Hùng Cường - "Ông vua ba ngôi" độc nhất vô nhị, khiến NSND Bạch Tuyết "khiếp sợ" mỗi khi diễn chung
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thông tin tác giả Lê Duy Hạnh - cha đẻ của hàng loạt tác phẩm sân khấu nổi tiếng qua đời khiến nhiều người bàng hoàng, xót xa. Trong đó, NSND Bạch Tuyết, người gắn liền với ông đã xúc động không kìm được cảm xúc.
Vào ngày 6-9 vừa qua, phía đia đình tác giả Lê Duy Hạnh đã bất ngờ thông báo tin buồn khi cha đẻ của hàng loạt tác phẩm sân khấu đình đám qua đời sau khi bị xuất huyết não, nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hưởng thọ 77 tuổi.
Sự ra đi đột ngột của tác giả Lê Duy Hạnh đã khiến cho nhiều bạn bè, đồng nghiệp và thế hệ đàn em tiếc nuối khi mất đi một cây cổ thụ trong ngành sân khấu cải lương, văn học, nghệ thuật nước nhà. Trong đó, phải kể đến NSND Bạch Tuyết - một người bạn người nghệ sĩ đã đồng hành và ảnh hưởng sâu sắc trong các nhân vật mà cố nhà soạn nhạc Lê Duy Hạnh đã viết ra.
Mới đây, trên kênh YouTube, NSND Bạch Tuyết vừa có những lời vĩnh biệt tác giả Lê Duy Hạnh, một người bạn - một tri âm nghệ thuật đã thắp lên những hào quang sân khấu cho bà tìm thấy tiếng nói thực thụ, vị thế xứng đáng của một người nghệ sĩ dân tộc trong những vai diễn mà Lê Duy Hạnh đã viết.
Theo đó, NSND Bạch Tuyết chia sẻ chỉ còn 20 ngày nữa là đến giỗ tổ và tác giả Lê Duy Hạnh ra đi như được Tổ nghề đón người con ưu tú đã dâng hiến trọn vẹn tài năng, tâm huyết đời mình cho kịch nghệ Việt Nam.
Không những vậy, NSND Bạch Tuyết cũng đã trải lòng về những gì mà nữ nghệ sĩ gạo cội hình dung về người bạn tri kỉ của mình, gội cố soạn nhạc bằng cái tên "thư ký thời đại" của sân khấu.
"Mình hình dung về bạn - như một người thư ký thời đại mẫn tiệp và minh triết - bạn "một mình", "độc thoại" dưới ánh đèn khuya, giữa những dòng ký ức của dân tộc, giữa những số phận mà lịch sử còn cân phân, hoặc có khi chỉ mấy dòng lưu cữu nhạt nhòa. Bạn đã đi tìm, đã lặng lẽ, đã ngồi xuống để "đọc giữa hai dòng chữ", đọc ngược từ trang cuối để rồi soi mình dưới cái bóng đồng vọng ấy, đánh thức những câu hỏi đầy lương tri của kẻ hậu sinh.
Với Lê Duy Hạnh, sức quyến dụ lại là ở chỗ, ông để cho nhân vật Độc thoại nhưng kỳ thực là Đối thoại, cái tưởng là Bản ngã - Một mình nhưng lại bao trùm cái Vô ngã - Muôn người. Để sau cùng, trên hết, cái Tôi ấy sẽ lựa chọn, để đi tới quyết định vì cái Ta; quyền lợi của một Gia tộc sẽ nhường chỗ cho ích lợi lâu dài của một Dân tộc.
Tôi đã tìm thấy tiếng nói thực thụ, vị thế xứng đáng của một người nghệ sĩ dân tộc trong những vai diễn mà Lê Duy Hạnh đã viết, đã dựng cho tôi. Hạnh từng nói với tôi: một người nghệ sĩ nên có ba chữ "Tổ". Đó là Tổ Quốc, Tổ Nghề và Tổ chức - trong khuôn khổ của một đơn vị, đoàn hát, tập thể để cùng sáng tạo, tận hiến", NSND Bạch Tuyết dành cho người bạn tri kỉ.
"Hay rồi đây, trong nhiều thế hệ tác giả nghệ sĩ và khán giả cũng sẽ tưởng nhớ tri ân Lê Duy Hạnh như một vị tổ của sân khấu dân tộc bởi tấm lòng Việt quốc, trái tim thiết tha, yêu cuộc đời đi tìm lẽ phải, sự công bằng và phẩm hạnh làm người mà Hạnh đã ký thác cho sân khấu nước nhà. Một sự nghiệp sáng tác đầy giá trị, mang tầm tư tưởng lớn nhân văn tiến bộ và nghệ thuật thẩm mỹ sâu sắc hiện đại" - NSND Bạch Tuyết cho hay.
Và NSND Bạch Tuyết cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với người con tài hoa của sân khấu Việt Nam. "Người có lẽ đã chịu ơn và chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất bởi các nhân vật mà Hạnh đã sáng tạo, chạm trổ nên trong suốt 30 năm qua. Bạch Tuyết xin được cúi đầu từ biệt "người tri kỷ nghệ thuật" bằng chính những trang viết của bạn, nơi chất chứa những nỗi niềm khát vọng bằng giấc mơ của đời bạn, của cái tên Lê Duy Hạnh.
Bạn rời đi nhưng những vở diễn vai diễn mà bạn tạo nên cho các anh chị em nghệ sĩ trong đó có tôi sẽ ở lại mãi mãi" - nữ nghệ sĩ trải lòng.
Ngoài ra, trong buổi lễ tiễn đưa, NSND Bạch Tuyết còn xúc động, nghẹn ngào gục đầu đừng bên quan tài của cố soạn nhạc Lê Duy Hạnh, dành những lời tâm sự cuối cùng cho người bạn tri kỉ và cất tiếng hát tiễn biệt.
"Tôi hát tiễn bạn lần cuối, và tôi cũng sẽ hát những vở của bạn. Thậm chí ở cõi vô cùng còn nghe rõ hơn những gì ở nơi trần gian này nữa", NSND Bạch Tuyết nghẹn ngào tâm sự.
Tác giả Lê Duy Hạnh tên thật là Lê Thành Yến, sinh năm 1947 tại Bình Định. Ông là tên tuổi lớn trong làng sân khấu với rất nhiều tác phẩm trên cả sân khấu kịch nói lẫn sàn diễn cải lương.
Tác giả Lê Duy Hạnh học đại học ở Sài Gòn, rồi tham gia các hoạt động học sinh - sinh viên.
Sau đó ông ra chiến khu, rồi ra Hà Nội học trường viết văn. Sau năm 1975 ông hoạt động rất mạnh mẽ trong lĩnh vực sân khấu với nhiều tác phẩm gây được tiếng vang.
Có thể kể ra như Vua thánh triều Lê, Chiếc áo thiên nga, Trời Nam, Miền nhớ, Hoa độc trong vườn, Lý Chiêu Hoàng, Hoàng hậu hai vua, Dời đô, Sáng mãi niềm tin, Nỏ thần, Tâm sự Ngọc Hân, Diễn kịch một mình, Mặt trời đêm thế kỷ...
Con nuôi Vũ Linh thay nhạc sĩ 2k3 Vũ Minh Hiếu báo hiếu cha mẹ và hoàn thành tâm nguyện cuối đời Hoàng Phúc16:16:00 10/08/2023Sáng 8/8, khán giả bàng hoàng trước thông tin nhạc sĩ trẻ Vũ Minh Hiếu - thành viên của đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long qua đời ở tuổi 21. Sự ra đi của Vũ Minh Hiếu khiến nhiều nghệ sĩ như NSƯT Ngọc Huyền, Bình Tinh,... không khỏi xót xa.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo