Bé gái 2 tuổi bị bạn bắt nạt đến mức bầm dập cả người ở trường mầm non, lỗi do ai?
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nhắc đến Đan Mạch, chúng ta thường nghĩ đến truyện cổ tích An-đéc-xen với cô bé bán diêm, nàng tiên cá.
Nhưng ở đất nước xinh đẹp này còn có những điều lý thú nữa mà có thể bạn chưa từng biết tới.
Thủ đô xe đạp
Tại thủ đô xinh đẹp Copenhagen, Đan Mạch, số chiếc xe đạp còn nhiều hơn dân số ở đây. Dân ở đây đều khá giả, thu nhập của họ thừa điều kiện đi ô tô nhưng niềm đam mê với những chiếc xe đạp thì đối với họ nó vẫn là lựa chọn số một. Hiện tại, hầu hết mỗi người trong số hơn một triệu cư dân của Copenhagen có sở hữu xe đạp. Khoảng 375 km đường dành cho xe đạp đã được trải dài trong thành phố. Người dân Đan Mạch thừa nhận rằng giao thông vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, khi nhiều người dân vẫn sở hữu xe hơi và xe tải vẫn được các công ty sử dụng để giao hàng. Nhờ các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu được thực hiện trong năm 2017, Copenhagen chỉ phát thải khoảng 1,37 triệu tấn khí CO2, thấp hơn 40% so năm 2005. Chính quyền Copenhagen tiến hành nhiều biện pháp nhằm giảm đáng kể lượng phát thải các chất độc hại, trong đó có việc chuyển đổi Công ty năng lượng HOFOR thành công ty năng lượng gió. Lãnh đạo HOFOR cho biết, đến năm 2025, có 360 turbine gió sẽ được xây dựng trong thành phố. Cũng trong tương lai gần, công ty có kế hoạch thay thế các nhà máy nhiệt điện than bằng các cơ sở sản xuất điện sử dụng viên nén gỗ làm nhiên liệu sinh học.
Nói không với tham nhũng
Đan Mạch cùng New Zealand là hai đất nước ít tham nhũng nhất thế giới theo tổ chức Corruptions Perception Index ghi nhận. Trẻ em ở đây từ nhỏ đã được dạy rằng không được chạm vào những thứ không phải của mình và tuyệt đối tôn trọng pháp luật. Với Đan Mạch, không có trường hợp ngoại lệ. Từ năm 1660, quốc vương Frederik III đã ban hành sắc lệnh nghiêm trị các quan chức phạm tội tham nhũng, nhận hay đưa hối lộ, gian lận, làm giả chứng từ. Sự kiên quyết của nhà vua đã làm giảm được tình trạng tham nhũng trong quản lý và sau một thời gian áp dụng thì trở thành khuôn khổ cho cả vương quốc (Vương quốc Đan Mạch - Na Uy, từ năm 1524 - 1814 bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển). Cái hay là người dân Đan Mạch đã biết phát huy truyền thống này. Trẻ em từ khi biết nói đã được người lớn dạy là không được chạm vào bất cứ thứ gì không phải của mình và tôn trọng pháp luật. Tại các vùng ngoại ô, nông thôn, người ta vẫn có thói quen đặt những sạp hàng bên đường hay trước cổng, bày bán trái cây, hoa tươi, mật ong... mà không cần người trông coi. Đối với công chúng cũng như báo chí Đan Mạch thì sự minh bạch không có ngoại lệ. Điển hình như nữ hoàng Margrethe đệ nhị, tuy được đại đa số thần dân tôn kính nhưng báo chí vẫn "soi" rất kỹ các khoản chi tiêu của bà và các thành viên hoàng gia.
Đặt tên cho con cần phải được chọn lọc
Tại Đan Mạch, chọn tên cho trẻ là một việc làm nghiêm túc, theo luật định và cần phải được Bộ Các vấn đề giáo hội cùng Bộ Các vấn đề gia đình và tiêu dùng thông qua. Đạo luật Tên riêng được soạn thảo nhằm bảo vệ những đứa trẻ ngây thơ ở Đan Mạch - đối tượng không đáng bị đem ra để bông đùa hay nhạo báng. Đan Mạch, giống như các nước Scandinavia khác, không thích sự độc đáo hay khác biệt. Trong khi các nước Bắc Âu khác cũng có những đạo luật tương tự, thì quy định của Đan Mạch là chặt chẽ nhất, đến mức Bộ Tư pháp nước này đang đề xuất nới lỏng bộ luật. Dự kiến, các đề xuất thay đổi sẽ được mang ra bàn thảo tại Quốc hội trong tháng 11 tới. "Chính phủ, từ góc nhìn lịch sử, cảm thấy có trách nhiệm với công dân của mình", Rasmus Larsen, cố vấn chính của Bộ Các vấn đề giáo hội, nói. "Họ không muốn thấy người dân bị kẹt trong vấn đề mà không thể tự vệ". Những bậc cha mẹ sắp có con có thể chọn một tên được thông qua trước từ danh sách gồm 7.000 tên, hầu hết là kiểu Anh và Tây Âu, mà chính phủ đưa ra - gồm 3.000 tên con trai và 4.000 tên con gái. Một số tên theo tộc người và tôn giáo, như Ali và Hassan, cũng vừa được bổ sung. Tuy nhiên, những người không muốn chọn tên từ danh sách chính thức này phải được nhà thờ địa phương, nơi đăng ký tên cho trẻ sơ sinh, cho phép. Đơn xin chấp nhận tên phải được Ban Điều tra tên ĐH Copenhagen xem xét. Cơ quan có quyền chấp thuận hay bác bỏ cuối cùng là Bộ Các vấn đề giáo hội. Quy định này được áp dụng nếu một trong hai cha mẹ là người Đan Mạch.
Tranh chấp đảo không người
Theo Tổ chức World Atlas, đảo Hans nằm ở giữa eo biển Nares (rộng khoảng 35km) - là điểm phân tách đảo Greenland, một vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, với Canada. Chiếu theo luật pháp quốc tế, tất cả các nước đều có tuyên bố chủ quyền 12 hải lý. Trong trường hợp này, đảo Hans thuộc vùng lãnh hải của cả Đan Mạch và Canada. Canada và Đan Mạch đã từng tranh chấp một hòn đảo không người. Hòn đảo Hans này còn chưa rộng chưa đến 1 km vuông. Hai bên đã tranh chấp một cách nhẹ nhàng và người ta gọi đây là "cuộc chiến rượu Whiskey". Họ để lại những chai rượu và cắm cờ trên đảo. Và cứ thế hai bên ném những chai rượu và cờ của nước bạn đi và thay bằng cờ, rượu của nước mình.
Chế độ quân chủ
Chế độ quân chủ của Đan Mạch là một chế độ chính trị đang hiện hành theo Hiến pháp và có hệ thống tổ chức ở Vương quốc Đan Mạch. Lãnh thổ của Đan Mạch hiện nay không chỉ bao gồm chính quốc (tức Đan Mạch), mà còn thêm các khu tự trị như Greenland và Quần đảo Faroe. Chế độ quân chủ hiện tại của Đan Mạch được đại diện bởi Nữ hoàng Margrethe II, người kế thừa ngôi vua Đan Mạch hợp pháp sau khi vua cha Frederik IX băng hà ngày 14 tháng 1 năm 1972. Theo truyền thống, tên "ngai vua" (regnal names) ở Đan Mạch được cấu trúc theo cố định là tên niên hiệu vua tôn giáo (cụ thể là "Ki-tô giáo"). Nữ hoàng cai trị hiện nay ở nước này là một tín đồ Thiên Chúa (hay Ki-tô hữu), người kế thừa trong tương lại sẽ là Thái tử Frederik. Chế độ quân chủ Đan Mạch hoạt động chủ yếu theo Hiến pháp, trong đó vua được gọi là "Konge" (quốc vương). Vua sẽ thực hiện các công việc về nghi lễ, ngoại giao và các việc khác, còn các việc quan trọng liên quan đến điều hành quốc gia sẽ do Thủ tướng Đan Mạch đảm nhiệm, vua giữ vai trò cố vấn và bị giới hạn một số quyền nhất định. Các quốc vương Đan Mạch không tham gia đảng phái nào, nhưng có quyền quyết định bổ nhiệm Thủ tướng và nội các mới. Chế độ quân chủ của Đan Mạch đã hơn 1000 năm tuổi, khiến nó trở thành chế độ quân chủ lâu đời nhất ở châu u và vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay.
Hoàng tử Đan Mạch "phá đảo" TikTok vì đẹp như "xé sách" ngôn tình bước ra Như Ý17:39:12 16/12/2021Thời gian gần đây, mạng xã hội TikTok đã lan truyền những đoạn clip về hoàng tử Đan Mạch trong một sự kiện diễn ra vào đầu tháng 12. Chàng hoàng tử này ngay lập tức gây bão cộng đồng mạng với vẻ ngoài điển trai quyến rũ, nụ cười hút hồn với...
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo