Ca nương Kiều Anh - Cháu dâu cố giáo sư Văn Như Cương: Nổi danh từ bé, cuộc sống hôn nhân gây choáng
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nghệ sĩ Minh Vượng sinh năm 1958, tên thật là Minh Phượng chị là con thứ hai trong một gia đình có sáu anh chị em tại khu lao động nghèo ở Lương Yên, Hà Nội. Ngay từ nhỏ chị đã mơ ước làm diễn viên sân khấu khi được xem mọi người diễn trên sân khấu tại khu gần nhà.
Niềm đam mê ấy không vụt tắt dù hồi nhỏ chị đã phải ra đường kiếm cơm từ rất sớm. Đến khi được theo đuổi niềm đam mê của mình chị đã luôn luôn kiên trì và nỗ lực, cố gắng nhất là trong vai diễn để đời đầu tiên " Mẹ Phương" đã được khán giả cũng như hội diễn sân khấu kịch nói đánh giá cao về tài năng của chị.
Đến nay khi gần 40 năm làm nghề người nghệ sĩ ấy vẫn luôn cần mẫn, chăm chỉ hoạt động nghệ thuật dù cho sau những vai diễn chị lại phải đối mặt với những căn bệnh trong người.
Những ngày gắn bó với nghề là những ngày tháng mà nghệ sĩ Minh Vượng phải trải qua bao nhiêu cay đắng cũng như vinh quang. Khi còn là học sinh tiểu học, Minh Vượng là một đứa trẻ "cá biệt", luôn không thuộc bài, "chuyên gia" đi học muộn về sớm, thường xuyên bị "bêu" trước lớp.
Lên trung học, Minh Vượng đã thay đổi bản thân, cô chăm sóc chu đáo 4 đứa em nhỏ, học hành chăm chỉ hơn tiến bộ hẳn, suốt những năm học cấp 2 rồi cấp 3 năm nào Minh Vượng cũng được bầu làm Bí thư Chi đoàn. Rồi đến năm 1974, cô gái ngày nào trở thành sinh viên Trường Nghệ thuật Hà Nội, Minh Vượng lại tiếp tục được bầu làm Bí thư Đoàn trường.
Tốt nghiệp Khoa Kịch nói năm 1978, Minh Vượng được phân công về làm việc tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Đam mê là thế, yêu nghề là thế nhưng vì lý do ngoại hình mà chị đã phải chờ vai diễn của mình trong suốt hai năm. Để rồi khi được nhận vai diễn đầu tiên cô gái 22 tuổi ấy đã trở thành hiện tượng nổi tiếng của làng sân khấu kịch Việt Nam. Sau vai diễn đó Minh Vượng được nhận vai người đàn bà chửa trong Bản tình ca màu xanh ấn tượng với vai diễn Minh Vượng được nhận tiếp một vai diễn quan trọng trong vở kịch " Cô gái đội mũ màu xám" của tác giả Lưu Quang Vũ.
Càng ngày vai diễn của Minh Vượng càng khiến khán giả biết đến nhiều hơn. Đặc biệt vào năm 1991, trong Hội diễn Sân khấu Kịch nói toàn quốc Minh Vượng đã xuất sắc giành huy chương vàng qua hai vai diễn Bà mối trong vở kịch "Già Kén", vai Kiều Nhung trong vở " Vợ chồng rởm" - thành công này đã tạo tiền đề cho sự nghiệp sau này của nghệ sĩ.
Một số chương trình nghệ sĩ Minh Vượng gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả truyền hình:
Gặp nhau cuối tuần' của VTV.
Ăn khế trả vàng (chương trình cho thiếu nhi).
Quả táo thần (chương trình cho thiếu nhi).
Kịch truyền thanh dài kỳ Khát vọng sống của VOV.
Kịch truyền thanh Xin chờ hồi kết của VOV.
Ngoài ra, Minh Vượng còn được Bộ Tư lệnh Hải Quân trao Huy hiệu Chiến Sĩ Trường Sa năm 2010.
Trái ngược với tiếng cười mang đến cho khán giả trên sân khấu, nghệ sĩ Minh Vượng lại có một cuộc sống khá cô đơn. Vì quá yêu nghề yêu sân khấu nên về đường tình duyên chị khá lận đận chị đã từng hai lần lỡ đò. Thế nên đã quá nửa đời người, người nghệ sĩ này vẫn đi về lẻ bóng, hạnh phúc của chị hiện nay là ngày ngày chị được đi dạy cho các bạn trẻ hay chỉ là những buổi đi diễn từ thiện của mình.
Xuất hiện trong một chương trình cách đây không lâu, lần đầu danh hài Minh Vượng kể về cuộc sống sinh viên ở trường nghệ thuật, những khó khăn và đặc biệt của sinh viên thời sau năm 1975.
Nghệ sĩ Minh Vượng nói: "Tôi nghĩ trong đời người, ai cũng đi qua quãng đời thanh xuân. Tôi tin tất cả những người ngồi tại chương trình sẽ không bao giờ quên quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường và những mối tình không câm, không được nói ra".
Theo chia sẻ của Minh Vượng, thời đó chị là sinh viên khóa 1 Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (từ năm 1974-1978). "Học với nhau 4 năm trời, có những người mang mối tình trong lòng mà không nói ra. Sau khi ra trường, 30-40 năm sau, họp lớp có người mới thổ lộ: "ngày xưa tao yêu mày lắm, mà tao chả nói được gì". Tôi bảo "ngày xưa sao không nói? Giờ muộn rồi". Thực ra, người ta yêu tôi, tôi cũng yêu người ta nhưng không nói được lời", Minh Vượng tiết lộ.
Nữ danh hài cũng chia sẻ thêm: "Sẽ không bao giờ chúng tôi quên những lúc gian khổ. Thời ấy, ăn mỳ, ăn phở không người lái, nắm mỳ luộc... Tôi nhớ Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội ở 89 Nguyễn Thái Học, lớp của tôi được sang Văn Miếu dựng nhà cót ép mái giấy dầu học mấy năm. Có những năm rất đói, các bạn nam phải trèo lên cây sung hái quả thả xuống cho cả lớp cùng ăn. Có thể nói, 4 năm chúng tôi ăn sung lớn thành người, thành nghề.
Nhiều khi cũng tự trấn an mình, bởi học trong Văn Miếu là trường đại học Việt Nam đầu tiên. Giờ ra chơi, là chúng tôi đi trong Văn Miếu nhìn những con rùa, chúng tôi cũng tự hào lắm, bảo nhau cố gắng, nỗ lực học thật tốt".
Nghệ sĩ Minh Vượng cũng kể lại kỷ niệm không bao giờ quên. Khoa sân khấu của chị có lớp kịch và lớp cải lương. Các học viên đều nghèo, cả khoa chỉ có một hai cái xe đạp. Nhà Minh Vượng có điều kiện hơn, thường xuất hiện với tạo hình quần loe, giày simong. Thỉnh thoảng Minh Vượng "đại giả gia" mượn được xe đạp nam của bố thế là tăng... bốn, hai người ngồi trước, hai người ngồi sau, bon bon khắp phố. Hôm nào không lấy được xe của bố thì Minh Vượng và các bạn chạy bộ.
"Chúng tôi ngày đó nghịch lắm. Cứ chạy bộ. Khi nhìn thấy cô chú, em nào đi xe không là miệng nói "bác ơi, chị ơi, em ơi..." là đã nhảy phốc lên xe người ta ngồi luôn. Có người tử tế cho đi một quãng là mình cảm ơn rối rít. Còn người nào lườm lườm thì chúng tôi nhảy xuống", nghệ sĩ Minh Vượng hài hước kể lại.
"Còn kỷ niệm nữa, đó là tiếng tàu điện leng keng từ phố Huế, qua Cửa Nam..., chúng tôi hầu như đi tàu điện... quỵt. 5 xu đi tàu điện ngày ấy rất to. Chúng tôi nghèo lắm.
Thời ấy cả nước nghèo, chúng tôi hầu như chỉ có độc một bộ "mồi". Tối về phải giặt ngay, phơi dưới quạt để hôm sau áo khô mặc tiếp. Sau đó chúng tôi khôn hơn, có một nhóm ba bốn đứa cùng khổ người như nhau, thế là luân phiên đổi quần áo. Thứ hai, thứ ba, thứ tư đều mặc áo bạn, đến thứ năm mới mặc áo mình. Thành ra cả tuần có đến ba bốn bộ đẹp.
Ngày xưa cũng là gì có giầy dép như bây giờ. Tôi ngày đó chỉ nặng 43 kg, ngày đi học, tối đi ép nhựa kiếm tiền. Nhiều khi chạy, không dám đi dép mà chỉ cầm tay vì sợ... dép đứt", nữ danh hài bồi hồi nhớ lại.
Cũng trong dịp này, Minh Vượng lần đầu tiên mượn sóng truyền hình đọc thơ tình để tặng mối tình thanh xuân của chị. Chị tiếc nuối thời trẻ vụng dại, không nhìn vào mắt nhau để nói một lời yêu: "Ta quá trẻ không thể nào hiểu nào hiểu nổi/ Những ngày vui trơn tuột kẽ tay rơi/ Lời muốn nói sẽ muôn đời câm lặng/ Chỉ còn mùa thu xao xác gió heo may".
NSND Minh Vương: Khôi nguyên vọng cổ, bật khóc tiễn cha mẹ tuổi U100 về Úc JLO20:35:00 19/11/2024Ở tuổi ngoài 70, nam nghệ sĩ chọn sống bình yên, nhẹ nhàng sau thời gian ông trải qua bạo bệnh. Tuy nhiên, khi có show diễn phù hợp, NSND Minh Vương vẫn cố gắng tham gia để mong được gặp lại khán giả của mình.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo