NSƯT Phượng Loan bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, sức khỏe hiện ra sao?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Phía sau ánh đèn sân khấu rực rỡ, sau những vai diễn xiêm y lộng lẫy, người nghệ sĩ như Phượng Loan cũng có những nỗi niềm riêng.
Từng bị gia đình cấm cản vì cho rằng 'xướng ca vô loài'
NSƯT Phượng Loan tên thật là Đặng Thị Phương Loan. Cô cho biết bản thân vốn không phải con nhà nòi, đặc biệt gia đình cũng không thích cải lương. Ngay từ khi còn nhỏ, nữ nghệ sĩ đã rất đam mê với nghề và thường xuyên hát nghêu ngao. "Bà nội ở nhà không thích nhưng biết tôi ham như vậy nên đôi lúc cũng bỏ tiền mua tờ giấy có những bài ca như Bánh bông lan, Cô bán đèn hoa giấy... Tôi nhớ bà nội đi mua cho tôi nhưng mà cứ nói: "Không nha, không làm cái nghề ấy nha, xướng ca vô loài". Gia đình chỉ không cho đi chứ không đánh đập. Tôi biết để dành tiền đi mua vé coi hát, mà cái thời đó mê cô Thanh Nga lắm, lần nào có cô Thanh Nga về là đi coi. Khi nghe cô mất, đang đi học mà tôi thương cô tới mức ngồi khóc tức tưởi", nữ nghệ sĩ nhớ lại.
Nghệ sĩ Phượng Loan chia sẻ năm cô lên 13 tuổi thì gần nhà mở một lò dạy hát, cô liền xin theo học nhưng gia đình không cho. Khi ấy, chủ nhiệm Hợp tác xã thấy nữ nghệ sĩ có năng khiếu nên đã tự bỏ tiền túi ra cho cô đi học.
Nữ nghệ sĩ nhớ lại: "Học chừng vài tháng thì đoàn ngoài miền Trung mời, xin má cho đi 10 ngày ai ngờ ngoài đó hát đông vui quá đi tới 3 tháng luôn. Hồi đó tôi chỉ đánh điện tín gửi về, mấy cô mới tới trấn an má cũng đang sốt ruột không biết chuyện gì xảy ra. Hứa với má học xong đàng hoàng rồi mới đi hát nhưng thực sự vô lớp 8 học có nửa năm, má tức lắm. Tôi cũng nói với má trong đầu con không có chữ mà toàn là tuồng không, má cho con đi hát. Má tôi giận quá bảo không, nói không nhìn mặt nữa, vậy mà tôi cũng đi hát miệt mài có khi đi 4, 5 tháng mới về".
Tự nhận có sở thích "nhảy đoàn", Phượng Loan thuộc số những cô đào dày dạn trận mạc khi "lang bạt" qua rất nhiều đoàn tỉnh. Đoàn lớn - nhỏ gì cũng đi, ngay cả đoàn hát chui cũng từng thử qua. Có bận còn phải hát cương, "vừa hát bụng vừa đánh lô tô nhưng vẫn phải ráng vì lỡ nhận rồi, sau đó trốn luôn vì sợ hư nghề", chị kể.
Chinh chiến khắp các đoàn tỉnh, đến đâu Phượng Loan cũng là cô đào chính sáng giá, và như một điều hiển nhiên, cũng hướng về sân khấu thành phố rực rỡ hào quang. Có một thời gian, nhờ người quen giới thiệu, Phượng Loan về thành phố gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long. Từ đào chính khá có tiếng ở các tỉnh, chị làm lại từ đầu với các vai... tỳ nữ.
Được vài tháng, vì "cơm áo gạo tiền" và cảm thấy không thể phát triển nghề, Phượng Loan lại khăn gói trở về tỉnh. "Sân khấu Sài Gòn lúc đó gần như không có chỗ cho người trẻ chen chân. Các cô đào đẹp quá, mình đâu thể cạnh tranh...", cô nói. Đến giai đoạn bùng nổ video cải lương, khi các nghệ sĩ cùng trang lứa đều nắm bắt cơ hội để bật lên, thì Phượng Loan cũng không thể góp mặt cùng trào lưu.
Một lần quay hình vở Tâm sự người đàn bà chị từng đóng chính trên sân khấu, lời nhận xét thẳng thắn của một đàn anh về khung hình cận mặt, phô hết khuyết điểm về da mặt, đã đánh bay mọi dũng khí của Phượng Loan. Mãi sau này, khi công nghệ chỉnh sửa hình ảnh phát triển, chị mới lấy lại tự tin mà tham gia quay hình.
Thiếu tự tin về ngoại hình - không đủ chuẩn "mỹ nhân" cần có ở một cô đào chính, cũng không có giọng ca quá đặc sắc để tạo dấu ấn nổi bật - Phượng Loan nghĩ: "Nếu cứ chấp nhận giữ một loại vai thì sẽ không còn việc để làm. Nghệ sĩ không có vai diễn thì làm sao khán giả nhớ? Bị khán giả lãng quên chính là điều đáng sợ nhất!". Thế là Phượng Loan không nề hà vai lớn nhỏ, kể cả những vai "cứu bồ" chỉ vài câu thoại mà không phải nghệ sĩ nào cũng nhận, chị đều "gật đầu". Nhờ "dễ tính", lại đa năng, học tuồng nhanh, và nhất là không so đo địa vị, Phượng Loan dần trở thành "gương mặt thân quen" cho các chương trình cải lương truyền hình.
Lúc này, hình tượng "bà mẹ" Phượng Loan cũng dần nổi lên. "Tôi chủ động chọn hướng đi cho mình. Không đẹp thì thôi mình đóng vai phụ. Đóng nhiều cho khán giả nhớ mặt", NSƯT Phượng Loan chia sẻ. Nhờ vậy mà khi có vai bà mẹ, từ nghèo hèn đến sang trọng, và nhất là các "bà má cách mạng", các đạo diễn gần như đều nhớ đến Phượng Loan.
Ba lần mất giọng, đối diện nguy cơ mất khả năng hát
Trong quá trình theo đuổi nghề hát, NSƯT Phượng Loan tiết lộ câu chuyện từng bị mất giọng ba lần vì tật uống nước đá và hát quá nhiều. Nữ nghệ sĩ bộc bạch: "Trong một lần đi hát, tự nhiên tôi không nói chuyện được, không còn âm thanh nữa luôn. Tôi phải đi bệnh viện tai mũi họng, bác sĩ nói tôi có hạt polyp trong dây thanh quản. Vì việc cắt hạt polyp khá nguy hiểm, có thể bị méo tiếng nên bác sĩ quyết định không cắt mà cho tôi trị liệu. Suốt 6 tháng trời tôi không nói được, chỉ viết giấy thôi. Tôi bị năm 1998, lúc đó tôi tưởng Tổ nghiệp không còn thương mình nữa, cho mình về vườn luôn rồi. Thời gian đó tôi suy sụp, khóc hoài luôn rồi cố gắng đến bệnh viện chữa. Tôi phải tập từng chữ như con nít nói vậy. Mình phải tập hít vô, thở ra, tập nói từng âm, từng chữ. May mắn là tôi cố gắng và vài tháng sau thì tôi hát trở lại được".
Tiếp đó đến năm 2007, nghệ sĩ Phượng Loan tiếp tục bị mất giọng. Khi ấy, nữ nghệ sĩ đang tham gia vở Kim Vân Kiều tập trung 500 nghệ sĩ, tập còn gần 1 tháng khai trương thì cô tắt tiếng. "Tôi như rụng rời, nghĩ không lẽ Tổ không cho tôi hát nữa. Đêm tôi lên bàn thờ Tổ khấn mà nước mắt cứ rơi, xin ơn trên cho qua được nạn sẽ ăn chay 3 tháng. May mắn là gần tới ngày diễn tôi có giọng lại và tôi ăn chay từ năm 2007 đến giờ luôn.
Năm 2009, lại bị tắt tiếng được bác sĩ cảnh báo nếu không mổ là ung thư. Gấp tới mức tối khám ngày hôm sau mổ luôn. Về dưỡng 3 tháng là hơi khỏe hơn chưa mổ", nữ nghệ sĩ nhớ lại.
Khi được hỏi điều mê nhất ở bộ môn cải lương, NSƯT Phượng Loan nói là khi cô được sống với nhân vật. Gần 40 năm theo nghề, cô hóa thân vào nhiều dạng vai khác nhau với đầy đủ số phận nhưng cô thích được vào vai những người phụ nữ cam chịu, vì "làm như nó phù hợp với tôi".
Đam mê mãnh liệt với cải lương nên khi thấy bộ môn nghệ thuật này dần bị mai một, nghệ sĩ Phượng Loan không khỏi chạnh lòng, trăn trở. Chính vì thế, khi có cơ hội, nữ nghệ sĩ luôn tìm cách truyền dạy lại cho thế hệ đàn em với mong muốn có thể bảo tồn được cải lương. "Tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm, những gì mình học được, biết được trong mấy mươi năm nay không để bỏ đi một cách vô ích. Tôi rất thương cái nghề của mình, tôi thương tới mức sợ rằng các bạn trẻ không hát nữa, mai mốt nghề cải lương sẽ mất. Tôi phải năn nỉ thế hệ đàn em, khi làm công tác huấn luyện bên chương trình Chuông vàng vọng cổ, thấy các bạn nản tôi phải đi năn nỉ các bạn. Chỉ mong các bạn đừng thoái chí, mình hết lòng thì Tổ nghiệp sẽ cho. Tôi hãnh diện khi suốt hơn 40 năm qua, tôi không làm gì ngoài nghề hát này cả", cô nói.
NSƯT Phượng Loan bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, sức khỏe sau 1 năm "vượt cửa tử" ra sao? Nguyễn Kim10:14:41 10/09/2023Nhớ lại thời gian NSƯT Phượng Loan gặp tai nạn giao thông trên đường đi diễn, chấn thương sọ não, hôn mê khiến khán giả vô cùng lo lắng. Hiện tại, sau hơn 1 năm vượt qua biến cố, nữ nghệ sĩ đã dần hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo