳ thú. Theo đó vùng nước giữa hai đại dương có đường ranh giới phân chia rõ rệt. Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy hai vùng nước không hòa lẫn vào nhau và có màu sắc khác biệt.
Câu trả lời là do cấu tạo nước của hai đại dương này khác nhau. Theo đó, nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học khác so với Đại Tây Dương. Phần đường ranh giới được gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi là Haloclin - hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện giữa những dòng nước có độ mặn chênh nhau ít nhất 5 lần.
Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau (1910-1997) từng lặn xuống eo biển Gibraltar (eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương) và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Không chỉ vậy, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.
Trên thực tế, ngoài Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, trái đất còn có nhiều vùng biển khác xuất hiện hiện tượng kỳ thú này. Có thể kể đến biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.
Băng trôi có sọc nhiều màu sắc
Tùy vào từng đại dương và khu vực của khối băng trôi mà nhiệt độ và đặc tính của chúng thường khác nhau. Hiện tượng thú vị này xuất hiện ở các vùng nước lạnh và đóng băng gần Nam Cực. Những tảng băng sọc được hình thành do những núi băng xanh và trắng va chạm, một phần của núi băng vỡ ra và tan chảy vào nhau, sau đó đóng băng một lần nữa tạo thành khối băng trôi. Trong quá trình đóng băng, các tạp chất và hạt chất lỏng lẫn vào khiến những khối băng có những lớp màu khác nhau.
Xoáy nước
Xoáy nước là một hiện tượng nguy hiểm trên đại dương. Đây thực chất là một xoáy nước rộng có sức hủy diệt lớn, nhanh chóng hút bất cứ thứ gì xuất hiện trong vùng lân cận. Thời tiết là một nhân tố quyết định lực và tốc độ của xoáy nước. Có nhiều truyền thuyết cho rằng, các xoáy nước sẽ ngay lập tức nhấn chìm mọi thứ xuống đáy đại dương, tuy nhiên các nhà khoa học lại phủ định giả thiết này.
Thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ hình thành do sự phát triển mạnh mẽ của tảo độc. Tảo sẽ sản sinh ra chất độc và các thành tố có hại cho động vật biển, cá, chim và cả con người. Một trong những đợt thủy triều đỏ được biết đến nhiều nhất thường xuất hiện vào mùa hè hàng năm dọc bờ biển vịnh Florida, Mỹ.
Xoáy nước băng
Xoáy nước băng hình thành khi nước giàu muối được tách ra khỏi các tảng băng trên biển, sau đó lắng đọng lại và tạo ra một loại băng với hình dáng độc đáo. Nhiệt độ cực thấp là điều kiện cần để tạo ra những xoáy nước băng nên hiện tượng này chỉ xảy ra trong các vùng nước băng giá xung quanh Bắc Cực và Nam Cực. Xoáy nước băng có sức tàn phá khủng khiếp đối với các sinh vật biển ở nơi chúng xuất hiện. Sao biển, cá và cả tảo biển đều chết hoặc đóng băng khi tiếp xúc với xoáy nước băng.
Hoa băng
Những bông hoa băng được hình thành trên biển băng trẻ ở các vùng biển lạnh. Hoa băng chỉ hình thành trong điều kiện lạnh và ít gió. Các cụm băng có đường kính 4 cm và thường có hình dạng của một bông hoa. Vì được hình thành từ nước biển, nên các bông hoa băng đều kết tinh hàm lượng muối cao.
Con sóng dài nhất thế giới
Con sóng dài nhất hay còn gọi là Pororoca, xuất hiện ở sông Amazon thuộc địa phận Brazil. Hiện tượng này chỉ xuất hiện 2 năm 1 lần, vào khoảng giữa tháng hai và tháng ba. Thủy triều đi qua vùng nước nông ở cửa sông sẽ tạo thành những con sóng cao đến 6m, kéo dài tới nửa giờ trước khi xô bờ và quét sạch mọi thứ trên đường đi - từ nhà cửa, cây cối đến các loài động vật.
Sóng tử thần
Sóng tử thần hay còn gọi là sóng độc. Những cơn sóng này thường xuất hiện bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước. Sóng khổng lồ có thể đạt chiều cao tới 40 m thường xuất hiện ở các vùng biển xa bờ. Sóng tử thần là mối nguy hiểm không thể lường trước đối với các loại tàu thuyền đi lại trên biển.
Phát quang sinh học
Phát quang sinh học xuất hiện khi ánh sáng phát ra từ một sinh vật sống kết hợp với oxy trong không khí gây ra các phản ứng hóa học. Hiện tượng này làm cho toàn bộ đại dương lung linh như được thắp sáng.
Milky Sea
Hiện tượng này diễn ra ở Ấn Độ Dương. Tương tự như phát quang sinh học, đây là hiện tượng phát sáng trên đại dương nhưng với các ánh sáng có màu sữa, tạo thành hình ảnh như dải ngân hà. Nguyên nhân của sự hiện tượng này là do một loại vi khuẩn biến nước biển thành màu xanh, nhưng trong mắt người thì chúng vẫn mang màu sắc lấp lánh của "dải ngân hà".
Con đường dưới đáy đại dương
Ở độ sâu 2000 dặm dưới đáy biển, các nhà thám hiểm phát hiện có những tảng đá được xếp thẳng hàng trông giống như con đường bị bỏ hoang. Đã có những chuyên gia về địa chất và khảo cổ học đến đây để nghiên cứu và họ cho rằng đây không phải là một phần của thành phố bị chìm đắm. Có chăng, đây chỉ là sự xói mòn của đá vôi trong tự nhiên, còn tại sao nó lại được xếp thẳng hàng thì không ai có thể giải thích được.
Những âm thanh lạ
Vào năm 1999, một bảng ghi âm 15 giây về âm thanh của đại dương đã được các nhà khoa học ghi lại. Tuy nhiên, không ai giải thích được đó là âm thanh gì. Nhiều người đã nghĩ đó là tiếng kêu của một quái vật biển khổng lồ nào đó.
Tuy nhiên các nhà khoa học của NOAA đã xác nhận đó chỉ là âm thanh của những tảng băng vỡ. Nhưng liệu đây có phải là giải thích thuyết phục hay ẩn sau đó là một điều gì ghê sợ hơn cả con người tưởng tượng?
Tại sao có đường phân cách giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương? team youtuber11:59:08 01/10/2020Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh giữa hai đại dương có sự phân ranh giới rõ rệt. Dường như có một bức tường vô hình tồn tại, ngăn nước của hai đại dương này hòa lẫn với nhau, tạo thành hai thế giới riêng biệt. Thiên nhiên là một...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo