Lý Tử Thất vừa trở lại đã làm điều sốc, vòng 2 to bất thường khiến fan xôn xao
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Ở gần hồ Lugu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có một dân tộc tên Mosuo. Họ là một nhóm dân tộc nhỏ, dân số chỉ khoảng 50.000 người, sống theo chế độ mẫu hệ, nổi bật với một số phong tục và thói quen độc đáo.
Mosuo là bộ tộc Phật giáo cổ xưa tại tỉnh Vân Nam, thung lũng phía tây nam Trung Quốc, gần chân núi phía đông của dãy Himalaya. Mosuo là dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc, hiện nay gồm khoảng 15.000 người.
Tại Mosuo, phụ nữ là người quyết định các vấn đề trọng đại, họ kiểm soát tài chính trong gia đình và là người hợp pháp sở hữu đất đai, nhà ở cũng như có toàn quyền trong việc nuôi, dạy trẻ con. Trong mỗi một gia đình lớn thường có một "nữ tướng" chỉ huy mọi người. Khi người phụ nữ này muốn "truyền ngôi" cho người khác trong nhà, họ sẽ trao cho cô gái chiếc chìa khóa của nhà kho - nơi chứa lương thực và các nhu yếu phẩm, cũng như thông báo cho mọi người về việc "chuyển giao quyền lực" này.
Thường phụ nữ ở đây không kết hôn, và họ có thể mời bất kỳ người đàn ông mình thích về qua đêm. Sáng hôm sau, cả hai lại đường ai nấy đi và cuộc sống của họ vào ban ngày và đêm là hoàn toàn khác biệt. Tất cả mối liên lạc được giữ riêng tư và cấm đề cập trước mặt mọi người. Còn nếu cô gái đã có chồng, cô sẽ treo một đôi giày hoặc mũ đàn ông bên ngoài cửa sổ như để thông báo với mọi người.
Các cô gái khi vào độ tuổi trưởng thành (thường là 13) sẽ có một căn phòng riêng tại nhà. Đây là nơi mà các cô có thể thoải mái dập dìu, hò hẹn với chàng trai mình thích. Khi một đứa trẻ được sinh ra, chúng sẽ được toàn bộ gia đình bên ngoại nuôi dưỡng, người cha sẽ không phải cấp dưỡng cho đứa con của mình, cũng không cần phải chăm sóc hay sống cùng chúng. Các chú bên mẹ sẽ làm nhiệm vụ thay người cha dạy dỗ đứa trẻ.
Dân số người Mosuo khoảng 50.000 người và có ngôn ngữ bản địa riêng, nhưng không có chữ viết. Mosuo là một nhánh của dân tộc Naxi (Nạp Tây). Phụ nữ Mosuo là trụ cột gia đình, không chỉ ở nhà chăm sóc con cái mà còn phải ra ngoài làm việc, cày ruộng, kéo sợi để kiếm tiền nuôi gia đình.
Người Mosuo bên bờ hồ Lugu sống rất cởi mở, điều này có một phần ảnh hưởng bởi tục tẩu hôn. Tẩu hôn là một phần quan trọng của xã hội mẫu hệ. Thanh niên nam nữ ban ngày chủ yếu sinh hoạt tập thể, bày tỏ tấm lòng với người yêu qua múa hát, khi đã có cơ sở tình cảm thì mới tiến tới tẩu hôn.
Người đàn ông chỉ có thể lẻn vào phòng của phụ nữ sau khi màn đêm buông xuống và rời đi trước bình minh. Kiểu hôn nhân dạo này chỉ phụ thuộc vào cảm tính, không liên quan gì đến mọi điều kiện khác như kinh tế hay môn đăng hộ đối...
Vào năm 1963, Jiaama - phụ nữ Mosuo đồng ý giúp đỡ các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc tìm hiểu tập tục "hôn nhân qua đường". Chị cho biết là con gái út trong một gia đình có 10 anh chị em, được "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" từ nhỏ.
"Mỗi khi đụng phải việc gì nặng nhọc hay bẩn thỉu, mẹ lại lệnh cho các anh làm thay tôi", Jiaama kể. "Năm 14 tuổi, tôi được mẹ xếp phòng riêng, sẵn sàng cho tisese".
Ban đầu, Jiaama rất lo lắng, nhưng mọi chuyện diễn ra hết sức suôn sẻ. Chị có thêm "người chồng qua đường" thứ 2 và mang thai. Sau khi sinh con đầu lòng, Jiaama có cùng lúc 3 đối tượng tisese. Một trong số đó là Liangzhe Bubu, thanh niên trẻ khỏe, đẹp trai.
Bubu muốn có quan hệ nghiêm túc với Jiaama. Trong thời gian "hẹn hò không hôn nhân", anh liên tục tặng quà cho chị và gia đình. Jiaama qua lại với Bubu 2 năm thì sinh đứa con thứ 2. Ai nhìn vào cũng thấy, đứa bé giống Bubu như đúc. Chớp cơ hội này, Bubu ngỏ lời cầu hôn, mong cùng Jiaama nên duyên zhi-chi-ha-dzi. Chỉ cần chị gật đầu, anh lập tức dọn vào ở rể, hứa chăm sóc cho con và chị suốt đời.
"Em có tới 9 người anh trai", Jiaama trả lời thẳng thừng. "Nhà em cần thêm một đàn ông nữa để làm gì?". Câu "cắc cớ" của Jiaama khiến Bubu bẽ mặt và tức giận. "Sau hôm đó, anh ta ít tới dần", Jiaama kể tiếp. Tuy nhiên, với chị, đây chẳng phải là chuyện gì lớn.
Phụ nữ Mosuo không sống một mình, mà luôn dưới sự bao bọc của mẹ và các anh chị em. Vì thế, họ không bao giờ gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con cái. Luật lệ Mosuo cũng quy định, con cái thuộc về người mẹ. Đàn ông Mosuo không có bất cứ quyền gì trước đứa trẻ.
Mặc dù, không phải chịu trách nhiệm với "nửa kia", đàn ông Mosuo có nghĩa vụ chăm sóc mẹ và các chị em ruột. Vị trí của họ trong nhà không lớn, nhưng lại đặc biệt quan trọng. Người Mosuo cũng không "trọng nữ, khinh nam", nên đàn ông Mosuo vẫn có vai trò xã hội. Họ cũng có quyền và trách nhiệm nuôi dạy các con cháu nên người.
Tuy nhiên, có sự thay đổi kể từ khi khách du lịch Trung Quốc tràn vào làng của người Mosuo từ những năm 1990. Họ làm đường, sân bay, xây khách sạn, tạo việc làm cho người Mosuo, khiến cách sống truyền thống của bộ tộc dần trở nên lạc lõng giữa những người trẻ tuổi. Các cô gái bắt đầu kết hôn với người ngoại tộc, sống cùng chồng và con trai, thay vì chỉ ở nhà mẹ đẻ như trước.
"Nhờ có du lịch mà suy nghĩ của người Mosuo trở nên cởi mở hơn, nhưng các cô gái vẫn luôn biết có bàn tay của bà, của mẹ che chở mỗi khi trở về quê hương", Waihong nói.
Độc lạ bộ tộc ở Trung Quốc: Phụ nữ cầm quyền, tự do, đàn ông chỉ biết nghe Trí Nhi17:39:16 15/11/2024Bộ tộc Mosuo là một trong những nhóm dân tộc thiểu số độc đáo và thú vị nhất ở Trung Quốc, nổi tiếng với cấu trúc xã hội mẫu hệ và các phong tục tập quán đặc biệt. Họ sống chủ yếu ở vùng núi cao
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo