Kiều Anh bạn diễn Nguyệt 'thảo mai' , U50 sắc vóc 'đốt mắt', thắng giải VTV?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
PGS.TS.NSND Ứng Duy Thịnh, Đại tá, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, người đã dành cả cuộc đời cho những tác phẩm múa về đề tài chiến tranh cách mạng. Ông còn là diễn viên, biên đạo, đạo diễn, quản lý cho đến giảng dạy, viết sách, NCKH.
Năm 1967, khi mới 15 tuổi cậu bé Ứng Duy Thịnh đã bắt đầu bước vào nghiệp múa với lý do "chẳng có gì ghê gớm" mà chỉ để "cho gia đình đỡ một miệng ăn", để bố mẹ không phải vất vả nuôi mình.
Sau khi trúng tuyển vào lớp diễn viên múa khóa I, trường Nghệ thuật Quân đội ông cứ thế cố gắng, phấn đấu để luôn giữ vị trí đứng đầu lớp, rồi được cử sang Liên Xô học lớp biên đạo múa cùng với sinh viên của nhiều nước như Mỹ, Thụy Điển, Pháp. Ở một vùng đất xa lạ, bên cạnh những người tài giỏi, lại từ một nước nghèo vừa bước ra khỏi chiến tranh nên trong kỳ học đầu tiên ông bị điểm kém. Nhớ lại thời gian đó ông kể:
Năm thứ nhất trong tư thế của kẻ bị điểm kém, gặp mấy người bạn nước ngoài ở hành lang, tôi chào chúng nó và bằng một thái độ rất kiêu ngạo, chúng nó đánh mặt, nghiêng đầu sang trái rồi gật đầu: "ừ hứ". Bực quá, tôi lao vào phòng thay đồ, nước mắt rơi lã chã, hai bàn tay nắm chặt: "được rồi, chúng mày đợi đấy, kỳ sau biết nhau nhé".
Và cứ thế ông "nghiến răng" quyết tâm học tập, ông bảo, lúc đó tình yêu hay đam mê gì thì chưa rõ nhưng khi lòng tự tôn bị kích động thì phải lao vào học để không bị xem thường. Và quả nhiên, kỳ sau với điểm số trong top cao nhất lớp, ông cũng đã ung dung gật đầu "ừ hứ" với những thanh niên kiêu ngạo trước đó.
Ông vẫn nhớ như in lời dặn của thầy giáo Liên Xô khi tiễn ông về nước: Thịnh ơi, em về nước em hãy sáng tác như thế nào để tác phẩm của em cho những nhà bác học, những nhà khoa học nổi tiếng họ thích đồng thời cho cả những người nông dân chân lấm tay bùn họ cũng thích.
Tinh thần ấy đã trở thành phương châm hành động, được ông gói gém vào hành trang để bước vào nghiệp múa. Chính vì vậy, trong các tác phẩm của NSND Ứng Duy Thịnh ta sẽ nhìn thấy ông luôn tìm một con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim khán giả.
Đến nay, khi ở độ tuổi 70 ông đã có một gia tài khá đồ sộ với các tác phẩm múa. Sau tác phẩm thơ múa đầu tay "Con đường ra chiến dịch" nhận được tiếng vang lớn, ông tiếp tục sáng tác hàng loạt các tác phẩm nức tiếng một thời như: "Khúc biến tấu từ Pho tượng cổ", "Vũ điệu chim công", "Bầu trời và lời ru", "Thư nhà"...
Ngoài những tác phẩm nho nhỏ về người lính, ông có nhiều tác phẩm vũ kịch: kịch múa "Đất nước", kịch múa "Ngọn lửa", kịch múa "Bông lau trắng", kịch múa "Con đường tới Điện Biên", kịch múa "Bài ca ra trận", kịch múa "Ngọn lửa",... Những tác phẩm ấy đã góp phần để lại dấu ấn tốt đẹp cho nghệ thuật Cách mạng của nước nhà, đoạt nhiều giải lớn và đều là những tác phẩm đạt đỉnh cao, có chất lượng.
Năm 2023, ông đã được trao tặng Giải Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho 2 vở kịch múa "Đất nước", "Ngọn lửa" và cuốn sách "Con đường dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp".
NSND Ứng Duy Thịnh cho biết, những tác phẩm mang đến cho ông nhiều thành công nhất đa số về đề tài người lính, về đề tài chiến tranh, về đề tài đất nước. Cho đến bây giờ, ông vẫn đắm đuối với đề tài này, mặc dù đã có rất nhiều các tác phẩm nhưng sâu trong tim một người lính, ông vẫn đau đáu với nó mãi không thôi.
Để làm nên thành công của một tác phẩm múa, NSND Ứng Duy Thịnh cho rằng cần phải tìm được cái mạch, cái trọng tâm, cái chủ yếu của một tác phẩm múa cần phải có. Bởi vậy, ông ví đề tài như một điểm tựa đầu tiên cho tác giả, đề tài thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả, đồng thời thể hiện năng lực của tác giả.
18 năm ở cương vị Trưởng đoàn Ca múa Quân đội (nay là Nhà hát ca múa nhạc Quân đội), sau đó ông được điều sang giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Dù trong vai trò nào cũng vậy, với phẩm chất của một người nghệ sĩ - chiến sĩ, trong phóng thái điềm đạm, chuẩn mực, lối tư duy minh triết và cách làm việc khoa học, tận tâm, ông đã để lại cho đời những tác phẩm sống mãi với thời gian, những học trò dưới bàn tay ông dạy dỗ đã có nhiều người thành công trong nghiệp múa, được công nhận NSƯT, NSND.
Gần đây, chia sẻ tại chương trình Tổng đài anh tài , đạo diễn Kiên Ứng (Ứng Duy Kiên - con trai của Đại tá, NSND Ứng Duy Thịnh) cảm thấy tiếc nuối khi là một trong 3 người đầu tiên phải ra về tại Anh tai vượt ngàn chông gai.
Chia sẻ về "lửa nghề" được truyền lại từ người bố, Kiên Ứng thừa nhận anh được như ngày hôm nay là 100% công lao của bố.
"Từ bé, khi theo bố ra những buổi tập kịch, tôi hay chơi đằng sau sân khấu. Tôi được quan sát và theo dõi tất cả hoạt động của các diễn viên, ca sĩ và thấy họ làm gì, kế hoạch sản xuất của họ như thế nào. Tôi sống trong môi trường như vây từ bé nên là tất cả những năng lượng, động lực tôi có từ đó", anh thừa nhận.
Từ nhỏ Kiên Ứng đã muốn lớn lên sẽ được làm những gì giống như bố anh đã từng làm. Tuy nhiên, anh lại thích chụp ảnh nên đã bỏ qua việc học piano theo định hướng của gia đình. Sau khi nghe lời khuyên của bố, anh quyết định chọn học quay phim.
"Khi thi vào trường sân khấu điện ảnh, bố khuyên tôi nên học quay phim, bởi vì trong nghề quay phim họ dạy chụp ảnh, chắc chắn sau này nếu nhỡ không ai thuê chụp ảnh thì còn biết quay phim", Kiên Ứng kể lại.
"Anh tài" Kiên Ứng: Ẩn số thú vị của Anh trai vượt ngàn chông gai, vợ hơn 5 tuổi Phúc Sen16:32:03 02/07/2024Kiên Ứng là nam đạo diễn gây bất ngờ sau khi tập 1 của show âm nhạc Anh trai vượt ngàn chông gai lên sóng. Anh đã được nhận xét là một thí sinh đặc biệt, ẩn số thú vị của show, khi lần đầu lấn sân ca hát nhưng đã để lại...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo