Nhật Kim Anh bị phốt bán cà phê có chất gây ung thư, liền nhờ pháp luật vào cuộc
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
NSUT Lê Hằng ghi dấu ấn với chất giọng soprano, cao, trong trẻo qua loạt ca khúc Trước ngày hội bắn (Trịnh Quý), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp), Đêm xuân (Phạm Duy)... Năm 1984, bà được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đợt đầu.
Chị Thủy - con gái nghệ sĩ Lê Hằng vừa cho biết cố nghệ sĩ đã ra đi trong vòng tay của con cháu tại Bệnh viện 108. Những ngày cuối đời, bà điều trị tại nhà riêng theo ý nguyện. Tuy nhiên, hôm 16/3, bà yếu hơn, khó thở, các con lại đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hiện tại, chị Nga đang làm việc với nhà tang lễ để lo hậu sự cho mẹ. Khi có thông tin chính thức về đám tang, chị sẽ thông báo đến mọi người.
Nghệ sĩ phát hiện bệnh từ đầu năm 2020 khi ở giai đoạn cuối. Tháng 9 cùng năm, bệnh trở nặng, ung thư di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Trong suốt quá trình chữa trị, bà thể hiện tinh thần lạc quan. Những lúc tỉnh táo, nghệ sĩ thích nghe nhạc, lẩm nhẩm theo giai điệu quen thuộc hoặc trò chuyện cùng con cháu. Chị Thủy cho biết cách đây hơn 10 năm, bà bị đột quỵ, mất giọng nên không hát được nữa. Trước đó, bà vẫn đi hát cùng các đoàn cựu chiến binh cho đỡ nhớ nghề.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý đau buồn khi nghe tin. Anh từng có thời gian gặp gỡ, trò chuyện với nghệ sĩ khi thực hiện cuốn sách Một thời Hà Nội hát năm 2018. Lần đầu gặp, Trương Quý ấn tượng với vẻ đẹp dịu dàng, thái độ niềm nở, thân thiện của bà. Bà kể về âm nhạc, những kỷ niệm trong suốt thời gian làm nghề để anh có tư liệu viết sách. "Cô không có sự xa cách của một nghệ sĩ gạo cội. Trong suốt quá trình viết sách, cô hỗ trợ tôi rất nhiệt tình", anh nói. Trước Tết, Trương Quý ghé thăm nghệ sĩ, khi đó đang chữa trị tại bệnh viện. Cả hai trò chuyện về sách, âm nhạc. Bà hồ hởi, mắt ánh lên niềm vui khi nhắc về chủ đề mình yêu thích.
Nghệ sĩ Lê Hằng tên thật là Lê Lệ Hảo, sinh năm 1935 tại làng Giáp Nhị, Thanh Trì, Hà Nội. Bà từng đoạt giải nhất kỳ thi hát tại Đài phát thanh Hà Nội 1953 nhờ ca khúc Đêm xuân dạ khúc của nhạc sĩ Phạm Duy. Từ đó, nữ nghệ sĩ chính thức bước vào con đường ca hát. Bà ghi dấu ấn với chất giọng soprano, cao, trong trẻo qua loạt ca khúc Trước ngày hội bắn (Trịnh Quý), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp), Đêm xuân (Phạm Duy)... Năm 1984, bà được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đợt đầu.
Thập niên 1950, bà là nghệ sĩ của rạp Đại Đồng (Hà Nội) mà nhạc sĩ Đoàn Chuẩn làm giám đốc. Thời trẻ, Lê Hằng thanh sắc vẹn toàn. Bà hát hay, nhan sắc kiều diễm, tính tình lại nhẹ nhàng, dễ mến. Bà là nàng thơ, nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết nên ca khúc Tà áo xanh đi vào âm nhạc. Nghĩa là, "người con gái có đôi môi cá vàng" lúc nào cũng mặc áo xanh chính là Lê Hằng hay ca sĩ Thanh Hằng ngày ấy.
Dù rằng, ngày ấy Lê Hằng rất vô tư. Ban đầu, bà và Đoàn Chuẩn làm việc với nhau như ca sĩ và chủ rạp phim. Sau này, khi biết tình cảm của cố nhạc sĩ dành cho mình, Lê Hằng âm thầm rút lui chứ không tiến tới vì Đoàn Chuẩn đã có vợ. Bà luôn biết ơn ông đã viết ca khúc Tà áo xanh từ mình nhưng không bao giờ hát vì nếu hát thì chẳng khác gì tự ca ngợi bản thân.
Sau này, khi trở thành Lê Hằng của văn công sư đoàn 312, sự nghiệp của bà rẽ sang các ca khúc cách mạng hoặc dân ca như Xuân về hoa nở, Trước ngày hội bắn, Ru con, Trăng sáng đôi miền, Gửi anh lính bờ Nam, Lời anh vọng mãi ngàn năm... Ít ai biết, bà còn hát Opera, từng trình diễn hợp xướng Aria Cô Sao, Em nghĩ sao không ra và Tha thiết tự do - 3 trích đoạn trong nhạc kịch Cô Sao của Đỗ Nhuận.
Nhiều năm trước, trong chương trình Giai điệu tự hào của Đài Truyền hình Việt Nam có phát lại ca khúc nổi tiếng một thời Trước ngày hội bắn. Ca khúc này được nhạc sĩ, liệt sĩ Trịnh Quý sáng tác năm 1961 khi Lê Hằng và Trịnh Quý cùng công tác trong đoàn Văn công Quân khu Việt Bắc. Bài hát là lời hẹn ước của đôi trai gái yêu nhau trước khi bước vào ngày hội của các quân dân miền núi phía Bắc, ngay từ khi ra đời đã được yêu thích bởi sự hòa quyện giữa tiếng hát trong trẻo, cao vút của NSƯT Lê Hằng và giọng ca mộc mạc, chân phương của nhạc sĩ Trịnh Quý. Đến nay, dù nhiều ca sĩ đã thể hiện lại bài hát này nhưng như nhìn nhận của người mộ điệu nói chung lẫn giới chuyên môn, chưa ai có thể vượt qua được vẻ đẹp bản thu âm của NSƯT Lê Hằng - Trịnh Quý.
Vụ cô gái Hà Nội bị 'quái xế' lao vào: Nữ sinh trong đoàn muốn thử cảm giác mạnh Hoàng Anh22:11:34 04/11/2024Liên quan vụ nhóm quái xế phóng xe bạt mạng lao vào 1 cô gái khiến người ra đi tại chỗ, tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, ngày 4/11, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tạm giữ 10 đối tượng.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo