Nghệ sĩ Quỳnh Liên: Người trẻ đam mê tuồng, từng muốn bỏ nghề vì quá nghèo
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Những người đam mê và yêu thích hát chèo sẽ quen thuộc với cái tên Kim Liên. Bà là một nghệ sĩ gạo cội của làng chèo Việt, trưởng thành song song khi nước ta còn kháng chiến. Giọng của bà k thanh thoát, trong vắt, lúc bay bổng, lúc lại lắng sâu.
"Kim Liên như đóa sen hồng / Nam Hà như nước hồ trong mùa hè", đó là lời mở đầu của bài thơ "Đóa sen hồng" do nguyên cố Bộ trưởng bộ Ngoại giao Xuân Thủy sáng tác riêng tặng NSND Kim Liên - nữ nghệ sỹ tài danh Thành Nam. Bà là một trong những nghệ sĩ đầu tiên cộng tác thu thanh với Đài TNVN những tiết mục hát văn từ những năm 60 của thế kỷ trước. Giọng hát của bà đã theo cánh sóng của Đài TNVN vang xa và chiếm được tình cảm đặc biệt của quý khán thính giả.
NSND Kim Liên sinh năm 1942 tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha của bà là kép hát của phường ông Trùm Toái nức tiếng đất Xuân Thủy, Nam Định. Ông cụ chuyên đóng các vai kép ngang và có giọng hát vang như chuông. Sớm mồ côi cha nhưng Kim Liên được thừa hưởng từ cha một giọng hát rất đẹp, tươi sáng, tràn đầy sức sống. Ngay từ thủa ấu thơ c.ô b.é Liên đã được tiếp xúc với hát chèo và các làn điệu hát văn đặc sắc của quê hương. Và bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời nghệ thuật của nghệ sĩ Kim Liên, đó là ở tuổ.i 17, Kim Liên trúng tuyển vào học diễn viên chèo đoàn văn công tỉnh Nam Định nay là Nhà hát chèo tỉnh Nam Định. Dưới sự chỉ dạy uốn nắn của các nghệ sĩ tên tuổ.i như NSƯT Thế Tuyền, Quang Thiệm... giọng hát của nghệ sĩ Kim Liên đã trưởng thành, thêm đằm thắm, trong sáng hơn và trở thành diễn viên xuất sắc của đoàn.
Năm 1965, một số bài hát văn lời mới được Đài Tiếng nói Việt Nam thu âm với tiếng hát của nghệ sĩ Kim Liên đã thực sự gây tiếng vang lớn. Cả giới nghề và công chúng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mới, khỏe khoắn của một dòng âm nhạc từng bị lãng quên. Những bài hát văn với tiết tấu đa dạng, lúc da diết sâu lắng, lúc tưng bừng dồn dập, là nơi để nghệ sĩ Kim Liên khoe giọng hát tươi trẻ, phơi phới thanh xuân của mình. Suốt hai mươi năm tiếp theo, nghệ sĩ Kim Liên trở thành giọng hát văn quen thuộc, được yêu mến trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong suốt mấy chục năm hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ Kim Liên vinh dự được nhận nhiều huy chương vàng, bạc trong các hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc cũng như các bằng khen, giải của Nhà nước trao tặng.
Không chỉ sở hữu một giọng hát tuyệt vời, NSND Kim Liên còn gặt hái nhiều thành công trong nhiều vai diễn. Trong đó nổi bật nhất có lẽ là vai "Đào Huế" trong vở chèo cổ "Chu Mãi Thần", vai cô Tư Hồng - một mệnh phụ của hoàng tộc Huế trong vở "Anh lái đò sông Vị" và một loạt những vai tính cách như: Mụ Cám trong vở Tấm Cám, Hoàng hậu Thượng Dương trong vở "Nhiếp chính Ỷ Lan" ... Những thành công của NSND Kim Liên không chỉ được giới chuyên môn ghi nhận mà nhiều bài hát, vai diễn như Đào Huế, cô Tư Hồng mà bà thể hiện đều trở thành cái ngưỡng mà các thế hệ diễn viên đi sau ít ai chạm tới. Với những đóng góp hết mình cho nghệ thuật, năm 2015 bà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu - NSND.
Giờ đây, người nghệ sĩ ấy vẫn tâm đắc với nghệ thuật. Vẫn sẵn sàng truyền dạy cho các thế hệ con cháu những tinh túy của hát văn, hát chèo. Và với những khán thính giả yêu thích hát văn sẽ khó có thể quên được giọng hát thanh thoát, trong vắt, lúc bay bổng, lúc lại lắng sâu ngọt lịm của NSND Kim Liên, giọng hát ấy sẽ tiếp tục được cất trên làn sóng, qua những băng âm thanh được lưu trữ trong kho băng của Đài TNVN.
Ngay từ bé, bà Liên đã bộc lộ là người có giọng ca ngọt ngào và đằm thắm, lối diễn xuất chèo linh hoạt, ấn tượng. Năm 1959, bà được gọi vào đội chèo Tỉnh đoàn Nam Định đi lưu diễn. Nhớ lại lần đầu gặp Bác Hồ, NSND Kim Liên kể, vào ngày 21/5/1963, Đoàn chèo Nam Định được mời đến hội trường Nhà máy Liên hiệp Dệt Nam Định biểu diễn chào mừng Bác và đoàn công tác về thăm Nam Định.
Khi đó NSND Kim Liên được phân đóng vai cô Tâm trong vở chèo "Chị Tâm bến Cốc". Vở diễn kết thúc, Bác Hồ mang bó hoa duy nhất lên sân khấu tặng cho nữ nghệ sỹ trẻ và ân cần bảo: "Bác tặng cô Tâm, tặng Kim Liên, cô gái múa dẻo, hát hay. Bác mong cháu cố gắng làm thế nào được như cô Tâm". Nhận bó hoa từ tay Bác Hồ, bà Liên xúc động: "Con xin Bác, nghe lời Bác dạy con sẽ cố gắng được như cô Tâm". Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1968, Đoàn chèo Nam Hà (Hà Nam và Nam Định hợp nhất với nhau) lên Hà Nội phục vụ Bộ Chính trị vở diễn "Trần Quốc Toản ra quân".
Mùa xuân năm 1969, Bộ Văn hóa nghệ thuật thành lập đoàn nghệ thuật tổng hợp gồm 78 người đi lưu diễn dài ngày tại thủ đô Paris (Pháp) và một số nơi ở châu Âu, cùng khoảng thời gian Hội nghị Paris đang diễn ra. Nghệ sĩ Kim Liên được triệu tập tăng cường cho Nhà hát Chèo Trung ương với nhiệm vụ ngâm bài thơ Xuân 1969 của Bác Hồ.
Tại Paris vào đêm giao thừa năm 1969, bà đã ngâm bài thơ "Chào xuân 69" của Bác. Hàng ngàn khán giả xúc động vỗ tay, muốn bà đọc thêm lần nữa. Sau chuyến lưu diễn phục vụ đồng bào Việt Kiều tại Pháp, ngày 16/7/1969, bà trở về Hà Nội cùng với đoàn lưu diễn. Trong đợt tổng kết lưu diễn, nghệ sĩ Kim Liên được đoàn bầu là đại diện của Nhà hát Chèo Trung ương nhận huy hiệu Bác Hồ.
Tại nhà khách Phủ Chủ tịch, đoàn lưu diễn được vinh dự gặp Bác Hồ, do lúc này sức khỏe Bác yếu, nên Bác chỉ tâm sự với đoàn lưu diễn được vài phút ngắn ngủi. Bà Liên nhớ lại: "Khi ấy Bác hỏi: "Kim Liên, cháu sang tây ngâm thơ của Bác, Việt kiều có thích không?". Tôi mới thưa: "Dạ Bác! Việt kiều thích lắm ạ! Một câu một tràng vỗ tay, 6 câu là 6 tràng vỗ tay. Con thấy hạnh phúc. Chính vì thơ Bác hay nên con ngâm cũng được thơm lây".
Ngày hôm sau nghệ sĩ Kim Liên được thư ký của Bác Hồ là ông Vũ Kỳ đón vào Phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ và ăn cơm cùng. Nghệ sĩ Kim Liên nói rằng cuộc gặp gỡ lần thứ 4 với Người là lần bà sẽ không bao giờ quên được. Bà kể: "Vừa gặp, Bác hỏi: "Kim Liên đã đói chưa?". Tôi thưa rằng Dạ Bác, cháu chưa đói ạ! Bác liền bảo chưa đói cũng ăn thôi. Thế là 3 bác cháu cùng ngồi vào bàn ăn. Rồi Bác lại hỏi: "Cháu Kim Liên ăn được mấy bát?", tôi trả lời: "Dạ Bác! Con ăn được 7 bát ạ". Bác cười trìu mến và nói đùa với anh Vũ Kỳ: "Vậy là nó ăn hết phần của Bác cháu mình rồi đấy!". Trong bữa ăn giản dị ấy, tự tay Bác chan cho tôi bát canh cua đồng. Bác còn hỏi thăm sức khỏe 2 cô con gái đầu lòng, dặn anh Vũ Kỳ chuẩn bị kẹo cho 2 cháu".
Hồ Ngọc Trinh: Tỏa sáng với vai trái ngang, thế hệ trẻ tiếp lửa nghệ thuật chèo Mặc Lan12:52:13 23/01/2025Vốn có giọng ca trời phú , từ năm 14 tuổ.i, NSND Hồ Ngọc Trinh bén duyên cùng ca hát khi cộng tác với Trung tâm Văn hóa huyện Mộc Hóa lúc bấy giờ. Để giúp đỡ gia đình, chị vừa đi học, vừa đi hát kiếm thu nhập.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo