Quang Linh - Thùy Tiên khiến fan buồn, nàng hậu lên tiếng bác bỏ 1 chuyện
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
NSƯT Hà Văn Trọng là một trong số những gương mặt diễn viên, đạo diễn gạo cội được nhiều khán giả quan tâm tới phim truyền hình Việt Nam yêu mến. Ông (SN 1937) tại Lào, phải đến năm 10 tuổi ông mới cùng gia đình trở về Việt Nam.
Với đam mê đặc biệt dành cho diễn xuất, ông quyết tâm học và trở thành diễn viên của đoàn kịch Thanh niên thuộc Thành đoàn Hà Nội. Sau này khi đoàn kịch Thanh Niên sáp nhập với Nhà hát Kịch Việt Nam, nghệ sĩ Hà Văn Trọng gắn liền với Nhà hát suốt nhiều năm.
Sở hữu vóc người quắc thước, gương mặt điềm đạm nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, nghệ sĩ Hà Văn Trọng thường được giao vai chính diện. Trên sân khấu và trên truyền hình, ông đều thể hiện thành công những vai người lãnh đạo mực thước, chính trực.
Trên sân khấu, nghệ sĩ Hà Văn Trọng từng tham gia với vai trò diễn viên chính của nhiều vở kịch nổi tiếng như: Lịch sử và nhân chứng, Nila - Cô gái đánh trống trận, Cơ sở trắng, Anh Trỗi...
Với sân khấu kịch, nam nghệ sĩ đặc biệt nổi tiếng với vai Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở Lịch sử và nhân chứng do NSND Doãn Hoàng Giang làm đạo diễn. Đây là vai diễn khiến nam nghệ sĩ dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu không ít tư liệu để có thể tái hiện tốt nhất thần thái, cốt cách của vị cha già dân tộc.
Vai diễn này đã khiến không ít khán giả phải xúc động và được đánh giá là 1 dấu son trong sự nghiệp diễn xuất của NSƯT Hà Văn Trọng.
Một vai diễn khác cũng rất ấn tượng của nam nghệ sĩ là vai cố Tổng bí thư Lê Duẩn của phim truyện nhựa Giải phóng Sài Gòn.
Nét diễn chỉn chu, nghiêm túc nhưng hết sức tự nhiên, chân thực của nam nghệ sĩ đã giúp ông khắc họa thành công những vị lãnh đạo nổi tiếng khiến công chúng đặc biệt ấn tượng.
Còn với phim điện ảnh, nam nghệ sĩ tham gia khá nhiều bộ phim đình đám như: Em bé Hà Nội, Đường về quê mẹ, Biển lửa, Hoa thiên lý...
Những khán giả thế hệ 7X, 8X sẽ khó lòng quên hình tượng những ông bố ân cần với con cái mà nghệ sĩ Hà Văn Trọng đảm nhiệm. Ở phim Em bé Hà Nội, nam nghệ sĩ vào vai bố của cô bé Ngọc Hà. Dù chỉ xuất hiện trong trí nhớ của "em bé Hà Nội" nhưng vai diễn của nghệ sĩ Hà Văn Trọng khắc họa rõ nét hình ảnh người bố hết mực thương yêu vợ con, người lính tên lửa đầy quả cảm nơi chiến trường.
Với phim truyện nhựa, nam nghệ sĩ diễn xuất bên cạnh các diễn viên gạo cội có tiếng thời bấy giờ như NSND Trà Giang.
Trong dòng phim truyền hình, nam nghệ sĩ góp mặt trong các bộ phim: Đất và người, Phía cuối cầu vồng, Cảnh sát hình sự... Nhắc tới nghệ sĩ Hà Văn Trọng, hẳn khán giả sẽ khó quên vai diễn Bí thư Chỉnh của phim Đất và người.
Ông khắc họa chân dung một cán bộ xã có cuộc sống thanh bần nhưng luôn hết lòng với việc làng việc xã. Dù mang tiếng là người ở rể, sống nhờ nhà vợ nhưng bí thư Chỉnh được dân tin yêu vì làm việc công chính, liêm minh giúp làng Giếng Chùa có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc theo chủ trương mới.
Trong khi đó, với phim Cảnh sát hình sự, nam nghệ sĩ tiếp tục vào vai cán bộ cấp cao của lực lượng, đầy cương nghị, thấu hiểu và yêu thương chiến sĩ của mình.
Trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật, cả trên sân khấu và điện ảnh, NSƯT Hà Văn Trọng có cơ hội được thử sức và thành công ở nhiều dạng vai khác nhau. "Từ lãnh đạo cấp cao cho tới người lái đò" - như ông tâm sự. Nhưng, một dấu son trong sự nghiệp diễn xuất của ông là hóa thân vào vai các vị lãnh đạo có thật ở ngoài đời.
Với bất kỳ nghệ sĩ nào, vào vai những nhân vật này chưa bao giờ là điều dễ dàng bởi khán giả dễ có điều kiện để so sánh, đối chiếu với nguyên mẫu. Khán giả từng lặng người khi xem NSƯT Hà Văn Trọng vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở kịch "Lịch sử và nhân chứng" (đạo diễn Doãn Hoàng Giang).
Khi nhận vai, ông tâm niệm, bên cạnh hình thức thì điều quan trọng là phải thể hiện đúng được thần thái, cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đầu tiên mà nghệ sĩ Hà Văn Trọng chú ý là nghiên cứu tiếng nói của Bác. Ông ra Đài tiếng nói Việt Nam, mượn những chiếc băng có thu giọng nói của Bác. Những hội nghị còn lưu lại hình ảnh, âm thanh về bài phát biểu của Người, ông đều cất công mượn cho bằng được để nghe cả tháng trời.
Còn những vai lãnh đạo như Cục trưởng, Trưởng phòng, bí thư... thì nhiều vô kể. Ông vui vẻ kể: "Mình có duyên với khá nhiều vai là lãnh đạo của ngành Công an, mà cao nhất là Thiếu tướng trong "Cổ cồn trắng" (sêri phim "Cảnh sát hình sự"). Ông nhập vai thật tới nỗi, nhiều khi vô tình gặp ông, mấy tay nghiện ma túy té chạy vì cứ tưởng ông là công an thật. Còn mỗi lần có dịp trò chuyện với anh em cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự số 7 Thiền Quang, anh em lại đùa: "Bác toàn đóng sếp xịn". Đáng nhớ nhất là có lần mải nghĩ, không để ý, ông vô tình vượt đèn đỏ. Vừa xuống xe, mấy đồng chí cảnh sát giao thông đã nhanh nhảu: "Thủ trưởng đi đâu đấy?", rồi khi biết chuyện, anh em đã thông cảm giải quyết... cho qua.
Ông bảo, đó là những kỷ niệm vui mà chỉ có nghiệp diễn mới đem lại cho mình. Thuở chiến tranh, hạnh phúc với những nghệ sĩ như ông là biểu diễn ở các chiến trường, cảm nhận được sự háo hức trên từng gương mặt chiến sĩ. Hai mươi năm biểu diễn ở chiến trường, ông ăn cùng mâm, ngủ cùng hầm với bộ đội. Có thể ngày hôm nay được cùng chiến sĩ chia nhau điếu thuốc, mẩu lương khô nhưng có thể ngày mai họ đã mãi mãi không về. Những câu chuyện đó đã khiến ông và các đồng nghiệp luôn diễn hết mình, như ngày mai không còn được đứng trên sân khấu nữa. Ông bảo, cái được lớn nhất trong đời diễn xuất của ông chính là luôn nhận được sự trân trọng, quý mến mà khán giả dành cho mình. Có lần bị hỏng xe máy giữa đêm khuya ở một thị trấn đồi núi heo hút, ông liều gõ cửa một hiệu sửa xe. Vì quen mặt nghệ sĩ trên truyền hình nên chủ cửa hàng sẵn sàng sửa giúp. Trong lúc chờ đợi, chủ nhà còn nướng mực để cả chủ và khách cùng chung vui.
Không chỉ là diễn viên, NSƯT Hà Văn Trọng còn đóng góp cho điện ảnh nước nhà với vai trò đạo diễn của một số bộ phim như: Kỷ niệm đồi trăng, Đứa con của người hàng xóm, Số đỏ...
Nhiều năm nay nam nghệ sĩ không còn xuất hiện trên màn ảnh nhỏ hay trên phim trường nhưng những vai diễn, những đóng góp của ông vẫn in đậm trong lòng khán giả.
Gia đình NSƯT Hà Văn Trọng (SN 1937) vừa báo tin ông qua đời sau thời gian điều trị căn bệnh hiểm nghèo.
Con gái diễn viên - nhà sản xuất phim Hà Thục Vân cho biết, ông mắc bệnh phổi từ vài năm trước, sức khỏe suy giảm. Từ khi về hưu, nghệ sĩ sống thanh thản, giản dị, vui vầy bên con cháu. Vợ ông là đạo diễn, NSƯT Đặng Tú Mai. Ngoài con gái, vợ chồng ông có một con trai là giảng viên âm nhạc.
Lệ Quyên tiếp tục làm chuyện náo loạn giữa bão ồn ào Chị Đẹp Rẽ Sóng Bình Yên10:43:24 13/01/2024Màu hồng được cho là chiếm spotlight nhiều nhất trong bảng màu trang phục của Lệ Quyên. Có một thời gian nữ ca sĩ từng bị chê bai vì diện màu hồng chưa thật sự hợp lý và cô đã cao tay phối đồ màu hồng một cách tinh tế, hợp lý.
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo