Lil Ken: Rapper chuyên sống ảo, bắt tay vợ cũ lừa chạy án 1,8 tỷ bị bắt tạm giam
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
NS Trọng Hữu tên thật là Đặng Trọng Hữu, sinh năm 1952 tại Phụng Hiệp, Cần Thơ. Năm 10 tuổi, ông đã theo ông nội ngồi ca ở đám cưới, hội đình, liên hoan sau mùa gặt rồi học đàn. Từ đó, cuộc đời ông gắn liền với sân khấu.
Sau năm 1975, nghệ sĩ Trọng Hữu là giọng ca nổi tiếng trên Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM khi ca chung các bài vọng cổ với những nghệ sĩ: Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Minh Vương, Thanh Tuấn, Vũ Linh... Ông được mệnh danh là "Người nông dân hát cải lương" vì những vai diễn của ông đa số đều đi chân trần, xuất thân ở vùng sông nước Nam Bộ.
Trọng Hữu thể hiện thành công các vở cải lương Tình yêu và tướng cướp, Trần Quốc Toản ra quân, Tướng cướp Bạch Hải Đường... Với giọng hát mộc mạc, giàu tình cảm, ông cũng đặc biệt ghi dấu ở lĩnh vực tân cổ, vọng cổ như: Áo mới Cà Mau, Rặng trâm bầu, Tình thắm duyên quê... Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1997 và NSND năm 2016.
NS Trọng Hữu được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1997 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2015.
Từ sau năm 1975, trên sân khấu cải lương (SKCL) miền Tây Nam bộ nổi lên nhiều đào, kép có giọng ca vọng cổ rất hay. Nhưng có lẽ, nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Trọng Hữu là một trong những ngôi sao sáng giá nhất, có làn hơi, chất giọng độc đáo nổi bật và được xem là danh ca vọng cổ tiêu biểu cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước tiên, anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhạc tài tử - cải lương (xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang); ông nội của Trọng Hữu là nghệ nhân đờn cò nhạc tài tử Bảy Cò Điền, nổi tiếng trong vùng từ thời Pháp; cha của anh là nhạc sĩ cải lương Tư Sang. Năm 10 tuổi, anh theo ông nội đi ca phục vụ đám tiệc, 16 tuổi theo cha vào đoàn văn công và trở thành bộ đội thuộc Tiểu đoàn Thông tin.
Khi anh bước vào SKCL chuyên nghiệp, phong cách ca ngâm có khác hơn; đó là không ca ngâm chân phương như trước mà ca có diễn, có vui buồn, hờn giận, chán ghét, yêu thương,... Bước vào SKCL chuyên nghiệp, Trọng Hữu đạt nhiều thành công và để lại dấu ấn trong lòng khán giả cả nước với nhiều vai diễn.
Con đường vào nghệ thuật và trưởng thành trong môi trường chuyên nghiệp của NSƯT Trọng Hữu từ sau năm 1975, anh chưa từng kinh qua một trường lớp chính quy, chuyên nghiệp nào. Anh học gián tiếp qua nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp khác, nhất là các đạo diễn được anh mời về dàn dựng cho Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang (thời NSƯT Trọng Hữu làm Phó đoàn phụ trách nghệ thuật), học nhiều từ các đạo diễn: NSND Huỳnh Nga, NSND Diệp Lang, NSƯT Đoàn Bá, NSND Trần Ngọc Giàu, NSƯT Thanh Điền,...
Có lần, NSƯT Trọng Hữu cho biết, các đạo diễn không truyền dạy gì về kỹ thuật ca diễn cho anh nhưng qua các vai diễn được đạo diễn phân tích, anh học được cách ca, kỹ thuật buông hơi, nhả chữ, phát âm sao cho hợp với tâm lý nhân vật và tình huống lúc đó.
NSƯT có nhiều vai diễn để đời trên sân khấu này: Tướng cướp Đại Thành trong Tình yêu và tướng cướp, Minh trong Tô Ánh Nguyệt, Hàn Mạc Tử trong Chuyện tình Hàn Mạc Tử, Điệp trong Lan và Điệp, Hà Mẫn Xuyên trong Tình ca biên giới,...
Năm 1995, NSƯT Trọng Hữu về cộng tác cho Đoàn Cải lương Tây Đô - Cần Thơ, anh khẳng định tài năng của mình qua vai Phương trong Loài hoa không tên (đoạt Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995).
NSƯT Trọng Hữu không những chinh phục giới mộ điệu trong kỹ thuật hơi - giọng ca ngâm trong lòng câu lòng bản của bài vọng cổ mà còn xử lý diễn ngâm trong nói lối rất độc đáo.
Tạo nên trào lưu
Trong giới tài tử - cải lương có khá nhiều giọng ca trẻ lúc bấy giờ ảnh hưởng kỹ thuật hơi - giọng của NSƯT Trọng Hữu; thậm chí có người có làn hơi chất giọng cao hơn cũng tự rèn luyện, hạ thấp hơi - giọng xuống để ca ngâm theo "e" Trọng Hữu cho giống.
Trên SKCL chuyên nghiệp có cố NS Hoàng Tuấn, anh từng hát kép chánh cho nhiều đoàn cải lương ở tỉnh. Lúc còn sống, NS Hoàng Tuấn đi show thường hay ca những câu vọng cổ trong Lan và Điệp, Chuyện tình Hàn Mạc tử và được khán giả khen ngợi. Kế đó, có NS Thanh Tâm cũng từng hát kép chánh cho nhiều đoàn cải lương; nhưng Thanh Tâm có lúc theo phong cách Chí Tâm, có lúc theo phong cách Trọng Hữu và là một trong những giọng ca ăn khách của SKCL miền Tây vào những thập niên 80, 90 của thể kỷ XX.
NS Thành Bính, hiện là Phó đoàn Nghệ thuật Quân khu 9, có hơi - giọng "đồng lai" nhưng vì thần tượng NSƯT Trọng Hữu nên anh cũng ca ngâm theo phong cách Trọng Hữu. Thành Bính ca chân phương thì không giống, chỉ giống ở cách xuống "hò" vọng cổ và những âm mang dấu "huyền". Riêng Thành Bính được NSƯT Trọng Hữu chỉ dẫn một vài "chiêu" lấy hơi, xuống giọng nên có những thành công nhất định.
Trong địa hạt tài tử - cải lương xưa nay, mỗi hơi - giọng được xem như một trường phái riêng về ca ngâm; mỗi trường phái ấy có thế hệ kế thừa và không bao giờ bị hụt hẫng khi những nghệ sĩ lão thành không còn sức ngự trị trường phái của mình.
Trường phái hơi - giọng NS Chí Tâm xuất hiện muộn hơn so với các trường phái khác, nhưng anh định cư ở nước ngoài từ lâu; người kế vị có thể xem là NSƯT Trọng Hữu vừa duy trì, vừa sáng tạo và phát triển cho đến hôm nay và cũng tạo ra nhiều môn đệ mà chúng ta chưa có dịp phát hiện hết.
Điều cảm nhận chung là các nghệ sĩ chuyên hoặc không chuyên đã và đang mang hơi - giọng mình góp cho trường phái này ngày càng phong phú và sang trọng hơn, ca hay bằng hơi - giọng đẹp rất đáng quý.
May mắn vì lấy được người vợ tốt
Trọng Hữu trên sân khấu năng nổ, nhiệt huyết nhưng ngoài đời rất kín kẽ. Ngoài hoạt động ca hát, ông dành thời gian chủ yếu ở nhà và thỉnh thoảng họp mặt bạn bè khi dịp rảnh rỗi. Nam nghệ sĩ bảo mình trót mang danh nghệ sĩ nhưng đời sống giản đơn như một người miệt vườn.
Trọng Hữu cho rằng cuộc đời ông may mắn vì lấy được người vợ tốt. Ông và bà xã gặp nhau trong thời lửa đạn, khi cả hai cùng công tác trong quân ngũ thời kỳ kháng chiến. Họ xây dựng tổ ấm với hai người con gồm một trai, một gái đến nay đều đã lập gia đình.
Cuộc hôn nhân mấy mươi năm với Trọng Hữu là điều rất đỗi tự hào song ông và vợ không bao giờ muốn "khoe" ra trước công chúng. Ngần ấy năm bên nhau, đôi vợ chồng vẫn không ngừng thắp lửa yêu đương, dành cho nhau sự quý trọng và hết lòng vì đối phương.
Quan niệm về hạnh phúc của đôi vợ chồng nghệ sĩ cũng thật đơn giản: vợ chồng cần hiểu, tôn trọng nhau và cùng nhìn về một hướng. "Không nhiều khán giả và đồng nghiệp cải lương biết đến vợ tôi, bởi cô ấy vẫn cứ bình dị như cô quân y ngày nào trong chiến khu. Chuyện bếp núc, con cái, bà xã tôi chu toàn mọi thứ. Hạnh phúc lớn nhất của vợ tôi là nấu món ăn ngon cho gia đình", Trọng Hữu tiết lộ.
Nam nghệ sĩ tự hào kể sự nghiệp ông đóng hàng trăm vai nhưng chỉ có một vai vợ yêu thích nhất - đó là Hàn Mạc Tử. Ông cho rằng có lẽ vì thế mà mình yêu vai diễn bởi trong nhân vật có tình yêu của bà xã gửi gắm vào.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo