Vũ: Chàng trai Indie "kín tiếng" sở hữu lượng fan khủng, thống trị showbiz?
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nghệ sĩ Thanh Hoài là người con Thái Bình, sinh ra đã là con nhà nòi có truyền thống nghệ thuật. Bà say mê với nghệ thuật chèo và truyện Kiều, đến khi về hưu vẫn là người truyền lửa và người thầy truyền dạy cho thế hệ nghệ sĩ chèo trẻ.
Có một nghệ sĩ được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất chèo quê lúa Thái Bình, trưởng thành từ nhà hát chèo Việt Nam nhưng tên tuổ.i lại luôn gắn với chương trình hát chèo hát văn của Đài TNVN, đó là NSND Thanh Hoài.
NSND Thanh Hoài được sinh ra trên miền quê lúa Hưng Hà - Thái Bình. Lớn lên trong hơi thở của chiếng chèo nổi tiếng đất Bắc với những câu hát chèo ngọt ngào ru những dòng sông chở nặng phù sa, ru những mái đình cây đa trầm lắng, êm ả... để rồi những câu hát ấy không biết tự bao giờ đã biến thành niềm say mê đưa chân cô gái Thanh Hoài đến với Nhà hát chèo Việt Nam khi cô bước vào tuổ.i 15, đó là năm 1965.
Sau khi trúng tuyển, Thanh Hoài được Nhà hát cho theo học một khoá đào tạo 3 năm tại trường Nghệ thuật sân khấu. Với chất giọng mượt mà, truyền cảm, với tâm hồn yêu ca hát và lòng hăng say, nhiệt tình lại được sự dìu dắt, dạy bảo tận tình của những bậc thầy tài hoa như NSND Minh Lý, Dịu Hương, Bùi Trọng Đang, sau 3 năm học Thanh Hoài đã tốt nghiệp với số điểm cao nhất cho vai Suý Vân trong lớp trò "Suý Vân giả dại" của vở chèo cổ "Kim Nham".
Trong suốt mấy chục năm là diễn viên Nhà hát chèo Việt Nam Thanh Hoài luôn đảm nhiệm những vai chính nội tâm phức tạp và bà luôn thành công trong việc khắc họạ nội tâm nhân vật. Chính những tấm huy chương sau các kỳ hội diễn là sự khẳng định cho tài năng của bà. Năm 1981 khi tham gia Hội diễn tiếng hát chèo hay toàn quốc tổ chức tại Thái Bình, với điệu ngâm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" bà đã giành HCV với sự thành công trong việc lột tả tâm trạng thương tiếc, buồn tủi của nàng Kiều khi bị nhốt ở lầu Ngưng Bích. Năm 1985 bà cũng giành HCB trong Hội diễn sân khấu chèo, tuồng toàn quốc tổ chức tại Quy Nhơn, đây là một giải đặc biệt bởi bà đã thành công với vai trò "hát đế", một cách gọi cho người hát giới thiệu tâm trạng nhân vật trước khi diễn viên ra sân khấu.
Ngoài ra bà còn giành HCV với vai diễn Giáng Hương trong vở "Từ Thức gặp tiên" tại Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc năm 1990; HCB vai Bà chúa liễu trong vở "Vua Chổm" tại Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc năm 1994; năm 1992, với điệu hát "Kể bốn mùa" (vở Lưu Bình Dương Lễ) bà đã giành HCV trong Liên hoan tiếng hát chèo, tuồng hay toàn quốc; cũng trong năm này Thanh Hoài đã giành HCV trên một "sân" khác, đó là Hội thi ca nhạc dân tộc toàn quốc với điệu hát "Xẩm huê tình". Với những đóng góp không nhỏ cho nghệ thuật, năm 1992 NS Thanh Hoài đã vinh dự được nhà nước tặng danh hiệu cao quý - Nghệ sĩ ưu tú.Và năm 2007 vinh dự lớn đến với bà, NS Thanh Hoài là một trong số không nhiều các Ns ngành chèo được phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ nhân dân.
Bên cạnh hát chèo, NSND Thanh Hoài cũng rất thành công với hát văn. Chính NSND Bùi Trọng Đang là người thầy đã hướng dẫn bà trong nghệ thuật hát văn. Năm 1994 với điệu hát văn "Thú Hương Sơn" Thanh Hoài đã góp phần giành giải đặc biệt cho đoàn Việt Nam tại Liên hoan dân ca quốc tế tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc với sự tham gia của 38 nước trên thế giới.
Có thể nói Thanh Hoài là một nghệ sĩ không chỉ có giọng hát "vàng" mà còn là một nghệ sĩ tận tâm tận lực với nghề. Không chỉ học hát học diễn chèo, bà còn theo học nhiều loại hình nghệ thuật ca hát khác như Ca Trù, hát văn, hát xẩm, hát quan họ, ngâm thơ, ở lĩnh vực nào bà cũng ghi dấu ấn nhất định trong lòng công chúng. Cho đến bây giờ khi đã bước qua tuổ.i lục tuần nghệ sĩ Thanh Hoài vẫn không ngừng học tập trau dồi đạo đức nghề nghiệp. Điều đáng quý đáng trân trọng ở nghệ sĩ Thanh Hoài là bà diễn, bà hát không vì mục đích nào khác ngoài mục đích phục vụ công chúng.
Năm 2021, một lần nữa khán giả yêu mến giọng hát của NSND Thanh Hoài lại được thưởng thức giọng ngâm truyền cảm, đặc biệt của bà qua dự án "Ngâm Kiều toàn truyện" vừa ra mắt khán giả vào đầu tháng 4/2021... Dự án "Ngâm Kiều toàn truyện" được nhạc sĩ, nhà lý luận âm nhạc Nguyễn Quang Long ấp ủ từ rất lâu với mong muốn "tái sinh" Truyện Kiều trong đời sống tinh thần đương đại. Nhưng đây quả là một công trình lớn, muốn thực hiện cần có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ có tài và cũng cần có một nguồn kinh phí lớn để vận hành nên nằm ngoài khả năng cá nhân.
NSND Thanh Hoài đã cùng với NSND Thúy Ngần và các NSƯT: Quốc Khanh, Văn Phương, Thúy Nga sẽ ngâm trọn vẹn truyện Kiều có tổng thời lượng lên tới gần 10 tiếng âm thanh với sự "chắp cánh" của dàn nhạc bao gồm các nghệ sĩ: Trần Quế Hương (đàn tranh), Phạm Đức Bình (đàn nguyệt), Lê Tiến Trung (sáo, đàn bầu), NSƯT Xuân Hải (nhị)... Các nghệ sĩ cùng nhau tâm niệm góp phần tôn vinh một lối ngâm độc đáo được "phái sinh" gắn liền với kiệt tác "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, đồng thời góp phần đưa "Truyện Kiều" trở nên gần gũi, phổ biến hơn trong lòng người Việt.
NSND Thanh Hoài tâm sự: "Cha ông ta vui buồn đều lảy Kiều. Truyện Kiều đã đi vào đời sống của nhân dân, nên dù là mẹ hát ru con, chị hát ru em bên cánh võng đều ru bằng Kiều. Đến bây giờ, các bạn trẻ như nhạc sĩ Quang Long biết tìm về nguồn cội, tôn vinh giá trị truyền thống của cha ông, thì mình phải ủng hộ, giúp các em các cháu kẻo nó mai một đi mất! Tôi nhận giúp các em chương đầu "Kiều thăm mộ Đạm Tiên" và chương cuối "Kiều và Kim Trọng đoàn tụ". Tôi năm nay cũng có tuổ.i rồi, ngoài 70 rồi nhưng khó khăn mấy tôi cũng giúp! Từ lúc có dự án, cũng đi lại đến 7-8 lần rồi nhưng tôi vẫn thấy hào hứng, yêu thích công việc này lắm! Thôi, coi như các em các cháu nó có "tâm" thì mình cũng có "công"!".
Theo NSND Thanh Hoài, từ thuở nhỏ bà đã được nghe cụ, bà, mẹ lảy Kiều nên cứ ngấm dần dần theo năm tháng. Đến khi vào trường nghệ thuật thì lại được nghe các thầy cô như NSND Minh Lý, NSND Bùi Trọng Đang truyền dạy kỹ năng lảy Kiều "chuẩn chỉ" là điều vô cùng may mắn. Chính vì thế, bà mong muốn truyền lại những kỹ thuật này cho thế hệ mai sau bảo tồn, lưu giữ và phát triển nó.
Đối với bà, "Truyện Kiều" không chỉ là một tuyệt tác, mà còn là triết lý cuộc đời, triết lý làm người, là những bài học đạo đức răn dạy cho con cháu như: "Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Bởi vậy, càng lan tỏa giá trị của truyện Kiều được nhiều bao nhiêu thì là tốt bấy nhiêu.
Nhắc đến tên tuổ.i NSND Thanh Hoài, người ta thướng nhớ đến bà với chất giọng "vang, rền, nền, nảy" chuẩn mực trong những làn điệu chèo, những bài hát văn hay ca trù nhiều hơn là những vai diễn. Từng thành công với vai diễn Giáng Hương trong vở "Từ Thức", vai cô Ba trong "Lọ nước thần", Bà chúa Liễu trong "Vua Chổm" và giành được nhiều Huy chương Vàng trong các hội diễn, nhưng để tên tuổ.i Thanh Hoài vẫn vang mãi trong lòng công chúng đến hôm nay, đó chính là vì bà đã yêu say đắm, thiết tha và cống hiến hết mình cho từng làn điệu chèo truyền thống: Cứ có nơi nào mời biểu diễn là bà nhận lời mà không quản ngại đường sá xa xôi và cũng chẳng quan tâm xem mức thù lao là bao nhiêu.
Trọng Nhân: 2 lần hóa thân cố nghệ sĩ Vũ Linh, cất tiếng hát là có người rơi lệ Đào Đào16:07:42 16/01/2025Trong sân khấu cải lương, gần đây có một nghệ sĩ trẻ là Trọng Nhân. Anh xuất hiện như một hiện tượng ngôi sao với đầy đủ phẩm chất của một thợ hát cải lương chuyên nghiệp.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo