Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên: Nữ sinh vừa đăng quang Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
NSND Lâm Tới là một nam diễn viên điện ảnh, đạo diễn phim nổi tiếng ở Việt Nam. Với nét diễn tự nhiên, chân thật, Lâm Tới để lại nhiều ấn tượng sâu sắc qua nhiều nhân vật trong các bộ phim như Đường về quê mẹ, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng...
Lâm Tới tên thật là Lâm Thanh Tòng, sinh ngày 15/1/1937 tại Đồng Tháp, trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, mới lên 7 tuổi ông đã đi đi trăm trâu mướn, phụ giúp gia đình.
Năm 12 tuổi, ông được một anh Tiểu đội trưởng du kích xã giao nhiệm vụ cho trâu ăn gần đồn bót, làm quen với lính, nghe thấy gì về báo lại. Tháng 02/1954, ông nhập ngũ và thuộc Đại đội 949, Tiểu đoàn 311, làm liên lạc. Sau đó tập kết ra Bắc, ông học văn hóa Tại trường Học sinh miền Nam số 2 Thanh Hóa. Đến tháng 03/1955, ông được tuyển vào đơn vị 36 Thanh niên xung phong đi làm đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan. Sau đó, về làm y công Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.
Ông là một diễn viên nổi tiếng, một đạo diễn của điện ảnh Việt Nam. Ông là một diễn viên đa tài, có thể biến hóa tài tình từ vai phản diện đến chính diện. Những vai diễn gây ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến: vai Núi trong Đường về quê mẹ, Ba Đô trong Cánh đồng hoang, Tám Quyện trong Mùa gió chướng...
Xuất thân trong một gia đình nghèo, Lâm Tới sớm tham gia hoạt động cách mạng rồi tập kết ra Bắc theo học khóa diễn viên đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam năm 1959 cùng Trà Giang, Thế Anh, Phi Nga, Thụy Vân, Trần Phương... Tốt nghiệp loại ưu trường Điện ảnh năm 1964, ông về làm diễn viên cho xưởng phim truyện Việt Nam. Lâm Tới có vai diễn đầu tiên trong phim "Hai người lính", phim đoạt giải nhất Quả cầu vàng ở Tiệp Khắc.
Năm 1966, Lâm Tới cùng lúc xuất hiện với hai vai phản diện trong "Nổi gió" và "Nguyễn Văn Trỗi". Trong phim "Nổi gió", ông đóng vai một tay sai của sĩ quan Mỹ. Trong cảnh dùng cồn đốt tay nữ chiến sĩ cách mạng tên Vân (Thụy Vân đóng), Lâm Tới thể hiện được sự biến chuyển cảm xúc trên gương mặt, từ đắc thắng, thách thức chuyển sang run sợ trước ý chí bất khuất của nữ chiến sĩ cách mạng.
Trong phim "Nguyễn Văn Trỗi", Lâm Tới thể hiện được thái độ hung hăng của một tên sĩ quan chuyên ức hiếp người dân vô tội. "Lâm Tới sở hữu một gương mặt có thể hóa thân thành nhiều dạng vai. Anh không bao giờ sử dụng kỹ thuật diễn xuất. Đứng trước máy quay, chúng tôi tưởng Lâm Tới là nhân vật chứ không phải anh ấy đang diễn", đạo diễn Đào Bá Sơn nói về đàn anh trong nghề.
Vai diễn phản diện thành công nhất của Lâm Tới là Trần Sùng trong phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" (1972). Cố đạo diễn Hải Ninh kể ông cần tìm diễn viên vào vai một tên ác ôn có học. Lâm Tới rất thích vai này nhưng ban đầu không được chọn vì có tật nói lắp. "Lâm Tới không nản, ít hôm sau, anh đến, nói một mạch cả đoạn thoại mà không bị lắp rồi đi đứng thể hiện rõ phong thái của tên giặc có học" - cố đạo diễn Hải Ninh từng kể về khoảnh khắc ông ngạc nhiên và bị chinh phục bởi quyết tâm làm nghề của Lâm Tới. Với yêu cầu khắt khe của đạo diễn, Lâm Tới đã có một vai diễn thành công đến mức sau này nhiều người gọi ông là Trần Sùng ở ngoài đời.
Trước khi vào vai Trần Sùng, Lâm Tới gây thiện cảm với vai Núi trong phim "Đường về quê mẹ" (1971). Bộ phim của đạo diễn Bùi Đình Hạc ca ngợi những chiến sĩ công binh dũng cảm mở đường trong kháng chiến. Lâm Tới gây ấn tượng với hình ảnh anh bộ đội tên Núi đơn độc vẫn kiên nhẫn vác từng quả bom, bày cả một trận địa mìn liên hoàn đánh địch. Sinh thời, cố nghệ sĩ từng kể sau khi phim ra mắt, một thanh niên trước khi ra trận đã đến gặp ông và nói: "Thưa anh Lâm Tới, em đi bộ đội đợt này, vào sinh ra tử, có thể sẽ về hay không về. Dù thế nào chăng nữa, chúng em cũng sẽ chiến đấu như tổ ba người - Núi (Lâm Tới), Dư (Thế Anh), Ly (Hồ Trường) - của anh".
Năm 1977, Lâm Tới "lột xác" với vai Tám Quyện trong phim "Mùa gió chướng". Diễn xuất của cố nghệ sĩ lột tả được hình ảnh người nông dân Nam bộ chất phác, kiên cường, giàu lòng trắc ẩn. Nhà quay phim Đường Tuấn Ba kể vai diễn của Lâm Tới trong phim khiến nhiều khán giả thổn thức, đặc biệt là phân đoạn Tám Quyện bị giặc chôn sống.
Năm 1979, nghệ sĩ tiếp tục chinh phục khán giả với vai Ba Đô trong phim "Cánh đồng hoang". Hình ảnh Ba Đô một mình chiến đấu giữa cánh đồng hoang để bảo vệ vợ con mình đã trở thành một tượng đài hùng tráng của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Lâm Tới đã tiếp tục lột tả thành công hình ảnh người nông dân Nam bộ chất phác, bộc trực, hết lòng yêu thương gia đình, sống và chiến đấu cho lý tưởng dân tộc.
Đặc biệt với vai Tám Quyện trongphim Mùa gió chướng, Lâm Tới đã giành giải diễn viên xuất sắc nhất tại Đại hội liên hoan phim Việt Nam năm 1982. Bộ phim Cánh đồng hoang do ông tham gia cũng được giới chuyên môn đánh giá là bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20.
"Cánh đồng hoang" ra đời vào năm 1978 và được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Góp phần tạo nên bộ phim là những nghệ sĩ tên tuổi như Biên kịch - nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đạo diễn NSND Hồng Sến và âm nhạc do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phụ trách. Phim được vinh danh ở hạng mục Bông Sen Vàng trong Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giành Huy chương vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Moscow 1981.
Sau khi tham dự một lớp thực tập làm đạo diễn tại Đức năm 1974. Diễn viên Lâm Tới về làm diễn viên và đạo diễn ở Hãng phim Giải phóng. Tại đây, ông làm đạo diễn các phim: Cánh đồng hoang, Giữa hai làn nước, Mùa gió chướng, Nắng đỏ, Lối rẽ trái trên con đường mòn,...
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh, Huy chương Vì thế hệ trẻ và được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984, Nghệ sĩ Nhân dân năm 1997.
Những năm sau đó, Lâm Tới ít tham gia đóng phim do sức khỏe yếu. Năm 1999, ông xuất hiện trở lại trong phim "Đồng tiền xương máu" với vai một giám đốc cương trực, tài giỏi từng đạt nhiều thành tích lẫy lừng trong quá khứ nhưng bất lực trước sự đổi thay của kinh tế thị trường. Đây cũng là vai diễn cuối cùng của ông. Nghệ sĩ qua đời vào năm 2000 sau thời gian dài chống chọi bệnh tật, để lại nỗi thương tiếc, mến mộ trong lòng mọi người.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo