Vũ Ngọc Đãng: Đạo diễn bạc tỷ, "mát tay" lăng xê loạt sao đình đám showbiz Việt
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nghệ sĩ Ngọc Thương là con gái của cố NSND Thương Huyền - danh ca đầu tiên ở Hà Nội, thầy của nhiều thế hệ NSND, NSƯT, giảng viên thanh nhạc. Hiện bà đang sinh sống, định cư tại châu Âu.
Mới đây, Youtuber Nhật Campuchia đã tới thăm nhà nghệ sĩ Ngọc Thương (tên thật là Ngọc Minh). Căn nhà nghệ sĩ Ngọc Thương ở tại châu Âu khá nhỏ và giản dị. Nghệ sĩ Ngọc Thương treo trong nhà nhiều ảnh của NSND Thương Huyền và những năm tháng hoạt động văn nghệ ở Việt Nam, đi hát cho dàn hợp xướng. Bà tự hào khoe cả huân chương kháng chiến hạng ba, được trang trọng treo trên tường nhà.
Nghệ sĩ Ngọc Thương chia sẻ: "Ngày xưa tôi đi hát cho Nhà hát Vũ kịch, cả nước Việt Nam chỉ có một Nhà hát Vũ kịch thôi. Tôi là người đầu tiên hoạt động ở đó. Sau này, tôi bỏ hết đam mê để sang châu Âu làm công nhân vì kinh tế gia đình quá nghèo. Tôi lấy chồng người Đức.
Hiện tại, tôi ở căn nhà này là được nhà nước bên đây cấp cho, điện nước thì họ cho mỗi tháng 500 Euro, nên thành ra chẳng mất tiề.n gì, chẳng phải đóng tiề.n gì. Thậm chí, người ta còn cho tôi 500 Euro để ăn. Một người như tôi ăn một tháng làm sao hết được 500 Euro. Tôi chỉ ăn hết 200 Euro một tháng thôi, 300 còn lại tôi để trả tiề.n điện thoại, điện nước, thoải mái. Chồng tôi phải nằm viện quanh năm nên tôi sống ở nhà này có một mình.
Tôi là người gốc Hà Nội, lấy chồng người Đức được 30 năm nên sang đây cũng được 30 năm rồi. Ở nhà tôi toàn tự mua đồ về nấu các món Việt Nam để ăn. Hôm nào ra ngoài thì tôi ăn bánh cuốn. Cuộc sống của tôi ở bên này bình yên lắm. Nhà nước họ nuôi tôi còn hơn cả bố mẹ người ta, lo hết mọi thứ.
Nhưng con gái tôi lại không thèm sang đây, vẫn ở Hà Nội. Nó làm giáo viên, dạy ở trường quốc tế nên lương cũng cao. Nếu mới sang đây thì buồn lắm, không ở được đâu vì tiếng không biết, coi như vừa câm vừa điếc".
Nói thêm về nghệ sĩ Thương Huyền, bà tên thật là Nguyễn Thị Hường, sinh năm 1923 tại Đan Phượng, Hà Nội và từ nhỏ đã thấm nhuần những làn điệu dân ca cũng như văn hóa làng quê Bắc Bộ, với những câu hò, điệu ru.
Trước khi đến với nhạc Cách mạng, NSND Thương Huyền là một tên tuổ.i lớn, ngôi sao sáng của tân nhạc Việt Nam thuở ban sơ. Bà đi hát từ rất sớm, trước năm 1945.
NSND Thương Huyền còn là nàng thơ của nhạc sĩ Phạm Duy (trước cả Thái Thanh). Cụ thể, trong hồi ký của mình, Phạm Duy đã nhiều lần nhắc đến Thương Huyền. Ông miêu tả Thương Huyền như "một người đàn bà tài năng như đa tình, phóng túng, có tính cách bất cần đời". Thậm chí, Phạm Duy còn tiết lộ, ông và Thương Huyền từng có thời gian là tình nhân, yêu nhau thắm thiết.
Cùng với Kim Tiêu, Thái Thanh, NSND Thương Huyền là một trong những nghệ sĩ đầu tiên hát nhạc của Văn Cao, qua những ca khúc như Suối mơ, Thiên thai, Đàn chim Việt...
Sau Cách mạng tháng Tám, Thương Huyền là một trong những ca sĩ đầu tiên đi theo Cách mạng. Tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, bà đã hát 2 ca khúc Suối mơ và Thiên thai trong buổi khai mạc chương trình Tuần lễ Vàng và Hũ gạo cứu đói do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động.
Thương Huyền nhanh chóng trở thành nữ danh ca hàng đầu ở Hà Nội tại thời điểm này. Bà hát nhiều thể loại, từ những ca khúc trữ tình như những ca khúc của Văn Cao, Trào lòng (Nguyễn Văn Khánh), Chinh phụ hoài khúc (Lê Xuân Ái), Hòn vọng phu 1 (Lê Thương), Nhắn người chiến sĩ (Doãn Mẫn)... cho tới những sáng tác Cách mạng mới như Nhớ chiến khu, Côn Đảo, Sơn La (Đỗ Nhuận), Tiếng gọi sinh viên, Lên đàng (Lưu Hữu Phước),... Với kỹ thuật tốt và lối xử lý ca khúc điêu luyện, tinh tế, Thương Huyền dễ dàng làm chủ nhiều ca khúc khó ở những dòng nhạc khác nhau.
Sau khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Thương Huyền tham gia Đoàn Kịch Giải phóng, cùng nhiều cây đại thụ khác như Song Kim, Lưu Bách Thụ, Phạm Văn Đôn, Hoàng Oanh, Phạm Duy, Phạm Đình Viêm, Văn Cao, Mai Khanh.
Bà theo đoàn đi biểu diễn ở nhiều nơi trên các chiến trường, các khu sơ tán. Năm 1947, bà được mời về công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc.
Tại đây bà đã được thu âm và phát sóng nhiều bài hát như Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Cảm tử quân (Hoàng Quý), Mơ đời chiến sĩ (Lương Ngọc Trác), Đoàn Vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu), Sông Lô, Làng tôi, Ca ngợi Hồ Chủ tịch (Văn Cao), Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận)... Trong thời gian này, Thương Huyền là ngôi sao tại Đài tiếng nói Việt Nam, với giọng hát mang tính lịch sử và bao trùm lên công chúng.
Sau năm 1954, Thương Huyền trở về Hà Nội công tác. Bà cùng đội hợp xướng Hòa Bình sang Trung Quốc thu những đĩa hát đầu tiên của Việt Nam. Năm 1957 trong Đại hội Liên hoan Thanh niên và sinh viên lần thứ VI tổ chức tại Moskva, bà đã giành Huy chương Bạc ở cuộc thi hát dân ca quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên một ca sĩ Việt Nam giành một giả.i thưởn.g quốc tế. Điều này cho thấy, Thương Huyền dù không được đào tạo bài bản trường lớp nhưng lại hát khá kỹ thuật và có chuyên môn cao.
Không chỉ thành công ở sự nghiệp ca hát, NSND Thương Huyền còn là thầy của nhiều thế hệ ca sĩ. Với chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm ca hát tiên phong, bà đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh xuất sắc như NSND Lê Dung, nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La (một trong những nhà giáo, giảng viên có đóng góp lớn về đào tạo thanh nhạc cổ điển).
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo