Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào

youtuber10:37 18/06/2021

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Lịch sử Ai Cập ghi nhận nhiều trường hợp phụ nữ nắm giữ ngôi vị Pharaoh. Trong đó, quyền lực nhất, thời gian trị vì lâu nhất phải kể đến Hatshepsut, người bị phá hủy lăng mộ sau 20 năm "yên giấc".

Hatshepsut (1508 - 1458 TCN) là con gái lớn của vua Thutmose I và Hoàng hậu Ahmose, vị vua và hoàng hậu đầu tiên của dòng họ Thutmoside thuộc Vương triều thứ mười ba.

Năm 1493 TCN, Hatshepsut trở thành Hoàng hậu của vua Thutmose II,em trai cùng cha khác mẹ. Khi Thutmose II qua đời, vì Thutmose III (con trai của Thutmose II , cháu trai của Hatshepsut) còn nhỏ, Hatshepsut lên cầm quyền nhiếp chính. Lâu dần, dù không chính thức, Hatshepsut trở thành nữ Pharaoh đầu tiên của Ai Cập, nắm giữ toàn vương quyền.

Được biết, pháp luật Ai Cập cổ đại không cấm phụ nữ trở thành Pharaoh. Nhưng theo quan niệm thời kì đó, việc nữ giới thừa kế ngai vàng được coi là làm nhiễu loạn niềm tin cốt lõi của người Ai Cập.

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào - Hình 1

Bà trị vì vương triều trong suốt 21 năm, đưa Ai Cập hùng mạnh, thịnh vượng và giàu có. Theo mô tả, Hatshepsut là một trong những "phụ nữ đẹp nhất" thời Ai Cập cổ đại.

Tuy nhiên, 20 năm sau ngày mất, lăng mộ của Hatshepsut bị đột nhập, phá hủy nhằm xóa bỏ tên bà biến mất khỏi lịch sử Ai Cập. Người ta đặt ra nghi vấn, Thutmose III chủ mưu đứng sau vì ông căm hận Hatshepsut chiếm ngôi trong thời gian dài.

Tuy nhiên, âm mưu này không triệt để. Bằng chứng là người đời sau vẫn biết đến nữ Pharaoh Hatshepsut. Cuộc đời bà trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm sử thi, phim ảnh.

Một trường đại học của Đức cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một chất gây ung thư trong lọ kem dưỡng da được cho là của Nữ hoàng Hatshepsut, người đã trị vì Ai Cập cách đây 3.500 năm. Phát hiện này cho thấy có thể Nữ hoàng đã vô tình đầu độc chính mình.

Đại học Bonn cho biết họ đã mất 2 năm để nghiên cứu thành phần đã khô trong lọ kem này - cái nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Ai Cập và có một dòng ghi chú nói rằng nó thuộc về Nữ hoàng Hatshepshut.

Lọ kem này được cho là một loại kem dưỡng da hoặc thuốc dùng để đối phó với các rối loạn về da như eczema.

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào - Hình 2

Thành phần của nó gồm có dầu cọ và hạt nhục đậu khấu, cùng với các axit béo. Trường đại học này cho biết, trong gia đình Nữ hoàng Hatshepsut cũng từng có người bị bệnh về da.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy benzopyrene - một loại hydrocacbon thơm và có khả năng gây ung thư cao.

Các quan chức Ai Cập nói rằng xác ướp của Nữ hoàng Hatshepsut cho thấy bà bị béo phì, có thể bị bệnh tiểu đường, ung thư gan và qua đời ở tuổi 50.

Sự cai trị kéo dài 2 thập kỉ của bà vào thế kỉ thứ 15 trước Công Nguyên là thời gian cai trị dài nhất trong số các Nữ hoàng Ai Cập cổ đại.

Thế giới hiện đại cũng đã cảm nhận được một chút mùi hương hoàng gia cổ đại khi các nhà khoa học hoàn thiện nghiên cứu của mình về mùi nước hoa mà nữ hoàng Hatshepsut sở hữu.

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào - Hình 3

Phân tích chiếc lọ kim loại mà vị nữ hoàng nổi tiếng sử dụng, nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Ai Cập, Đại học Bonn tại Đức mới đây đã phát hiện những chất cặn còn lại từ nước hoa của nữ hoàng Hatshepsut. Bước tiếp theo sẽ là nỗ lực tái tạo lại mùi hương, có vẻ như loại nước hoa này được tạo ra từ hương trầm đắt tiền nhập khẩu từ Somalia ngày nay.

Mặc dù các món đồ chôn theo quan tài của những đấng cai trị Ai Cập cổ đại có trong các bảo tàng trên toàn thế giới, nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tại tạo được nước hoa của pharaoh.

Hatshepsut trở thành một trong số hiếm hoi các pharaoh nữ của Ai Cập cổ đại khi người em cùng cha khác mẹ đồng thời là người chồng, Pharaoh Thutmose II, chết mà không có con trai nối dõi. Bà trở thành người đồng nhiếp chính cho đến khi con của chồng với một phi tần khác là Thutmose III trưởng thành, nhưng bà đã cai trị ngai vàng rất hiệu quả và được hội đồng hoàng gia cũng như quan chức tôn giáo công nhận là pharaoh cho đến khi bà mất vào năm 1457 trước Công Nguyên.

Mặc dù là phụ nữ, hai thập kỷ làm pharaoh của Hatshepsut được coi là thời kỳ đặc biệt hưng thịnh. Theo các nhà sử học, bà cai trị đất nước như một người đàn ông. Bà cũng đã trải qua ít nhất một chiến dịch quân sự nhưng vẫn duy trì hòa bình cho phần lớn người dân Ai Cập, đồng thời cũng thực hiện được một số dự án công trình ấn tượng.

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào - Hình 4

Có lẽ Hatshepsut được biết đến nhiều nhất với sự kiện tại lập các con đường thương mại phía nam vốn bị gián đoạn bởi chiến tranh, góp phần làm đế chế của bà thêm thịnh vượng. Theo các tài liệu cổ, bà cũng cử một đoàn người đến vùng đất Punt cổ đại - ngày nay được gọi là chiếc sừng của Châu Phi - trở về với những con thuyền chứa đầy nhựa thơm, hương trầm và đáng chú ý là những cây hương trầm sau đó được chồng ngay gần đền mộ của bà (mộ thường được xây ngay trước khi pharaoh băng hà).

Người phụ trách Bảo tàng Ai Cập, Đại học Bonn - cho biết: "Hương trầm đặc biệt có giá trị vào thời Ai Cập cổ đại, chỉ được sử dụng trong đền thờ và cho những vị thánh sống (ví dụ như vua chúa)."

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào - Hình 5

Các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã phát hiện chính loại hương trầm này trong chiếc lọ chạm vàng có khắc tên của nữ hoàng. Sử dụng kỹ thuật tia X, phần cặn của chất lỏng đã hiện hình dưới đáy. Các nhà dược học sẽ phân tích chất cặn này và chia thành các thành phần với hy vọng tái tạo được mùi hương vào thời điểm 3500 sau khi Hatshepsut lần cuối sử dụng nó.

Người này cho biết: "Tôi đã đi tìm kiếm chất cặn của nước hoa bởi đó là một đầu mối có giá trị. Hình dáng của chiếc lọ cũng cho thấy nó là một chiếc lọ đựng nước hoa nổi tiếng, ban đầu bị đóng nắp".

Việc sử dụng nước hoa rất phổ biến ở những người phụ nữ tầng lớp trên của xã hội Ai Cập cổ đại nhưng họ cũng không sử dụng loại hương trầm hiếm có.

Người này nói thêm: "Nước hoa thời Ai Cập cổ đại là một dạng dầu, sản phẩm chỉ dành cho tầng lớp trên. Những người Ai Cập sử dụng các loài hoa, quả và gỗ thơm của địa phương để tạo nước hoa. Họ đưa các nguyên liệu vào dầu không mùi cho đến khi dầu có mùi."

Sở thích đối với hương trầm của nữ hoàng Hatshepsut có liên quan đến khao khát kiểm soát quyền lực của bà - một điều mong manh đối với một trong số các pharaoh nữ trong lịch sử Ai Cập. Rất nhiều các bức vẽ và tượng của và cho thấy bà ăn mặc như một người đàn ông trong y phục hoàng tộc và một số người thậm chí còn mô tả bà có mang râu. Các chuyên gia nghiên cứu Ai Cập cho rằng, việc mang một sản phẩm xa xỉ như thế khiến người đó được dành riêng để phục vụ cho thần thánh và vua chúa, đây là một cách củng cố địa vị của bà như là một đấng cai trị tối cao của Ai Cập.

Các chuyên gia nghiên cứu Ai Cập cũng đã phát hiện ra xác ướp của nữ hoàng Hatshepsut vào năm 2007 nhờ vào kỹ thuật tia X và DNA, khiến bà trở thành nhân vật hoàng gia Ai Cập cổ đại đầu tiên được nhận diện kể từ sự kiện vua Tutankhamen (Tut) vào năm 1922.

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào - Hình 6

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut - Nữ Pharaoh đầu tiên cai trị quốc gia không thua một Pharaoh nào - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Lý giải nguyên nhân các pharaoh Ai Cập cổ đại kết hôn với chị em gái của mình

Quỳnh Quỳnh15:22:40 20/08/2024
Hôn nhân cận huyết là điều phổ biến ở các hoàng gia từ đông sang tây vào thời xưa, nhưng thường chỉ ở mức anh chị em họ lấy nhau. Nhưng ở các vương triều Ai Cập cổ đại, anh chị em ruột cũng thành vợ chồng.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Lý Nhã Kỳ 'rửa mắt' công chúng với bộ ảnh 'cực cháy' ở Ai Cập sau 'Người ấy là ai'

Nắng11:14:28 24/08/2022
Mới đây, Lý Nhã Kỳ vừa công bố bộ ảnh đặc biệt chụp tại Ai Cập sau khi tham gia chương trình Người ấy là ai . Đây chính là minh chứng cho thấy khả năng biến hóa đa dạng từ ngây thơ, trong sáng cho đến đứng đắn, chững chạc của nữ diễn viên

 1  |  0 Thảo luận  |  

Nữ hoàng Nefertiti quyền năng của Ai Cập cổ đại, người đẹp nhất lịch sử và sự biến mất bí ẩn

Hoàng Anh13:48:42 20/06/2022
Nói về lịch sử, Ai Cập là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Trong đó, những vị nữ hoàng xinh đẹp và quyền lực là những người đóng góp vô cùng lớn cho vòng quay lịch sử thế giới. Nổi bật nhất có lẽ không thể không kể đến vị nữ...

 2  |  0 Thảo luận  |  

"Mở" xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời

Hoàng Phúc07:42:02 05/01/2022
Trong số hàng trăm xác ướp Ai Cập đã được các nhà khảo cổ tìm thấy trong thế kỷ 19 và 20, hiện chỉ còn một xác ướp duy nhất chưa bao giờ được mở lớp vải liệm. Đó là xác của pharaoh Amenhotep I, vị hoàng đế đã trị vì Ai Cập cổ đại từ năm 1525-1504 trước Công...

 2  |  0 Thảo luận  |  

Sông Nile: Khởi nguồn kỳ bí và ẩn số kéo dài ba thiên niên kỷ

team youtuber18:12:18 03/06/2021
Khởi nguồn của sông Nile ở đâu? Câu hỏi tưởng chừng khá đơn giản nhưng đã khiến các nhà thám hiểm, các nhà địa lý học say mê tìm câu trả lời trong hàng nghìn năm qua. Khám phá khởi nguồn sông Nin (hay Nile) là một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong thế kỷ 19 ở châu...

 5  |  0 Thảo luận  |  

Hoàng hậu Ngọc Hân tình ngắn với Nguyễn Huệ là ai?

Đình Như23:47:04 15/08/2024
Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện , sau ngày đại thắng quân Thanh xâm lược, vua Quang Trung trở về Phú Xuân và đã tiến phong công chúa Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng hậu.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Nam Phương hoàng hậu mỗi lần mang thai, Vua Bảo Đại lại có thêm 1 người tình?

Minh Lợi19:52:24 01/06/2024
Tại buổi ra mắt sách Theo dấu hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại , tác giả Nguyễn Phước Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy đưa ra góc nhìn theo tìm hiểu riêng về hai nhân vật quan trọng triều Nguyễn.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Angelina Jolie được săn đón, sắp đóng Nữ hoàng Ai Cập bất chấp ồn ào hôn nhân

Hoàng Phúc17:37:35 25/04/2024
Ly hôn từ lâu nhưng Angelina Jolie và Brad Pitt vẫn đang trong quá trình tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con. Hai ngôi sao hàng đầu Hollywood liên tiếp đáp trả nhau để giành lợi thế về phía mình.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Vì sao phi tần nắm quyền trong tay vẫn thực hiện quy tắc ngầm với thái giám?

Tuyết Ngọc16:47:43 26/03/2024
Nếu muốn có cơ hội tiếp cận hoàng đế, nhận được ân sủng và củng cố địa vị thì các phi tần luôn phải thực hiện quy tắc ngầm với thái giám trong cung, dù có quyền lực ra sao.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Trước khi động phòng, hoàng đế - hoàng hậu phải ăn món ngày nay không ai muốn ăn

Hoa Tuyết09:43:18 30/01/2024
Trên thực tế, hôn lễ của hoàng đế và vợ ngoài sự xa hoa thì bản chất vẫn giống với quy trình đám cưới của người dân bình thường, trong đó có một món ăn là thứ không thể thiếu.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Hoàng hậu chịu lép vế trước 3 sủng phi có địa vị cao nhất lịch sử Trung Quốc, họ là ai?

Keng15:49:09 26/12/2023
Hoàng hậu được coi như là người được sánh đôi cân xứng với thiên tử, địa vị cao nhất, là chủ nhân của tất cả các phi tần. Nhưng có lúc, địa vị của phi tần trong hậu cung thực ra còn tùy thuộc vào hoàng đế.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái Hậu ra tay với đầu bếp chỉ vì 1 món súp, nguyên nhân do dầu dù bà đã ăn suốt 10 năm?

Pinky17:16:20 19/12/2023
Từ Hi Thái Hậu trong lịch sử Trung Hoa đã quá nổi tiếng là một người phụ nữ độc đoán, có tính cách hà khắc, ngang ngược. Về cách ăn uống của bà cũng là điều gây nhức nhối. Thậm chí, vì một món ăn mà bà còn cho ra tay cả với đầu bếp của mình.

 3  |  1 Thảo luận  |  

rosé apthằng du mụckỳ duyên hoa hậulisamiss universe -bruno marstriệu lệ dĩnhthanh thúyquang linh -thủy tiên